Ưa chảy máu là một trong các bệnh lý về rối loạn đông cầm máu thường gặp. Tỷ lệ người mắc chứng bệnh này trên thế giới khoảng 60 người trên một triệu người và ở Việt Nam ước tính có khoảng 5000 người mắc chứng bệnh ưa chảy máu.
Bệnh ưa chảy máu là gì?
Bệnh ưa chảy máu hay có tên khoa học là hemophilia là một rối loạn đông cầm máu. Bệnh nhân mắc hemophilia nếu bị chảy máu thì thời gian máu chảy và việc cầm máu sẽ lâu và khó khăn hơn so với người bình thường.
Bệnh hemophilia là một căn bệnh sẽ theo người bệnh suốt đời đồng nghĩa với việc người bệnh không thể chữa trị hoàn toàn nhưng nếu được chăm sóc tốt bệnh nhân vẫn có giữ được sức khỏe ổn định.
Triệu chứng bệnh ưa chảy máu
Tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Những dấu hiệu của bệnh ưa chảy máu ở thể nhẹ:
- Bệnh nhân có cảm giác căng đau và sưng khớp do bị chảy máu trong khớp
- Xuất hiện những vết bầm tím lớn và sâu dưới da
- Thường xuyên bị chảy máu cam không rõ nguyên nhân
- Thấy có màu trong nướcc tiểu và phân
- Hiện tượng chảy máu kéo dài khi bị đứt tay, bị thương, nhổ răng, sau phẫu thuật…
- Các triệu chứng của bệnh ử chảy máu ở thể nặng cần được cấp cứu nhanh chóng:
- Có cơn đau đột ngột, sưng và nóng ở các vùng khớp lớn
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu và nôn liên tục, kéo dài
Không thể cầm máu ở những vết thương.
Nguyên nhân
Quá trình đông cầm máu phụ thuộc vào sự hình thành của thromboplastin qua hai con đường nội sinh và ngoại sinh. Sự hình thành thromboplastin nội sinh lại bị ảnh hưởng bởi các yếu tố VIII, IX, XI trên gen của nhiễm sắc thể X.
Hemophilia là một bệnh lý di truyền lặn liên quan đến các gen nằm trên nhiễm sắc thể X. Sự bất thường của các đoạn gen trên nhiễm sắc thể X khiến việc tổng hợp các yếu tố đông cầm máu bị giảm hoặc mất. Điều này là nguyên nhân chính gâu nên bệnh hemophilia bẩm sinh với các thể bệnh khác nhau:
- Hemophilia A do thiếu hụt yếu tố VIII
- Hemophilia B do thiếu hụt yếu tố IX
- Hemophilia C do thiếu hụt yếu tố XI
Các phương pháp điều trị tại nhà
Hải sản
Sắt là một nguyên tố quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu, hemoglobin và giúp hỗ trợ quá trình điều trị các rối loạn đông cầm máu. Hải sản là một nguồn cung cấp sắt dồi dào. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn thêm các thực phẩm giàu sắt khác như: thịt bò, trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
Bông cải xanh
Bông cải xanh là một loại thực phẩm giàu vitamin K. Vitamin K này là một thành phần không thể thiếu có tham gia vào quá trình đông cầm máu. Ngoài bông cải xanh, rau bina, yến mạch, bánh mỳ… cũng là những loại thực phẩm giàu vitamin K.
Trái cây
Việc bổ sung thêm vitamin C vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp các bệnh nhân hemophilia giảm được nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, dị ứng, táo bón, nhiễm khuẩn… là những loại bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh lý này. Các loại trái cây: táo, cam, nho, đào, chanh… là nguồn cung cấp đa dạng vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Đậu nành
Vitamin K, canxi, sắt là những dưỡng chất rất tốt cho các bệnh nhân hemophilia. Các thành phần này bạn đều có thể tìm thấy trong đậu nành với hàm lượng rất cao. Chính vì vậy, đậu nành là một loại thực phẩm được đánh giá cao cho việc hỗ trợ chữa trứng bệnh hemophilia.
Sữa
Canxi là một nhân tố hỗ trợ việc hình thành tiểu cầu và các yếu tố đông cầm máu. Thêm vào đó, canxi cũng giúp hỗ trợ tăng cường sự chắc khỏe cho xương khớp. Các bệnh nhân hemophilia có thể tận dụng nguồn cannxi dồi dào trong sữa hay các thực phẩm từ sữa như sữa chua, bơ, pho mát…
Một số lưu ý với bệnh nhân hemophilia
Hemophilia tuy là một bệnh lý di truyền do gen nhưng nếu điều trị và chăm sóc tốt bệnh nhân sẽ vẫn có thể có cuộc sống như người bình thường:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên với những môn thể thao ít xảy ra sự va chạm như đi bộ, bơi lội, đạp xe để giúp cơ thể khỏe mạnh
- Hạn chế tối đa việc có thể gây nguy hiểm xảy ra thương tích
- Vệ sinh răng miệng phòng tránh sâu răng dẫn đến việc phải nhổ răng
- Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc có nguy cơ gây xuất huyết hay làm loãng máu như: aspirin, heparin, warfarin…
- Luôn tuần theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ, thường xuyên đi khám định kỳ để nhưng biện pháp hỗ trợ điều trị với bác sĩ.