Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Tim mạch

Tổng quan về bệnh suy tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả

Mộng Tình by Mộng Tình
04/09/2020
in Tim mạch
0
1
SHARES
239
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Tổng quan về bệnh suy tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả

Tổng quan về bệnh suy tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả
Suy tim là một trong những bệnh lý về tim khá phổ biến. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh suy tim đang có dấu hiệu gia tăng rõ rệt. Vậy bệnh suy tim là gì? Nó bắt nguồn từ đâu, triệu chứng ra sao và cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về căn bệnh cực kì nguy hiểm này.

Mục lục bài viết

  1. Bệnh suy tim là gì?
  2. Nguyên nhân
  3. Triệu chứng
  4. Cách hỗ trợ điều trị bệnh suy tim tại nhà
    1. Bỏ thuốc lá
    2. Theo dõi cân nặng của bản thân
    3. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
    4. Cân nhắc việc tiêm vắc xin
    5. Hạn chế chất béo và cholesterol
    6. Hạn chế uống rượu
    7. Giảm thiểu căng thẳng
    8. Chú ý hơn đến giấc ngủ

Bệnh suy tim là gì?

Bệnh suy tim là chính là tình trạng tim không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể về lượng oxy, khiến người bệnh luôn luôn mệt mỏi, ho phù, khó thở, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Một số yếu tố như động mạch bị thu hẹp trong tim (bệnh động mạch vành) hay huyết áp cao dần dần sẽ khiến cho trái tim của bạn trở nên yếu hơn và cứng hơn, làm cho việc bơm máu trở nên không hiệu quả.

Nếu xét về hình thái, bệnh suy tim được chia ra làm hai loại là suy thất trái, thất phải và suy cả hai thất. Nếu xét theo cấp độ, có thể chia thành suy nhẹ, suy vừa và suy nặng. Ngoài ra suy tim cũng bao gồm cấp tính hoặc mạn tính.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh suy tim có thể kể đến các bệnh liên quan đến tim, rối loạn nhịp tim hoặc một số bệnh ở ngoài tim như tăng huyết áp, ngộ độc, bệnh cường giáp,…
Cụ thể, nguyên nhân gây ra bệnh suy tim bao gồm:

  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Rối loạn nhịp tim
  • Viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Hẹp van hai lá
  • Bệnh cơ tim giãn
  • Bệnh béo phì
    Tổng quan về bệnh suy tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả
    Tổng quan về bệnh suy tim: nguyên nhân, triệu chứng và cách hỗ trợ điều trị tại nhà hiệu quả

Triệu chứng

Người bệnh mắc phải căn bệnh suy tim thường có những triệu chứng sau đây:
Khó thở: hơi thở nông, nhanh, dồn dập, đặc biệt khi gắng sức. Một số trường hợp khi nói chuyện hoặc hoạt động nhẹ cũng có thể gặp phải tình trạng khó thở.
Ho không có đờm kéo dài

Tiểu đêm: bài tiết dịch còn ứ lại trong ngày
Mệt mỏi: những bệnh nhân suy tim thường gặp triệu chứng mệt mỏi ở cơ thể, được gây ra bởi những rối loạn chức năng tim. Bệnh nhân suy tim lâu ngày nặng có thể gặp tình trạng cơ thể tím tái, suy mòn.
Đau hạ sườn phải: do ứ máu ở gan quá mức
Chán ăn, buồn nôn

Cách hỗ trợ điều trị bệnh suy tim tại nhà

Việc thay đổi các thói quen sinh hoạt và ăn uống cũng sẽ góp phần giúp bệnh nhân suy tim giảm tình trạng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng hơn.
Các bệnh nhân suy tim thường được các bác sĩ khuyên áp dụng những biện pháp sau đây

Bỏ thuốc lá

Việc hút thuốc sẽ gây hư hại cho mạch máu, góp phần làm tăng huyết áp và giảm lượng oxy trong máu đồng thời khiến tim đập nhanh hơn. Do vậy, nếu bạn là người nghiện thuốc lá, cần bỏ thói quen này ngay lập tức.

Theo dõi cân nặng của bản thân

Cân nặng là một chỉ số quan trọng cần được theo dõi thường xuyên, nhất là với bệnh nhân suy tim. Nếu bạn tăng cân, việc cần thiết là thông báo với bác sĩ về tình trạng cân nặng của mình, bởi tăng cân có thể là dấu hiệu của việc giữ nước trong cơ thể. Điều này có nghĩa là bạn cần phải thay đổi kế hoạch điều trị của mình.

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Hãy đảm bảo chế độ ăn uống hàng ngày bao gồm các loại trái cây và rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm sữa không có hoặc có ít chất béo và các protein.

Hạn chế sử dụng muối trong chế biến đồ ăn hàng ngày. Quá nhiều natri khiến cho việc giữ nước tăng lên, từ đó tim bạn phải hoạt động nặng hơn và gây ra hiện tượng thở gấp và sưng lên tại bàn chân và mắt cá chân.

Cân nhắc việc tiêm vắc xin

Nếu bạn bị suy tim, việc tiêm vắc xin ngừa cúm và viêm phổi là khá cần thiết. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi tiêm các loại vắc xin này.

Hạn chế chất béo và cholesterol

Ngoài việc tránh ăn các loại thức ăn có nồng độ natri cao, hãy hạn chế nạp vào các loại chất béo bão hòa, chất béo chuyển vị và cholesterol. Một chế độ ăn nhiều chất béo và cholesterol có thể khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành, một trong những nguyên nhân góp phần làm suy tim.

Hạn chế uống rượu

Các bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên hạn chế rượu nếu như đang mắc phải bệnh suy tim. Rượu có thể tương tác với thuốc, làm yếu cơ tim và khiến nhịp tim tăng bất thường.

Giảm thiểu căng thẳng

Khi bạn ở trong tình trạng lo lắng hoặc khó chịu, tim bạn sẽ đập nhanh hơn đòi hỏi bạn phải hít thở nhiều và dẫn đến tăng huyết áp. Chính điều này có thể khiến tình trạng suy tim của bạn trở nên nặng hơn rất nhiều.

Do vậy, hãy tìm cách để giảm thiểu stress trong cuộc sống của bạn. Dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè hơn và làm những điều thật sự có ý nghĩa.

Chú ý hơn đến giấc ngủ

Nếu như bạn thường xuyên thở hổn hển, đặc biệt là vào ban đêm, hãy sử dụng gối khi ngủ. Nếu bạn ngáy hoặc có các vấn đề về giấc ngủ khác, hãy đảm bảo rằng bạn không mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ.

Để cải thiện giấc ngủ ban đêm, bạn có thể sử dụng gối để kê cao đầu. Ngoài ra, hãy nói chuyện với bác sĩ về thời gian dùng thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu. Dùng thuốc lợi tiểu vào thời gian sớm hơn trong ngày có thể giúp giảm nhu cầu đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, và khiến cho giấc ngủ của bạn không bị gián đoạn

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Bệnh suy tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

04/10/2020

Bệnh xơ vữa mạch vành: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

18/09/2020

Bệnh tim mạch: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh van hai lá do thấp: khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh van tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh van tim do thấp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh van động mạch chủ: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh viêm màng ngoài tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

11/09/2020
Bệnh huyết áp thấp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh huyết áp thấp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

07/09/2020

Bệnh nhồi máu cơ tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

07/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In