Hiện nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh về tim mạch ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Trong các bệnh về tim mạch, thì bệnh van động mạch chủ đang là phổ biến nhất.
Đây là một căn bệnh khó phát hiện do các triệu chứng của bệnh không thực sự rõ ràng và xuất hiện với tần xuất nhỏ trong nhiều năm. Để hiểu rõ hơn về bệnh van động mạch chủ này chúng ta hãy cùng nhau tham khảo bài viết sau đây.
1. Khái niệm
Bệnh van động mạch chủ hay tên tiếng anh gọi là Aortic Valve Disease, đây là thuật ngữ bệnh lý bao gồm bệnh hẹp van động mạch chủ và bệnh hở van động mạch chủ.
Với bệnh hẹp van động mạch chủ ta có thể hiểu đơn giản như sau: Đây là tình trạng van tim trở nên dày, cứng và hẹp hơn, do đó tim của bạn phải làm việc nhiều hơn bình thường để đẩy máu qua van, khi tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn tới suy tim.
Còn với bệnh hở van động mạch chủ đây là tình trạng van tim không đóng chặt lại được dẫn tới lượng máu vừa được bơm ra liền bị chảy ngược trở lại từ động mạch chủ vào nhĩ trái.
Từ đó tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo đủ lượng máu đi nuôi bộ não, thận và các bộ phận khác của cơ thể.
Qua thời gian, tâm thất trái sẽ lớn dần lên vì lượng máu dư và tim sẽ giảm dần khả năng bơm máu của mình.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh van động mạch chủ, trong đó bao gồm các nguyên nhân sau:
Bẩm sinh
Nguyên nhân đầu tiên, ta có thể nói đến là do dị tật bẩm sinh. Với một số người, từ khi sinh ra họ đã bị mắc phải căn bệnh này từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Bị nhiễm trùng tim do vi khuẩn
Nguyên nhân thứ 2, đó là do người bệnh trước đây đã từng bị nhiễm trùng tim do vi khuẩn.
Tuổi tác
Bên cạnh đó, ở những người lớn tuổi, sau nhiều năm làm việc hoạt động quá sức dẫn tới van tim bị vôi hóa.
Tiền sử mắc các bệnh khác
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới bệnh còn là do bản thân bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh như: Viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mạn giai đoạn cuối, sốt thấp khớp hay bị nhiễm phóng xạ, cao huyết áp….
3. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh van động mạch chủ
- Cũng tương tự như một số bệnh về tim mạch khác, triệu chứng tiêu biểu của bệnh van động mạch chủ đó là người bệnh cảm thấy đau ngực hoặc đau thắt ngực.
- Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy khó thở khi hoạt động quá sức hay khó thở khi nằm.
- Hoa mắt, chóng mặt, mặt mỏi, tim đập bất thường, chán ăn và tăng cân kém cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh.
- Bên cạnh đó, còn có các triệu chứng khác như: Tim đập nhanh hoặc đập bất thường, phù mắt cá và bàn chân, giảm khả năng gắng sức, thường xuyên bị ngất….
Với một số bệnh nhân bị bệnh van động mạch chủ mãn tính, ở giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu của bệnh, chỉ đến khi tình trạng van động mạch chủ trở nên nghiêm trọng mới bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng vừa kể trên.
4. Phương pháp điều trị
Để điều trị bệnh van động mạch chủ, các bác sĩ cần phải dựa vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ hoặc các triệu chứng bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng thì người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc, có thể là thuốc Đông y, cũng có thể là thuốc Tây Y hoặc Nam Y.
Nếu trường hợp bệnh nặng hơn, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để thay van tim hoặc nong van bằng bóng. Sau đây là 2 phương pháp điều trị bệnh bằng Đông Y và Nam Y.
Phương pháp Đông y
Hiện nay, đông y đang có một số bài thuốc điều trị bệnh van động mạch chủ ma các bạn có thể dùng tham khảo như sau:
- Bài thuốc 1
Tác dụng:
Đây là bài thuốc dành cho những người bị bệnh van động mạch chủ có các dấu hiệu: Hồi hộp tức ngực, nhộn nhạo khó chịu, mặt xanh tím, ho suyễn nhiều đàm, đầu choáng, mệt mỏi, chất lưỡi xanh tía, có ban ứ, rêu nhờn.
Bài thuốc bao gồm các vị thuốc như sau: Giới bạch 15g, qua lâu vỏ 12g, chỉ xác 12g, pháp bán hạ 10g, trúc nhự 10g, quê chi 10g, xuyên khung 12g, đan sâm 20g, đinh hương 10g, cam thảo 5g.
Cách dùng của bài thuốc này như sau: người bệnh sắc uống ngày 1 thang thuốc, ngày chia làm 3 lần.
Nếu như bệnh nhân có dấu hiệu tức ngực nhiều, tim đau và môi xanh tía thì có thể bổ sung thêm đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 12g, diên hồ sách 15g cho bài thuốc.
- Bài thuốc 2
Bài thuốc đông y này dành cho những người bệnh có các biểu hiện như hồi hộp tức ngực, ngực buồn bực, sau hoạt động hoặc gắng sức nặng lên, mệt mỏi thiếu lực, ho khạc đờm nhiều, thậm chí đờm có máu, lưỡi nhợt hình bệu, mạch tế nhược vô lực hoặc kết đại.
