Tỷ lệ bệnh nhân bị nhược cơ chỉ chiếm khoảng 0.5/100000 dân số, tuy nhiên người bệnh lại chủ quan và thiếu kiến thức về bệnh nên thường nhập viện trong khó thở và suy hô hấp nặng. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và một số cách điều trị nhược cơ đơn giản tại nhà để giúp phòng tránh những rủi ro nguy hiểm.
Bệnh nhược cơ là gì?
Bệnh nhược cơ là một bệnh lý rối loạn thần kinh cơ tự miễn làm các hệ cơ trong cơ thể suy yếu và vận động cơ khó khăn. Bệnh nhược cơ thường gây ảnh hưởng tới các hệ cơ mắt, cơ thuộc hành tủy (cơ hô hấp, cơ hàm), cơ ở chi và thân.
Bệnh nhược cơ được chia làm hai thể chính là nhược cơ thông thường và nhược cơ cấp.
Nhược cơ thông thường: hay gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Biểu hiện của nhược cơ thông thường có thể là mỏi cơ sau hoạt động, sụp mí mắt…
Nhược cơ cấp: là thể bệnh nặng hơn nhược cơ thông thường với các triệu chứng khó thở, sặc khi ăn uống…
Bệnh nhược cơ thường tiến triển qua ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: biểu hiện yếu cơ chỉ xuất hiện ở một nhóm cơ, thường hay bắt đầu ở vùng cơ mắt
Giai đoạn 2: xâm nhập sang hầu hết các hệ cơ trên cơ thể
Giai đoạn 3: suy yếu hệ cơ kèm theo các rối loạn họng và hô hấp.
Nguyên nhân
Sự vận động của các cơ được điều khiển bởi não bộ thông qua các xung thần kinh. Hợp chất acetylchonlin là chất giữ chức năng dẫn truyền các xung thần kinh giữa mút sợi thần kinh và màng tế bào. Ở những người mắc chứng nhược cơ, cơ thể có một kháng thể ức chế hợp chất acetylchonlin dẫn các cơ không thể hoạt động và suy yếu dần.
Cơ chế gây bệnh nhược cơ này được các nhà khoa học giả thiết theo ba nguyên nhân chính sau:
Cơ thể tự sản sinh ra loại kháng thể đặc biệt để kháng lại thụ cảm thể của acetylcholin khiến acetylchonli không thể gắn vào mang tế bào để dẫn truyền xung thần kinh đến cơ.
Cơ thể xuất hiện kháng thể chống lại enzyme kinase đặc hiệu cơ làm thụ cảm thể của acetylcholine gong biệt hóa và hình thành.
Hệ miễn dịch của bệnh nhân quá mẫn cảm khiến tuyến ức phát triển mạnh tự sinh ra kháng thể chống lại các thụ cảm thể của acetylcholine.
Dấu hiệu nhận biết
Sụp mi là dấu hiệu nhận biết sớm cho bệnh nhân nhược cơ. Bệnh nhân có thể sụp một bên hoặc cả hai bên gây ảnh hưởng tới tầm nhìn
Cảm thấy mỏi cơ sau khi vận động
Yếu cơ chân và tay
Có hiện tượng song thị
Người bệnh cảm thấy khó thở, gặp khó khăn khi nhai, nuốt và hay bị nghẹn.
Thực phẩm điều trị và ngăn ngừa bệnh
Dầu oliu
Để giảm chứng nhược cơ, bệnh nhân có thể xoa dầu oliu lên các vùng cơ bị suy yếu và không thể vận động được. Bạn nên lấy một miếng bông ngâm vào cốc nước ấm đã nhỏ sẵn vài giọt dầu oliu, sau đó xoa lên những vùng cơ bị ảnh hưởng và thực hiện massage khoảng 10 đến 15 phút. Một cách khác là bạn có thể nhỏ dầu oliu vào bồn tắm để tắm.
Dầu dừa
Dầu dừa cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị nhược cơ. Nhỏ vài giọt dầu dừa lên một miếng bông để massage các bộ phận vùng cơ bị ảnh hưởng nhẹ nhàng, từ từ. Để có hiệu quả tốt, bệnh nhân nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần/ngày.
Hạt bí ngô
Sử dụng hạt bí ngô là một phương pháp hỗ trợ điều trị nhược cơ đơn giản tại nhà. Bạn có thể xay hạt bí ngô thành dạng bột, sau đó pha với nước uống khoảng 3 ly mỗi ngày hoặc đơn giản hơn bạn có thể trực tiếp nhai chúng.
Hạnh nhân
Hạt hạnh nhân hay dầu hạnh nhân đều có thể sử dụng để hỗ trợ chữa nhược cơ. Bệnh nhân có thể kết hợp ăn hạt hạnh nhân và sử dụng dầu hạnh nhân massage trên cơ hàng ngày để có được hiệu quả điều trị nhanh chóng.
Củ tỏi
Sử dụng tỏi massage trên các vùng cơ suy yếu sẽ giúp cơ có thể hoạt động bình thưởng trở lại. Chú ý khi sử dụng tỏi, bạn nên giã nát sau đó bọc tỏi trong miếng bông hoặc vải mềm rồi mới thực hiện massage hoặc có thể sử dụng dầu tỏi để thay thế.