Bệnh viêm tĩnh mạch là một căn bệnh không được nhiều người biết đến nhưng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin rõ hơn về bệnh viêm tĩnh mạch để có thể phòng ngừa cho mình.
1. Bệnh viêm tĩnh mạch là gì?
Bệnh viêm tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị viêm khiến sự lưu thông máu ở khu vực đó trở nên chậm lại. Đồng thời, có thể hình thành những khối máu đông nhỏ trong tĩnh mạch.
Bệnh viêm tĩnh mạch sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau, đỏ và sưng vùng cánh tay, chân.
Bệnh viêm tĩnh mạch chỉ gây đau chứ không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, những khối máu đông cũng có thể đi đến tĩnh mạch sâu hơn trong cơ thể.
Do đó, có thể hình thành nên các khối máu đông lớn hơn ở trong tĩnh mạch sâu.
Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, vì những khối máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu có xu hướng vỡ ra và đi đến phổi, dẫn đến bệnh lý khác đe dọa tính mạng như thuyên tắc phổi.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Hiện này, bệnh viêm tắc tĩnh mạch vẫn chưa được xác định rõ ràng nguyên nhân. Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh viêm tắc tĩnh mạch như sau:
Quá trình thoái hóa do tuổi tác
Quá trình lão hóa do tuổi tác làm giảm chức năng của các tĩnh mạch chân. Vì thế, bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi.
Ít vận động
Khi làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, thường xuyên mang vác nặng, những nhân viên văn phòng, đặc biệt là phụ nữ hay phải mặc tất bó và ngổi vắt chéo chân là những người có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch…
Đây là những nguyên nhân khiến cho máu bị dồn xuống hai chân, các tĩnh mạch bị tăng áp lực, dần dần gây ra tổn thương các van tĩnh mạch.
Khi các van bị suy yếu, sẽ làm giảm khả năng lưu thông máu về tim, máu chảy ngược xuống dưới, gây ứ đọng máu.
Chế độ ăn uống
Có chế độ ăn ít chất xơ (rau xanh), Vitamin E, vitamin C (rau, củ, quả), uống ít nước…
Do chấn thương tĩnh mạch
Do té ngã, chấn thương, tai nạn phải nằm lâu… làm cho các tĩnh mạch bị tổn thương, bị nhiễm độc hoặc máu bị ứ đọng, tích tụ lại không tan đi, lâu ngày hóa nhiệt gây nên bệnh.
Rối loạn đông máu di truyền
Hiện nay, vẫn chưa chứng minh được bệnh có di truyền hay không. Tuy nhiên, một số các nghiên cứu cho thấy bệnh viêm tĩnh mạch có tính chất gia đình.
Những người có người nhà bị thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn, gấp 1,5 đến 2 lần người bình thường.
Mang thai
Mang thai, sanh nở nhiều lần và thai kỳ làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch chân. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người chưa mang thai và nam giới gấp 2 lần.
Béo phì
Theo nghiên cứu tại Anh quốc, chỉ số BMI trên 27 làm tăng nguy cơ dãn tĩnh mạch ở nữ giới, nhưng không tăng nguy cơ này ở nam giới.
Một nghiên cứu lớn khác tại Đức cho thấy chỉ số BMI trên 30 chỉ làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch một cách không đáng kể ở nữ giới, nhưng lại làm tăng rõ rệt nguy cơ suy tĩnh mạch ở cả nam lẫn nữ.
Táo bón kinh niên
Theo một số nhà nghiên cứu, những người mắc chứng táo bón kinh niên cũng là nhóm yếu tố nguy cơ của suy giãn tĩnh mạch.
3. Dấu hiệu và triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết
- Do các mao mạch bị giãn, bị tổn thương và gây xuất huyết nên trên cơ thể dễ bị bầm, thâm, khi gãi dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti.
- Xuất hiện mạch máu li ti nổi dưới da, đặc biệt là gần các mạch máu, mắt cá chân trong, sau đầu gối, sau bắp chân hoặc mặt trong của đùi. Một số bệnh nhân còn bị giãn các mạch máu li ti trên ngực, mặt, cánh tay…
- Chân thường xuyên bị tê: Khi ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế, chân dễ bị tê. Tình trạng này sẽ giảm bớt khi đi lại, vận động, xoa bóp, xoay cổ chân…vv
- Cảm giác như có dịch chạy trong bắp chân, dưới da chân, gây buồn buồn trong chân, rất khó chịu.
- Một số bệnh nhân bị đau âm ỉ hoặc đau râm ran vùng tĩnh mạch bị giãn, và xuất hiện vết thâm chỗ đau đó.
- Chân nặng, mỏi về chiều tối, có thể sớm hơn là khoảng trưa, tình trạng này chỉ đỡ khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
- Phù chân khi đi lại hay đứng nhiều.
- Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi rõ, ngoằn ngoèo, đường kính trên 3mm.
- Giãn tĩnh mạch và có thay đổi sắc tố da của chân khiến chân trở nên bị sạm màu.
- Có những vết loét dinh dưỡng ở chân. Nếu bị nặng, các vết loét dinh dưỡng này điều trị mãi vẫn không lành.
- Cảm giác lo lắng hoặc căng thẳng.
Biến chứng của bệnh
Nghẽn mạch phổi xảy ra khi mạch máu trong phổi bị tắc bởi cục máu đông bong ra từ lòng các tĩnh mạch sâu ở chân. Biến chứng của nghẽn mạch phổi như:
- Khó thở không giải thích được.