Bài thuốc bao gồm các vị thuốc sau:
Hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 15g, xuyên khung 15g, toan táo nhân 15g, phục thần 15g, chích cam thảo 10g, chích viễn trí 10g, bạch truật 10g, chỉ xác 12g, đương qui 12g, hồng hoa 10g, đan sâm 15g.
Bài thuốc này giúp bổ ích tâm khí, hoạt huyết hóa ứ cho người bệnh. Cũng tương tự như bài thuốc trên, với bài thuốc này người bệnh cũng sắc ngày uống 1 thang chia làm 3 lần.
- Bài thuốc 3
Tác dụng với những bệnh nhân có triệu chứng như:
Mệt mỏi vô lực, má mặt trắng bệch, hung tức quản bĩ, thực thiểu, tiện lỏng, bụng trướng đầy, hạ chi phù thũng, tiểu ngắn ít, lưỡi nhợt rêu nhờn; mạch trầm huyền tế hoặc kết đại.
Thành phần:
Hoàng kỳ 20g, phục linh 20g, thục đại 20g, đẳng sâm 15g, quế chi 10g, sơn thù du 10g, đương qui 10g, chích thảo 10g, chế phụ phiến 10g, hoài sơn dược 20g, bạch truật 10g, trạch tả 10g.
Để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần uống khi thuốc còn nóng và nên uống trước bữa ăn hoặc khi đói.
Phương pháp Nam y
Với những trường hợp bệnh van động mạch chủ nhẹ hay người bệnh không tiến hành phẫu thuật được thì sử dụng thuốc nam để trị là giải pháp được khuyến khích và có thể đem lại những hiệu quả không ngờ nếu kiên trì sử dụng.
Sau đây giới thiệu đến bạn một số bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh van động mạch chủ.
- Hoa điền điển
Tác dụng: Cây điền điển có thể khá xa lạ với nhiều người, bởi đây là loại cây mọc ở bụi rậm, đầm lầy, ruộng nước tại các làng quê Việt Nam. Hiện nay cây điền điển được sử dụng khá nhiều để điều trị các bệnh về tim mạch.
Theo như nam y, cây điền điển có tác dụng kháng khuẩn, hạ đường huyết và làm giảm các cơn đau tim.
Cách thực hiện: Bài thuốc dân gian dùng cây điền điển để chữa bệnh được thực hiện như sau: Hoa điền điển lấy từ khoảng 3-4 bông, đem rửa sạch, để ráo sau đó chưng cách thủy với đường phèn.
Người bệnh ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy rõ tác dụng bổ tim và cải thiện hiệu quả tình trạng hở van tim.
- Quả lựu bạch
Tác dụng: Cũng là một bài thuốc nam hỗ trợ chữa bệnh van động mạch chủ vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị: 1 quả lựu bạch, cây ngũ sắc 50g, chuối hột 0g, hoa mười giờ 20g, lá tràm 20 lá, lá sung 20 lá, gừng 7 lát.
Thực hiện: Sau khi có đầy đủ các loại kể trên, ta đem rửa sạch, rồi cho vào nồi nấu chung với 3 bát nước. Đun cho đến khi nước trong nồi còn lại 1 chén thì bắc ra.
Trước khi uống, người bệnh nên cho thêm 1 chút đường phèn. Sử dụng bài thuốc này trong thời gian dài, bệnh nhân bị bệnh sẽ thấy được hiệu quả bất ngờ.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh van động mạch chủ là căn bệnh về tim mạch nguy hiểm thường gặp nhưng lại khó phát hiện. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này, ta cần phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.
Có chế độ ăn hợp lý
Thứ nhất, bạn cần phải kiểm soát được tình trạng huyết áp cao của cơ thể và hàm lượng Cholesterol trong máu.
Để làm được điều này trong quá trình ăn uống hàng ngày, bạn nên ăn các chất có ít chất béo, dùng các loại thực phẩm ít mặn và ít Cholesterol. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn tối đa 5g muối cho cả ngày.
Đồng thời ăn ít các thực phẩm chứa các chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ vì chúng có chứa nhiều lượng Cholesterol có hại cho sức khỏe.
Nên ăn nhiều rau quả, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất vi lượng vì chất xơ giúp cơ thể tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm mỡ trong máu, giảm nguy cơ bị bệnh.
Xây dựng nếp sống lành mạnh
Thứ hai, bạn cần xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh, nên tạo cho mình thói quen vận động, tập thể dục thể thao hàng ngày.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì nó có ảnh hưởng rất xấu đối với người bệnh van tim.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt là với những người có nguy cơ mắc bệnh như cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, nghiện bia rượu…
Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh, cần tới gặp bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, không được tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định.
Giữ tâm trạng thoải mái
Một trong những biện pháp phòng ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả là giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài trong cuộc sống. Điều này hoàn toàn có lợi đối với tim và sức khỏe chúng ta.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin xung quanh bệnh van động mạch chủ. Hi vọng qua đây, bạn sẽ có thêm hiểu biết sâu hơn về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hợp lý nhất.
Những thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, nếu như bạn có thắc mắc hay lo lắng gì, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sỹ hoặc chuyên gia để được hỗ trợ và tư vấn trực tiếp. Chúc bạn mạnh khỏe.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.