Bệnh gai cột sống là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay và nó có mức độ nghiêm trọng ngày một tăng. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng tới vùng thắt lưng và đốt sống cổ làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Vậy làm sao để tìm ra nguyên nhân cũng như là cách phòng ngừa nó tốt nhất thì bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để các bạn cùng tham khảo.
1. Bệnh gai cột sống là gì ?
Bệnh gai cột sống là hiện tượng phần xương sẽ mọc ra bên ngoài hoặc 2 bên cột sống.
Có điều này là do bệnh viêm khớp mãn tính hoặc do sự chấn thương trong quá trình vận động, kèm theo đó là sự lắng đọng canxi ở các dây chằng làm phần xương bị phát triển thêm.
Thông thường, căn bệnh này sẽ gặp ở nam giới là chủ yếu và mức độ của bệnh sẽ tăng dần theo độ tuổi.
Tuy nhiên, tại Việt Nam ta thì con số này đang được mở rộng hơn rất nhiều, đã có những trường hợp độ tuổi dưới 30 nhưng vẫn có thể mắc bệnh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Sau đây là một số những nguyên nhân chủ yếu:
- Do những biến chứng của tình trạng thoái hóa cột sống.
- Hình thành do có sự xuất hiện các mỏm gai ở bên ngoài cũng như là hai bên của cột sống
- Đây còn được coi như là tình trạng của bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng vị trí lại là ở cột sống lưng và cổ.
- Do cột sống của bạn đã bị bào mòn quá lâu ngày..
Vị trí thường xuyên mọc gai chính là mặt trước và mặt bên của cột sống. Khi bệnh xuất hiện, nó khiến rất nhiều người cảm thấy khó chịu và có những biểu hiện gây ảnh hướng tới cột sống.
Vùng thắt lưng, vai hoặc cổ sẽ vô cùng đau nhức rồi sau đó thậm chí con lan cả xuống vùng chân tay, có đôi khi giới hạn việc vận động của bạn.
2. Nguyên nhân
Bệnh gai cột sống xuất hiện do rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân chính mà chúng ta thường thấy sau đây:
- Do viêm xương khớp và viêm gân gây kích thích các tế bào của cơ thể, đặc biệt là phần xương. Và đỉnh điểm là việc xương bị thừa ra làm cho bề mặt trở nên gồ ghề, lúc này bạn sẽ nhìn thấy rõ sự gồ ghề đó.
- Trong quá trình vận động hàng ngày, bạn liên tục gặp phải các vấn đề như va chạm, ngã, chịu sức ép lớn…sẽ tích tụ lại và dẫn tới gai cột sống.
- Có một số nhỏ tình trạng bệnh là do di truyền. Khi gia đình bạn có người đã từng mắc phải bệnh gai cột sống thì những người thân cũng rất dễ bị. Điều này đặc biệt xảy ra nhiều hơn ở nam giới.
3. Triệu chứng và biểu hiện
Những bệnh nhân bị gai cột sống thường không có những biểu hiện quá rõ ràng trong thời kì đầu.
Chỉ đến khi phần gai đó tác động và cọ xát vào những phần xương khác, các phần mềm xung quanh…mới khiến cho bạn có những cảm giác đau nhức, khó chịu. Và lúc này bạn mới để ý để tìm đến thăm khám bác sĩ.
Một số biểu hiện đau thông thường của bệnh gai cột sống
- Bạn sẽ bị đau chủ yếu là ở cổ, thắt lưng…Đặc biệt, trong quá trình đi lại, vận động sẽ tác động tới các bộ phận này và gây ra cảm giác đau nhức nhiều hơn. Vị trí đau tương ứng với phần cột sống liên quan.
- Tự nhiên bạn sẽ cảm thấy được sự bất thường trong cơ thể. Có đôi khi còn không có cảm giác ở phần cột sống.
- Có những trường hợp bị nặng hơn đó là đau ở phần cổ và lan xuống vùng tay, chân.
- Càng đau khi càng vận động nhiều.
- Cơ bắp yếu đi
- Mất cân bằng.
- Mất kiểm soát việc đi tiểu/đại tiện
4. Phương pháp điều trị
Có một số những phương pháp để điều trị bệnh gai cột sống cơ bản sau đây mà bạn nên biết:
Phẫu thuật cắt bỏ gai
Thông thường, người ta sẽ dùng đến phương pháp phẫu thuật để có thể cắt bỏ gai cột sống. Đây là một trong những biện pháp vô cùng hiện đại và tiên tiến bậc nhất.
Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp này khi gai cột sống chèn ép vào hệ thần kinh gây ra những dấu hiệu xấu đến sức khỏe giống như tê liệt chân tay, rối loạn tiểu tiện, đau nhức toàn thân.
Nhược điểm của phương pháp này là sau khi cắt bỏ thì gai vẫn có thể mọc lại.
Vật lý trị liệu
Có rất nhiều người tìm đến phương pháp châm cứu để giúp giảm bớt phần nào đau nhức do gai cột sống gây nên.
Tuy nhiên phương pháp này không tác dụng quá nhiều và tình trạng viêm sưng và khi gai cột sống đã ảnh hưởng tới dây thần kinh.
Trong quá trình làm vật lý trị liệu và cũng cần phải chú ý không được làm việc năng và hạn chế đi lại. Luôn luôn phải nằm ngửa và kê đầu ở vị trí thấp, tránh tình trạng ngứa cổ hoặc kéo cổ sẽ khiến cho cột sống bị co giãn.
