Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp ở các nước phát triển khoảng 20, các nước đang pháp triển là 11 – 15% và trên thế giới có khoảng 1 tỷ người mắc phải bệnh lý này. Để giúp khắc phục và điều trị bệnh lý phổ biến này, bạn có thể tham khảo những loại thực phẩm tốt cho việc điều trị chứng tăng huyết áp trong bài viết này.
Thế nào là bệnh tăng huyết áp?
Huyết áp là một chỉ số biểu thị áp lực bơm máu lên từ tim tác động lên thành mạch. Chỉ số đo huyết áp được tính bằng đơn vị mm Hg.
Mức huyết áp trung bình của người bình thường khoảng 120/80 mm Hg nhưng nếu chỉ số huyết áp đo được là 140/90 mm Hg thì bạn có nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp.
Bệnh tăng huyết cao hay còn gọi là cao huyết áp được xem là căn bệnh của người già. Khi huyết áp tăng cao có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đau tim, đột quỵ…
Dấu hiệu nhận biết
Chảy máu mũi là triệu chứng sớm của bệnh tăng huyết áp. Huyết áp đột ngột tăng căng làm vỡ các mao mạch trong mũi dẫn đến hiện tượng chảy máu mũi
Xuất hiện những tia, vết máu trong lòng trắng của mắt hoặc mắt bị xuất huyết kết mạc
Có cảm giác tê chân, tay
Đột ngột bị cảm thấy hoa mắt, chóng mặt
Cơ thể mệt mỏi hay bị đau đầu, đau tức ngực.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp. Trong đó, bệnh tăng huyết áp cũng là một trong các biến chứng thường gặp của nhiều bệnh lý khác nhau:
- Bệnh lý tuyến giáp
- Bệnh thận mạn tính
- Bệnh nhận bị hẹp eo động mạch chủ bẩm sinh
- Dị tật tim bẩm sinh
- Bệnh nhân bị u hoặc mắc phải các bệnh lý tuyến thượng thận.
- Một số nguy cơ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp:
- Tuổi tác càng cao thì nguy cơ bị huyết áp cao càng tăng
- Phụ nữ mang thai
- Người thừa cân, béo phì dễ tỷ lệ bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường từ 2 đến 6 lần
- Người hay bị áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc
- Người ăn mặn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp
- Người lười vận động
- Tác dụng phụ do sử dụng thuốc: thuốc tránh thai, thuốc giảm câm, thuốc dị ứng, thuốc cảm, thuốc kháng sinh
- Sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích.
Thực phẩm điều trị bệnh
Trà giảo cổ lam
Trong đông y, giảo cổ lam là một vị thuốc điều trị huyết áp cao, bệnh tim mạch, mỡ máu, tiều đường, men gan cao…
Đậu nành
Đậu nành là một thực phẩm tốt cho các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến tim mạch. Hạt đậu nành có công dụng phòng xơ vữa động mạch, kiểm soát hoàn lượng lipit trong máu, hạ huyết áp. Bệnh nhân có thể chế biến đậu nành thành sữa để dễ sử dụng hơn.
Cà rốt
Cà rốt là một loại thực phẩm có chứa nhiều kali và beta – carotene. Trong đó, kali có công dụng kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp. Beta – carotene là một dưỡng chất tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh tim mạch.
Cà chua
Cà chua có chứa nhiều axit gamma amini butyric, đây là chất có thể giúp hỗ trợ làm giảm huyết áp. Để có được hiệu qủa điều trị cao, bạn nên uống một lý nước ép cà chua mỗi ngày.
Cần tây
Cần tây có khả năng hạ huyết áp và hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần tây lại chứa hàm lượng muối natri cao – nguy cơ gây tăng huyết áp, vì vậy, bệnh nhân nên điều chỉnh lượng cần tây sử dụng, nên sử dụng một nhánh cần tây mỗi ngàu và nên kết hợp với các loại thực phẩm khác như cà chua, cà rốt.
Bông cải xanh
Glucoraphanin là một hợp chất tự nhiên có nhiều trong bông cải xanh. Đây là một hợp chất có khả năng điều trị chứng tăng huyết áp và giúp hạn chế các nguy cơ về các bệnh tim mạch nguy hiểm. Bệnh nhân tăng huyết áp có thể ép nước bông cải xanh uống hằng ngày hoặc chế biến thành món ăn.
Biện pháp đề phòng
Từ bỏ các thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: hút thuốc, sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, đồ uống có ga
Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ và trái cây tươi
Kiểm soát cân nặng
Tăng cường vận động, rèn luyện thể dục thể thao
Thực hiện chế độ nghỉ ngơi, ngủ đứng giờ và ngủ đủ giấc
Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, hạn chế căng thẳng trong công việc.