Bệnh viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm mãn tính khá phổ biến. Đây là bệnh lý thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính.Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh viêm cột sống dính khớp ở độ tuổi từ 30 ngày càng gia tăng.
Trong đó tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu là nam giới, đây là một bệnh khá nguy hiểm nếu không hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nguy hiểm hơn bệnh có thể gây tàn phế.
1. Bệnh viêm cột sống sính khớp là gì?
Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý viêm của khớp trục như cột sống và khớp cùng – chậu mạn tính gây cứng và dính cột sống.
Tuy nhiên các khớp ngoại biên khác, nhất là các khớp lớn ở chi dưới như khớp háng và khớp gối cũng có thể bị tổn thương.
Bệnh có thể khiến một số đốt sống trong cốt sống dính lại với nhau và sưng lên, khiến cột sống khó cử động hơn và có thể dẫn đến còng lưng.
Bệnh viêm cột sống dính khớp thường gặp ở nam giới (khoảng trên 90%), trẻ tuổi (trên 80% bệnh nhân dưới 30 tuổi), đây là một bệnh liên quan chặt chẽ tới yếu tố cơ địa.
2. Nguyên nhân
Cho đến nay nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm cột sống dính khớp vẫn chưa rõ. Những người mang gen HLA – B27 đặc biệt tăng rõ rệt nguy cơ bị bệnh. Một số yếu tố sau có thể đóng vai trò nhất định trong cơ chế bệnh sinh của bệnh:
Yếu tố di truyền, cơ địa
Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây bệnh viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy căn bệnh này có liên quan đến gen qua sự kết hợp giữa yếu tố gen và kháng nguyên hòa hợp tổ chức HLA- B27.
Qua khảo sát, có 90- 95% trường hợp bệnh nhân có HLA – B27 dương tính mắc bệnh viêm cột sống dính khớp.
Các nghiên cứu đã tìm ra HLA-B27 là một chất “chỉ điểm di truyền”. Nhưng nó không có nghĩa là tất cả những ai mang HLA-B27 đều mang bệnh.
Yếu tố cơ địa của người bệnh có vai trò hết sức quan trọng: giới nam (chiếm 90%), tuổi trẻ (đa số người bệnh đều trẻ tuổi), mang kháng nguyên HLA B27 (đa số người bệnh mang kháng nguyên HLA B27).
Yếu tố di truyền
Nhiều nghiêm cứu về người bệnh viêm cột sống dính khớp đã chỉ ra tỉ lệ người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân đặc biệt là cha mẹ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 30 – 40 lần so với tỉ lệ ngẫu nhiên khác.
Do cơ thể người bệnh có kháng nguyên HLA B27 vì vậy mà nó có thể di truyền sang cho con cái.
Yếu tố môi trường
Các yếu tố thuận lợi từ môi trường sống như độ ẩm, sự ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong nguyên nhân viêm cột sống dính khớp
Yếu tố loạn khuẩn
Bệnh có thể khởi đầu do sự kích thích ban đầu của các tác nhân gây bệnh là các vi khuẩn ở đường tiêu hoá và đường niệu dục như: Yersinia, Chlamydia, Klebsiella, Gonococcus, Salmonella, Shigella…
Yếu tố loạn sản sụn và canxi hoá tổ chức sụn loạn sản
Nguyên nhân này tuy chưa được xác định rõ nhưng các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết viêm cột sống sinh khớp trong cơ thể người bệnh có thể kích thích tổ chức liên kết dẫn đến rối loạn sản xuất sụn.
Chủ yếu do tác nhân như nhiễm khuẩn, chấn thương, các bệnh viêm mạn tính.
– Chấn thương
Ngoài ra, các chấn thương liên quan đến xương khớp sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân tấn công hệ xương khớp và gây bệnh.
Chấn thương chính là nguyên nhân gây các bệnh lý xương khớp bao gồm cả bệnh viêm cột sống dính khớp. Tùy vào trường hợp nặng nhẹ và cách chăm sóc mà bệnh có thể tiến triển theo hướng khác nhau.
Với bệnh viêm cột sống dinh khớp xảy ra sau các chấn thương nặng và không được khắc phục triệt để, cơ chế tự miễn xẽ vận hành và nhậm các sụn khớp thành yếu tố gây hại vì vậy mà tìm cách tiêu diệt.