Sử dụng những bài thuốc đơn giản tại nhà
Có rất nhiều những bài thuốc tại nhà rất dễ dàng và đơn giản để thực hiện nhưng lại mang đến cho bạn hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh gai cột sống. Đặc biệt, nguyên liệu của những bài thuốc này lại khá dễ kiếm và không tốn tiền.
- Uống rượu chanh + vỏ bưởi + ngải cứu
Nguyên liệu : Chuẩn bị vỏ bưởi, ngải cứu cùng với các lát chanh đã bỏ hạt, tất cả đem phơi khô. Kèm theo đó hãy chuẩn bị thêm 2 lít rượu trắng và đường phèn.
Cách làm: Đem toàn bộ số vỏ bưởi chanh cùng với ngải cứu lên sao vàng với nhau và để nguội. Sau đó cho toàn bộ chúng vào 1 chiếc bình và đổ thêm rượu cùng đường phèn với liều lượng thích hợp để ngâm.
Ngâm trong khoảng độ 10 ngày là bạn đã có thể sử dụng được. Mỗi bữa ăn hãy uống một chén nhỏ. Chỉ sau một thời gian ngắn là bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Đắp hạt đu đủ giã nát
Cách làm: Trong một quả đu đủ 2 cách để lấy toàn bộ phần hạt, chú ý nên sử dụng đu đủ chín. Cho chúng vào nồi hoặc rổ để xát mạnh để làm bong hết lớp màng bên ngoài của hạt rồi rửa sạch.
Hãy giã nát phần hạt đu đủ đã sát rồi sau đó bọc lại bằng một miếng vải để đắp lên vị trí bị gai cột sống trong khoảng thời gian là 30 phút.
Nên thực hiện kiên trì phương pháp này khoảng một tháng là bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả.
- Uống nước trứng gà và khế chua
Khế chua và trứng gà cũng là một trong những loại thực phẩm có tác dụng rất tốt để chữa gai cột sống. Hãy lấy lòng đỏ của một quả trứng gà trộn với khế chua đã được ép lấy nước.
Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần và liên tục trong một thời gian dài sẽ giúp phần gai cột sống phát triển kém đi.
Các bài thuốc đông y
- Bài thuốc 1
Nguyên liệu: Xạ hương: 2gr, Hồng hoa 6gr , Băng phiến: 3gr, huyết kiệt: 6gr, Nhũ Hương: 5gr, Nhĩ trà: 10gr
Cách làm: Hãy tán nhuyễn những phần nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên ra thành bột rồi sau đó pha chúng với rượu để uống hàng ngày. 1 gam nên dùng với khoảng 0,2 gam rượu.
- Bài thuốc 2
Nguyên liệu: Một củ sâm Ngọc Linh và 1 lít mật ong nguyên chất.
Cách làm: Hãy lấy một củ sâm và rửa sạch cắt thành từng lát mỏng rồi sau đó cho vào một chiếc bình thủy tinh. Đổ phần mật ong đã chuẩn bị vào trong bình để ngâm trong khoảng một tháng.
Sau một tháng bạn hãy lấy ra và mỗi ngày sử dụng từ 3 đến 5 lát sâm để ngậm.
- Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Thổ phục linh 300g, Quế chi 100g, Cỏ xước 300g, Lá lốt 800g, Thiên niên kiện 300g, 5 lít rượu trắng…
Cách làm : Tất cả những hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên hãy đem đi rửa sạch và phơi khô sau đó tán nhỏ thành bột để cho vào một chiếc bình.
Đổ rượu nguyên chất vào bình và đem ngâm trong vòng 1 tuần. Sau đó mỗi ngày bạn hãy lấy ra khoảng 30ml để uống vào các bữa ăn.
- Bài thuốc 4:
Nguyên liệu: Hương nhu tía, Sâm ngọc linh, Cỏ xước, Cà gai leo, Thiên niên kiện
Cách làm: Đem rửa sạch phần nguyên liệu đã chuẩn bị rồi sau đó phơi khô. Mỗi ngày hãy lấy một lượng nguyên liệu bằng nhau và sắc lấy nước để uống.
Bạn sẽ nhận thấy được hiệu quả chỉ sau một thời gian rất ngắn.
- Bài thuốc 5:
Nguyên liệu: Huyết giác 10g, Thiên niên kiện 10g, Lá thông 10g, Đại hồi 10g, Địa liền 10g, Hoa chổi xể 10g, Quế nhục 10g, Kim sương 10g, Ấu tầu 5g
Cách làm: Đem phần nguyên liệu trên đi tán nhỏ rồi sau đó cho vào một chiếc bình. Hãy đổ khoảng 0,5 lít rượu rồi ngâm trong vòng 10 ngày.
Sau đó hãy lấy phần rượu đó mang ra để xoa bóp vào những vùng bị đau do gai cột sống.
5. Các biện pháp phòng ngừa
- Chú ý ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và cung cấp lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
- Khi bị béo phì thì cuộc sống sẽ chịu một lực tác động lớn hơn so với bình thường. Bởi vậy hãy chú ý tới cân nặng của mình.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đặc biệt là cử động nhiều ở những vùng đốt sống cổ và vùng thắt lưng.
- Chú ý nên tránh hoặc hạn chế các tư thế đứng ngồi khom lưng kèm theo việc phải khuân vác nhiều đồ nặng quá lâu.
- -Khi chơi thể thao nên chú ý tránh việc va chạm vào cột sống
Vậy là trên đây chúng tôi đã đưa ra cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh gai cột sống cũng như là để các bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh.
Hy vọng với những chia sẻ này đã cung cấp đầy đủ kiến thức giúp các bạn có thể tự bảo vệ cơ thể của bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết rõ hơn về bệnh thì bạn hãy đến thăm khám bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn kĩ càng hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.