Bệnh tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại thường là chậm hơn so với sự phát triển tự nhiên.
1. Khái niệm bệnh tự kỷ
Bệnh tự kỷ là một loại bệnh có khái niệm gọi là khuyết tật phát triển trong suốt thời gian dài được thể hiện rõ nhất là 3 năm đầu đời. Bệnh nhân tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động và xử lý của não bộ. Bệnh tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào, độ tuổi nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo hay địa vị trong xã hội.
2. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
Đây là vấn đề được nói đến rất nhiều vì nó đã quá phổ biến ở Việt Nam. Về nguyên nhân của bệnh tự kỷ này đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng vẫn chưa được các nhà khoa học kết luận một cách toàn diện, đầy đủ.
Phần lớn bệnh tự kỷ chủ yếu là di truyền, các nhà nghiên cứu lại nghi ngờ cả hai yếu tố môi trường và di truyền đều là nguyên nhân của bệnh này. Tuy nhiên đối với nguyên nhân do di truyền, các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được gen hay tổ hợp gen nào gây ra bệnh này.
Những nguyên nhân khác có thể kể đến như người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ.
Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi, dẫn tới bệnh tự kỷ.
Đặc biệt hơn, bệnh đái tháo đường của mẹ trong suốt thời kỳ thai nghén là nguy cơ quan trọng của tự kỷ; phương pháp phân tích tổng hợp 2009 thấy rằng đái tháo đường tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tự kỷ ở trẻ.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc sử dụng trong thai kỳ như thuốc an thần, Acid Valproic, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp cũng được cho là yếu tố gây nên tự kỷ ở trẻ.
Môi trường tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ với nồng độ cao, tiếp xúc liên tục cũng có tỷ lệ cao gây ra những bất thường về gen, dễ phát sinh những đột biến gen có ảnh hưởng đến các bà mẹ mang thai.
Nhiều người quan niệm, việc thiếu quan tâm con cái là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị bệnh tự kỷ. Tuy nhiên quan điểm này từ những năm 60, khoa học hiện đại đã bác bỏ điều này, hành vi của cha mẹ không thể gây ra chứng tự kỷ.
Những lầm tưởng về việc tiêm vacxin là yếu tố tác động gây bệnh tự kỷ cũng là quan niệm sai lầm.
Vấn đề sử dụng sữa mẹ hay sữa bột cho trẻ cũng không phải là yếu tố của bệnh. Theo nghiên cứu trên các trẻ bị tự kỷ, nhóm trẻ bú sữa mẹ và sử dụng sữa bột có tỷ lệ phát hiện bệnh ngang nhau. Các kết quả thống kê không cho thấy mối tương quan giữa việc sử dụng sữa bột và tự kỷ.
Bên cạnh đó, các tác nhân như rượu bia, chất kích thích, sóng siêu âm, sóng điện từ cũng chưa được các nhà khoa học chứng minh là có liên quan đến căn bệnh này.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng việc xác định tự kỷ không thể dựa trên việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi hay xét nghiệm ADN như một số tin đồn gần đây.
Triệu chứng bệnh tự kỷ – dấu hiệu nhận biết bệnh
Các dấu hiệu của khả năng hòa nhập với xã hội
Bệnh nhân bị bệnh tự kỷ rất ít cười hoặc không cười với người khác, không dám nhìn thẳng vào mắt người khác, thường xuyên chơi một mình, sống trong một thế giới riêng, không để ý đến bố mẹ, không thích chơi với trẻ khác, sống rất độc lập, tự lấy các đồ vật hoặc biết làm những việc sớm trước tuổi.
Giảm khả năng giao tiếp khi bị bệnh tự kỷ
Trong cuộc sống thì khả năng giao tiếp và xử lí ngôn gữ của họ rất chậm. Không có phản ứng khi được gọi tên, chậm biết nói, không tự nói được câu dài, không diễn tả được mình muốn gì, cử chỉ thường không hòa hợp với tiếng nói.
Hành vi lặp lại và bất thường
Các hành vi rập khuôn với các vận động không có mục đích như vỗ tay, quay đầu hay đung đưa cơ thể. Dấu hiệu của bệnh tự kỷ dạng này rất dễ nhận ra vì nó rất rõ ràng. Vậy nên cha mẹ của bé cần lưu ý nhé.
Các hành vi cưỡng bức thường theo một quy tắc nào đó, ví dụ trẻ sắp xếp đồ chơi của chúng theo một đường thẳng.
Các hành vi đơn điệu, thiếu sự đa dạng và chống lại sự thay đổi, ví dụ như trẻ không muốn đồ chơi của chúng bị dịch chuyển hay cưỡng lại sự can thiệp của người khác đối với việc chúng đang làm.
Các hành vi có tính nghi thức bao gồm các hoạt động giống hệt nhau thực hiện hàng ngày ở cùng một thời điểm như chỉ ăn cùng một thực đơn hay mặc một kiểu quần áo vẫn dùng hàng ngày. Các hành vi tự gây tổn thương như tự đánh mình, làm đau mình nhưng không hề khóc.
Ngoài các triệu chứng chính của bệnh tự kỷ nêu trên còn có thể có những triệu chứng khác của trẻ tự kỷ như khó ngủ, thường thức dậy vào ban đêm và dậy sớm, hay nhìn chăm chú 1 vị trí và không có bất kì hành động nào.
Các triệu chứng của bệnh tự phát sinh trước khi trẻ lên 3 tuổi là nhiều. Trẻ bị bệnh tự kỷ thường không được chẩn đoán hoặc bị chẩn đoán sai vì nhiều bác sĩ lâm sàng thường hay ngại bàn luận với cha mẹ về việc con của họ có thể mắc phải chứng bệnh này ngay khi trẻ có dấu hiệu của bệnh. Các bác sĩ này thường không muốn gây căng thẳng và lo âu cho gia đình về những ảnh hưởng gây ra bởi việc xác định bệnh của con cái họ, nhất là nếu họ chẩn đoán sai.
