Thiếu máu là một căn bệnh gặp ở rất nhiều người, nhưng tình trạng thiếu máu thường xảy ra ở phụ nữ cao hơn. Bệnh thiếu máu nếu ở thể nhẹ thì sẽ không phát hiện ra bởi nó chưa gây ra những triệu chứng nghiêm trọng.
Tình trạng thiếu máu nặng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây để biết về các thông tin của căn bệnh này nhé.
1. Bệnh thiếu máu là gì?
Bệnh thiếu máu là tình trạng cơ thể con người có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Các hồng cầu không đủ khỏe để đưa máu giàu oxy vào trong các cơ quan trong cơ thể hoặc các mô.
Chính vì vậy mà người thiếu máu thường thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Khi nồng độ của huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với mức trung bình của những người có cùng giới tính, độ tuổi khi đó được đánh giá là người đó bị thiếu máu.
Nếu như trong hồng cầu không có đủ chất Hemoglobin thì cũng được đánh giá là thiếu máu. Bởi chất Hemoglobin là chất protein giàu sắt nên làm máu đỏ.
2. Nguyên nhân
Tình trạng thiếu máu xảy ra do rất nhiều yếu tố nguyên nhân tác động vào. Vậy các nguyên nhân đó là:
Do giảm quá trình tạo ra máu
Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như sắt, vitamin B1 và Acid folic là những yếu tố tạo ra nguồn máu để nuôi cơ thể.
Chính vì vậy mà cơ thể sẽ bị thiếu máu khi thiếu mất đi một trong 3 yếu tố này. Tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra đối với những người ăn chay. Vì họ đã loại bỏ các chất dinh dưỡng để tạo ra lượng sắt trong cơ thể.
Quá trình tạo ra máu liên quan trực tiếp đến tủy xương một bộ phận quan trọng chủ yếu nhất, bên cạnh đó vẫn có một số bộ phận khác cũng đóng vai trò tạo ra máu nhưng ít hơn.
Bởi vậy mà các căn bệnh như bệnh máu trắng, ung thư tủy xương, viêm tủy xưởng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tạo máu cho cơ thể. Khi bộ phận này bị tổn thương thì quá trình tạo máu ngày càng ít dần đi.
Do các tế bào máu bị phá hủy quá nhiều
Khi tế bào hồng cầu khỏe mạnh nó sẽ có khả năng tồn tại và sống từ 90-120 ngày. Sau thời gian đó thì cơ thể bắt đầu loại dần các tế bào máu cũ.
Nhưng quá trình phá hủy này có thể xảy ra sớm hơn nếu như trong cơ thể xuất hiện căn bệnh thiếu máu tự miễn tán huyết.
Khi mắc phải tình trạng bệnh lý này thì các hệ miến dịch trong ơ thể sẽ nhầm các tế bào máu là các phần tử lạ sẽ tiến hành tấn công chúng.
Do tình trạng mất máu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mất máu và tình trạng này nó được chia ra làm hai thể loại
- Mất máu cấp tính:
Đây là tình trạng mất máu do cơ thể diễn ra một số quá trình như phẫu thuật, sinh đẻ, chấn thương và mạch máu bị vỡ… còn rất nhiều trường hợp khác dẫn đến tình trạng mất máu này.
- Mất máu mạn tính:
Tình trạng này xảy ra là do cơ thể mắc phải một số căn bệnh như ung thư, viêm loét dạ dày, nhiễm giun sán, có khối u. hoặc phụ nữ mất nhiều máu ở chu kì kinh nguyệt.
Khi có biểu hiện của tình trạng mất máu thì cơ thể sẽ tự hoạt động gây ra phản ứng kéo nước từ các mô đến thành mạch máu. Lúc này máu trong cơ thể chúng ta sẽ bị pha loãng dần đi.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Tình trạng thiếu máu dù do nguyên nhân nào dẫn đến cũng khiến cơ thể luôn cảm giác mệt mỏi khó chịu, da xanh xao, luôn có cảm giác thiếu sức sống năng lượng.
Khi tình trạng thiếu máu ngày càng nặng thì kéo theo rất nhiều căn bệnh khác nữa như tụt huyết áp, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, chân tay bủn rủn, tức ngực, khó thở.
Triệu chứng về tim mạch
Ở giai đoạn đầu của bệnh người bệnh sẽ cảm giác tim đập nhanh, khi làm việc phải mất nhiều sức thì người bệnh sẽ cảm thấy khó thở. Các dấu hiệu như chân tay lạnh ngắt là do tuần hoàn máu kém.
Quan trọng là chúng ta nên quan tâm để ý đến triệu chứng tim mạch này đưa ra hướng giải quyết tránh để bệnh biến chứng sang các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ
Cơ thể mệt mỏi
Khi cơ thể bạn luôn có cảm giác mệt mỏi chân tay dã rời kéo dài liên tục trong vòng một tháng.
Đây chính là biểu hiện của lượng hồng cầu đang bị thấp, mà bên cạnh đó năng lượng đưa vào cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào quá trình oxy hóa của các tế bào hồng cầu.
Bởi vậy khi lượng hồng cầu trong cơ thể càng thấp thì tốc độ oxy hóa trong cơ thể cũng ngày càng kém hơn.
Luôn bị nhức đầu, chóng mặt
Khi lượng hồng cầu ngày càng thiếu hụt thì việc đưa lượng máu giàu oxy lên não ít đi bởi vậy nó sẽ gây ra tình trạng thường xuyên nhức đầu, chóng mặt.