Yếu tố khác
Môi trường làm việc nặng, quá sức, điều kiện vệ sinh kém… cũng thúc đầy quá trình gây bệnh và nhiễm bệnh.
Những nguyên nhân này, hầu hết người bệnh sẽ không tự nhận biết được mà phải đi khám tại các cơ sở xương khớp uy tín, qua xét nghiệm và chụp chiếu bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân chính xác gây ra.
Vì vậy hãy đi khám sớm nếu thấy bất cứ dấu hiện nào của bệnh và tìm cách điều trị viêm cột sống dính khớp từ sớm.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Giai đoạn đầu phát bệnh
Thời kỳ đầu, các triệu chứng nhẹ nên người bệnh thường không chú ý, dễ bỏ qua. Khi triệu chứng biệu hiện rõ ràng thì cũng từ 1 năm trở lên.
Người bệnh có dấu hiệu đau âm ỉ, khó nhận biết rõ tại vùng thắt lưng hoặc vùng mông, thần kinh tọa.
Biểu hiện ở cột sống thường bắt đầu từ khớp cùng chậu nằm phía sau khung chậu, sau đó tổn thương tiếp tục lan theo chiều từ dưới lên trên cao cho đến tận đốt sống cổ.
Về đêm, người bệnh thường có những cơn đau với cường độ và tần suất tăng, cứng cột sống vào buổi sáng… Đau có đặc điểm tăng lên về đêm và cứng cột sống, thấy rõ nhất là lúc sáng sớm mới ngủ dậy.
Giai đoạn muộn
Người bệnh viêm cột sống dính khớp có những biến dạng tại vùng cột sống dễ nhận thấy như eo lưng dẹt do teo cơ gần cột sống, lưng bị gù và cổ vươn ra phí trước.
Khớp háng bị viêm với những cơn đau vùng bẹn, khoảng 70% trường hợp, thường xuất hiện trong 5 năm đầu bị bệnh. Phía sau mông khiến hông khó vận động và co gấp.
Có dấu hiệu teo cơ mông và cơ đùi. Khớp gối cũng bị viêm với các triệu chứng sưng đau có khi kèm theo tràn dịch khớp khiến người bệnh khó gấp duỗi chân, đi lại hạn chế.
Các khớp vai và cổ chân bị đau; gót chân và các điểm gân cơ đau, sưng tấy ở những điểm gân cơ khác là những hiện tượng thường gặp, gọi là viêm gân bám tận.
Ngoài ra, bệnh còn có một số triệu chứng khác như viêm mống mắt, hở van tim, loạn nhịp tim, người bệnh có thể bị sốt, cơ thể gầy rộc do mệt mỏi, chán ăn…
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Tây y
Nếu có các biểu hiện nói trên, bạn cần đến khám tại bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa cho chụp X-quang cột sống, đặc biệt là khớp cùng chậu và làm các xét nghiệm máu, dịch khớp.
Ngày nay để chẩn đoán sớm bệnh người ta có thể áp dụng phương pháp cộng hưởng từ hay tìm yếu tố HLAB27. Xét nghiệm tốc độ máu lắng và CRP để xác định tình trạng viêm và theo dõi độ tiến triển bệnh.
Hướng điều trị bệnh viêm cột sống dính khớp là dùng thuốc kháng viêm không steroide với liều thấp nhất có thể giảm đau được.
Khi thuốc này không còn tác dụng hay gây ra tác dụng phụ, các thuốc khác có thể dùng bao gồm sulfasalazine, methotrexate. Corticoide chích vào khớp có thể giúp cải thiện triệu chứng đau.
Có thể áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để giúp giảm đau, kéo giãn cơ xương.Nên vận động cường độ nhẹ, tránh nằm lâu, ít vận động khiến cứng khớp, giảm vận động.
Khi nằm một chỗ cần phải đặt khớp xương viêm cấp tính ở vị trí thích hợp hoặc dùng nẹp để hạn chế cử động, tránh phát sinh co rút khớp.
Trong thời kỳ cấp tính phải kiên trì vận động duỗi thẳng chi và cột sống để giảm nhẹ các cơn đau do co rút cơ gây ra.