- Đau ngực hoặc khó chịu. Thường đau hay khó chịu ngày càng nặng hơn khi thở sâu, hoặc khi ho.
- Cảm thấy choáng váng hay chóng mặt hay ngất xỉu.
- Ho ra máu.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị dân gian
- Cúc vạn thọ
Hoa cúc vạn thọ là một thảo dược hiệu quả dành cho người bị bệnh viêm tĩnh mạch. Trong hoa cúc vạn thọ có chứa nguồn chất giúp cải thiện khả năng tuần máu hiệu quả.
Cách dùng: Đem đun hoa cúc vạn thọ trong nước sôi khoảng 20 phút, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ bị sưng đau do viêm tĩnh mạch trong khoảng 5 phút.
Bạn cũng có thể uống thêm trà hoa cúc tươi để cải thiện tình hình. Nên thực hiện thường xuyên để có hiệu quả.
- Xoa bóp bằng dầu ô liu
Dầu ô liu giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ điều trị bệnh viêm tĩnh mạch hiệu quả. Người bệnh sử dụng dầu oliu xoa bóp vào vùng bị viêm tĩnh mạch sẽ tăng cường lưu thông máu, giảm đau và sưng.
Nên áp dụng mỗi ngày 2 lần trong vòng 1-2 tháng, tình trạng bệnh sẽ tiến triển rõ rệt.
- Chữa bệnh viêm tĩnh mạch chân bằng dấm táo
Ngâm táo mèo, táo đỏ hoặc dấm gạo và đường đựng trong một chiếc lọ thủy tinh. Sau 6 tuần có thể lấy ra sử dụng để chữa bệnh viêm tĩnh mạch.
Cách dùng: Sử dụng bông sạch, thấm dấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 lần kiên trì trong hai tháng sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của bệnh tình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dấm táo để chữa bệnh viêm tĩnh mạch bằng cách pha loãng với nước ấm uống mỗi ngày hai lần.
Phương pháp Đông y
- Bài thuốc đào hồng tứ vật
Gồm: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g.
Công dụng: Hồng hoa, Đào nhân, Xích thược, Đan sâm có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, trong đó đào nhân có thêm tác dụng chống viêm.
Xuyên khung có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, chữa phong thấp nhức mỏi và chữa cao huyết áp.Sinh địa có tác dụng bổ huyết, lương huyết, cầm máu…
Hòe hoa với nụ hoa của cây có hàm lượng Rutin khá cao tác dụng làm bền và vững chắc thành mạch, chống xơ vữa thành mạch, điều trị cao huyết áp và chống xuất huyết.
Trong khi đó hoàng kỳ có tác dụng hành khí, giúp lưu thông máu huyết trở về tim dễ dàng hơn.
Cách dùng: Cho 1,5 lít nước sạch vào thang thuốc. Đun đến sôi sau đó đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong 45-60 phút.
Chắt thu hồi được khoảng 0,5 lít thuốc. Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Nhớ uống thuốc khi thuốc còn ấm. Nếu nguội hâm lại hoặc cho thêm chút nước sôi. Uống ngày 1 thang, uống liên tục trong 30 ngày.
5. Cách phòng ngừa bện
Tránh đứng lâu, ngồi nhiều
Đặc biệt là nhân viên văn phòng, không nên ngồi làm việc một chỗ liên tục trong suốt buổi làm việc. Cần vận động bằng cách giải lao vài phút trong khoảng thời gian làm việc.
Trong lúc làm việc, phối hợp các bài tập vận động chân để máu lưu thông tốt như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót…
Thường xuyên tập luyện
Nên tập thể dục để giảm cân như: đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, tập dưỡng sinh.
Nên uống nhiều nước
Thói quen uống nhiều nước mang đến rất nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa đề phòng bệnh viêm tĩnh mạch.
Việc uống nhiều nước sẽ giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông ổn định, chính vì vậy khi các mạch máu, tĩnh mạch luôn khỏe mạnh, hạn chế bệnh viêm tĩnh mạch có thể xuất hiện.
Hoặc bạn có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước trái cây để bổ sung vitamin.
Không để rơi vào tình trạng thừa cân béo phì
Một trong những nguyên nhân của bệnh viêm tĩnh mạch là thừa cân, béo phì.
Bởi các tĩnh mạch, mạch máu ở chân đều có thể chịu đựng một sức ép nhất định, khi cơ thể vượt quá cân nặng sẽ làm tăng áp lực khiến các tĩnh mạch bị ứ lại, là tiền đề cho căn bệnh giãn tĩnh mạch chân phát triển.
Tránh mặc quần áo bó sát
Những bộ đồ bó sát sẽ gây cản trở sự lưu thông máu khiến máu dồn ứ và gây bệnh giãn tĩnh mạch dễ hơn.
Do đó, nên hạn chế mặc đồ bó sát, nên mặc những bộ quần áo thoải mái, không gây khó chịu cho cơ thể.
Một số cách phòng bệnh khác
- Hạn chế đứng, ngồi lâu, khiêng vác nặng.
- Ăn nhiều rau quả, chất xơ, bổ sung vitamin.
Bệnh viêm tĩnh mạch không phải là một bệnh quá nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nó cũng sẽ mang lại những biến chứng đáng lo ngại cho người bị mắc phải.
Do đó, cần có hiểu biết rõ hơn về tình trạng bệnh này, để có thể phòng chống. Hy vọng, bài viết trên có thể giúp bạn tham khảo những thông tin bổ ích.
Tuy nhiên, bạn cần đến gặp ngay bác sỹ nếu có những biểu hiện của bệnh, để được thăm khám và điều trị tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.