Da nhợt nhạt
Khi lượng hồng cầu trong cơ thể bị thiếu hụt chính vì vậy mà các cơ quan trong cơ thể khó tiếp nhận được máu giàu oxy. Bởi vậy mà cơ thể làn da của người bị thiếu máu thường nhợt nhạt, xanh xao.
Sức đề kháng ngày càng suy giảm
Khi cơ thể bạn bị thiếu máu đồng nghĩa với việc khả năng hấp thụ năng lượng kém, bởi vậy cơ thể luôn bị thiếu năng lượng và oxy.
Chính vì vậy mà khả năng chống lại các căn bệnh khác cũng kém đi, cơ thể dần bị suy nhược và dẫn đến kiệt sức.
4. Phương pháp điều trị
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thiếu máu rất hiệu quả. Cùng với việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung năng lượng đầy đủ.
Bên cạnh đó tích cực ăn những thức ăn để giúp tạo ra tế bào hồng cầu cho cơ thể.
Dưới đây là một số bài thuốc quý giúp điều trị bệnh thiếu máu mà không gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
Phương pháp điều trị bằng đông y
- Bài thuốc số 1: Bổ khí ích huyết
Nguyên liệu: 12g Xuyên quy, 20g Hoàng kỳ, 12g đẳng sâm, 12g bạch truột, 16g thục địa, 4g chích cam thảo, 6g đại táo.
Cách dùng: Cho tất cả các thuốc trên vào ấm đun sôi lên sắc uống ngày 1 thang chia ra làm 2 lần.
Công dụng: điều trị tình trạng thiếu máu, da nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt…
- Bài thuốc số 2: Tư dưỡng can thận
Nguyên liệu: 8g sơn thù, trạch tả, 16g thục địa, xuyên quy, bạch thược, hà thủ ô, quy bản, 12g hoài sơn, phục linh, hạ liên thảo, kỷ tử, 8g đan bì.
Cách dùng: Cho tất cả vào ấm đun lên sắc uống ngày 1 thang ngày uống 2 lần.
Công dụng: Chữa toàn thân mỏi mệt, tức ngực, hoa mắt chóng mặt, chảy máu chân rang…
- Bài thuốc số 3: Ôn bổ tỳ thận
Nguyên liệu: 16g đẳng sâm, bạch truột, cam thảo, hoàng kỳ, ba kích, liên nhục, 12g phục linh, xuyên quy, bạch thược, 6g cam thảo, 8g xuyên khung, trần bì, 10g cao ban long, hậu phác, 20g hà thủ ô.
Cách dùng: Đưa tất cả các vị thuốc trên vào ấm đun thuốc rồi đun sôi, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
Công dụng: điều trị tình trạng hoa mắt, da nhợt nhat, ù tai, cơ thể mỏi mệt, đau đầu…
Phương pháp điều trị bằng nam y
- Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: Quả dâu chín, đường hoặc mật ong
Cách dùng: Ngâm quả dâu chín với đường hoặc mật ong từ 10-15 ngày. Lấy nước pha uống hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ
Công dụng: Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thiếu máu.
- Bài thuốc số 2
Nguyên liệu: 5g lá sen
Cách dùng: lây lá sen thái nhỏ phơi khô rồi sắc uống hằng ngày thay cho uống trà.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu lên não.
5. Phương pháp phòng ngừa
Thay vì việc chúng ta phải tìm hiểu phương pháp điều trị bệnh thiếu máu thì bạn nên tìm hiểu cách phòng tránh căn bệnh này trước khi mắc phải.
Tích cực bổ sung lượng sắt cho cơ thể
Thiếu sắt là tình trạng thường hay gặp đối với bệnh nhân thiếu máu. Bởi vậy muốn phòng tránh căn bệnh này thì chúng ta nên tích cực bổ sung các chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm có chứa sắt.
Nên kết hợp với nhiều thực phẩm có chứa sắt như thịt nạc, thịt gia cầm, gan lợn và cá. Ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm, ăn nhiều đậu phụ và các chế phẩm làm từ đậu nành.
Cùng với việc tích cực ăn những thức ăn bổ sung lượng sắt thì phải hạn chế những thực phẩm đồ ăn làm hạn chế khả năng hấp thụ sắt vào cơ thể như cafe, cacao khi ăn.
Những thứ này nó sẽ làm khả năng hấp thụ lượng sắt từ thức ăn kém đi.
Tích cực bổ sung lượng vitamin B12
Tăng cường bổ sung lượng vitamin B12 qua thức ăn hàng ngày như thịt da cầm, gan lợn, trứng sữa, cá ngừ … đây là những thực phẩm bổ sung vitamin B12 một cách tự nhiên.
Ngoài ra bổ sung bằng cách ăn thêm ngũ cốc vào mỗi buổi sáng cùng các nước uống làm từ đậu nành.
Bổ sung vitamin C cho cơ thể
Bạn cũng cần bổ sung các loại vitamin C cho cơ thể để giúp tăng cường sức đề kháng và tạo ra các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh.
Bổ sung các thực phẩm giàu folate
Tăng cường ăn những thức ăn có chứa nhiều folate bởi nếu thiếu vitamin folate cũng gây ra tình trạng thiếu máu. Folate có trong các loại rau như củ dền, cải xoăn, đậu gà, gan lợn, và một số loại nước ép hoa quả như chuối, cam…
Trên đây là những thông tin chia sẻ của chúng tôi về bệnh thiếu máu. Hy vọng bài viết sẽ mang lại rất nhiều điều có ích cho các bạn đọc. Những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ, nếu mắc phải tình trạng thiếu máu thì bạn nên đến gặp bác sĩ và các chuyên gia để được tư vấn về các điều trị bệnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.