Phương pháp Đông y
- Bài thuốc 1: Thuốc dùng đường sắc uống
Chuẩn bị: Hương nhu, cam thảo mỗi loại 4g, xuyên khung 6g, đào nhân, một dược, địa long, khương hoạt. ngũ linh chi mỗi loại 8g, đương quy, tần giao, xuyên ngưu tất, hồng hoa mỗi loại 12g.
Thực hiện: Ngày 1: bỏ thuốc vào 800ml nước, sắc nhỏ lửa đến khi con 200ml thì chắt ra lấy nước thuốc uống. Ngày 2: dùng bã thuốc ngày hôm trước bỏ vào 1.5 lit nước, sắc nhỏ lửa đến khi còn 300ml thì chắt lấy nước uống.
Cách dùng: Chỗ thuốc nước lấy được chia thành 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn 30 phút. Uống liên tục 30 ngày.
- Bài thuốc 2: Thuốc dùng đường ngâm uống
Chuẩn bị: rượu, rễ cây bàng (rễ bàng phải chọn cây dưới mặt trời mọc).
Thực hiện: rễ bàng mang cắt lát, phơi khô, sau đó mang đi sao trên lửa nhỏ. Bỏ rễ bàng đã sao vào rượu trắng, ngâm trong bình sành là tốt nhất, để nơi khô ráo khoảng 2 – 3 tuần là dùng được.
Uống thuốc: mỗi ngày lấu khoảng 20ml rượu uống.
- Bài thuốc 3: Thuốc dùng để đắp ngoài
Bốc thuốc: Lá đu đủ non: 2 lá, gừng tươi: 200g, rượu trắng: 1 chén, muối trắng: 2 muỗng.
Thực hiện: Bỏ lá đu đủ non, gừng vào giã cho nhuyễn, sau đó bỏ rượu và muối vào trộn đều thành hỗn hợp. Mang bọc chỗ nguyên liệu đó vào vải mỏng rồi buộc lại vào vùng bị đau, hoặc đắp vào chỗ đau, cố định lại bằng vải.
Để cả ngày rồi thay khi đi tắm buổi tối. Có thể đắp hằng ngày hoặc cách nhật. Lưu ý nếu trong lúc đắp thuốc mà cảm thấy nóng rát vị trí đắp thì tháo ra tránh bỏng.
Điều trị bằng thuốc Nam y
- Bài thuốc từ hoa hồng và đương quy điều trị viêm cột sống dính khớp
Thành phần: 12g hoa hồng, 12g đương quy, 10g xuyên ngưu tất, 8g ngũ linh chi, 4g cam thảo, tần giao 12g, 6g xuyên khung, 8g đào nhân, 8g khương hoạt, 8g địa long, 4g hương nhu, 8g hoàng bá, 10g thương truật, 10 g đảng sâm, 10g hoàng kỳ.
Cách dùng: Các nguyên liệu đem rửa thật sạch, để ráo rồi cho vào 800ml nước lọc vào sắc đến khi còn 1/2 thì dừng lại. Ngày hôm sau cho tiếp thêm khoảng 1 lít nước vào sắc trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc đặc còn lại khoảng 30ml thì dừng. Chia uống làm 2 – 3 lần. Uống hai lần vào trước bữa ăn trưa và tối tầm 30 phút. Hai ngày mới uống một lần.
5. Cách phòng chống bệnh
- Tránh các thực phẩm không lành mạnh như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng làm tăng hàm lượng mỡ máu, tăng acid uric và giảm quá trình tổng hợp canxi cho xương khớp khiễn xương giòn và dễ gãy hơn.
- Cải thiện môi trường sống sao cho khô ráo, thoáng đãng, tránh ẩm thấp vì đây là điều kiện lý tưởng cho các tác nhân gây viêm nhiễm phát triển.
- Xây dựng thói quen tập thể dục hàng ngày, đặc biệt là bơi lội hoặc đi xem đạp vì nó tạo điều kiện cho xương cột sống được thư giãn, làm giảm áp lực lên đĩa đệm và các đốt sống và giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Khi ngủ, tránh nằm trên võng vì sẽ làm cong võng cột sống. Cũng không nên nằm trên gối quá cao vì có thể làm cột sống cổ xuất hiện nếp đứt gãy.
Vì nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ, nên công tác chủ động phòng chống căn bệnh nguy hiểm này cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.
Chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và chữa trị bệnh từ sớm. Hi vọng những thông tin vừa rồi có thể giúp ích và giải đáp những thắc mắc cho các bạn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.