Cơ sở của bệnh tự kỷ là di truyền, tuy nhiên tính di truyền của tự kỷ thì phức tạp và cho đến nay người ta cũng chưa giải thích được nguyên nhân của nó là do mối tương tác gen hay do đột biến gen. Tính chất phức tạp càng lớn do những mối tương tác của nhiều gen, mối tương tác của gen với môi trường hay những yếu tố khác.
Lưu ý. Nhiều cha mẹ khi thấy con mình chậm nói so với bạn bè cùng tuổi thì nghĩ ngay đến việc con đã bị bệnh tự kỷ và đưa đến các trung tâm tự kỷ để nhờ can thiệp.
Tuy nhiên ở trẻ bị bệnh tự kỷ, ngoài việc bị chậm nói, phải bao gồm những biểu hiện khác lạ. Ví dụ như 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ, bi bô, trẻ không ra hiệu, làm điệu bộ như vẫy tay, với đồ chơi…
16 tháng tuổi, trẻ không nói được từ nào hoặc đến 2 tuổi, trẻ không nói được câu ngắn nào đáp trả. Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ có thể bị mất hoặc suy thoái các kỹ năng ngôn ngữ và xã hội.
Còn ở những trẻ có biểu hiện bình thường như các trẻ khác và chỉ chậm nói thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.
Hãy kiên trì dạy trẻ nói bằng cách giảm bớt thời gian cho bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính… Đồng thời, phụ huynh hãy tăng cường thời gian trò chuyện với con để bé luyện nói và có phản xạ về lời nói nhanh chóng hơn.
4. Phương pháp điều trị bệnh tự kỷ hiện nay
Bệnh tự kỷ nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ giúp trẻ cải thiện được khả năng giao tiếp xã hội, sau này lớn lên có thể tự phục vụ một phần nào đó cho bản thân. Ngược lại nếu không điều trị sớm thì sẽ gây nên những ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của bé sau này. Do đó, ngay khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh tự kỷ ở con em mình, phụ huynh đừng chần chừ mà nên tìm ngay những cách khắc phục. Dưới đây là những cách chữa bệnh tự kỷ mà bạn có thể tham khảo:
Sử dụng hóa dược
Điều đầu tiên muốn nói là thuốc không nhằm chữa hết chứng của bệnh tự kỷ vì chưa có, thuốc chỉ dùng để chữa triệu chứng. Khi trẻ được cho uống thuốc thì mục đích là chữa một hay nhiều triệu chứng có liên quan: tính hiếu động, kém chú ý, hành vi rập khuôn, hành vi tự hủy hoại, hung hăng, lo lắng quá độ, lầm lì, khó ngủ.
Haloperidol, thuốc chống loạn thần, với liều từ 0,5 tới 4 mg/ngày. Thuốc có nhiệm vụ làm giảm tính lầm lì khép kín và hành vi rập khuôn (Campbell, 1983).
Fenfluramine, thuốc kháng serotonin (Levontal 1993).
Naltrexone, thuốc kháng opiate, có tác dụng giảm tăng động, cải thiện quan hệ xã hội (Campbell 1993; Henman 1991; Kalmen 1995).
Clomipvamine, thuốc ức chế thu hồi 5 – HT, có tính chất chống ám ảnh, tác dụng làm giảm các hành vi mang tính nghi thức ám ảnh, hành vi định hình, gây hấn và xung động xã hội, cải thiện quan hệ xã hội.
Fluoxetine, một chất ức chế thu hồi 5 – HT khác, cũng làm giảm triệu chứng chung của bệnh tự kỷ nhưng lại gây tác dụng phụ: tăng động, ăn không ngon, mất ngủ (Cook 1992).
Vitamine B6 và magnesium cũng được sử dụng trong trị liệu trẻ tự kỷ…
Tuy nhiên hiện nay chưa có loại thuốc nào đặc trị cho trẻ tự kỷ. Các thuốc trên chỉ để hỗ trợ trị liệu những triệu chứng đơn lẻ, riêng biệt trong hội chứng tự kỷ.
Ăn kiêng
Có giả thuyết cho rằng trẻ bị bệnh tự kỷ là do trẻ bị rối loạn một số tuyến nội tiết trong cơ thể, thiếu sinh tố, và bị dị ứng với một số chất từ bên ngoài đưa vào cơ thể. Vậy nên, ăn kiêng là biện pháp đưa lên hàng đầu của phương pháp này. Các chất mà các tác giả đưa ra là: sữa và các sản phẩm làm từ sữa, đường, bột mì…
Đây vẫn được coi là giả thuyết vì chưa có một công trình khoa học nào được khẳng định chắc chắn về vấn đề này.
Vật lý trị liệu
Phương pháp này nhằm giúp trẻ hoạt hóa một số cơ quan vận động không được hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ mắc bệnh tự kỷ. Trong sinh hoạt hằng ngày, có nhiều cơ quan vận động của trẻ hoạt động bình thường, nhưng trẻ bị bệnh tự kỷ không muốn vận động cơ quan đó do tính tự kỷ quy định; vật lý trị liệu là cách tốt nhất giúp trẻ hoạt hóa các cơ quan này.
Vật lý trị liệu còn giúp loại bỏ những hành vi định hình đặc trưng của trẻ tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh, với hoạt động xã hội của bản thân trẻ tự kỷ.
Bấm huyệt
Bấm huyệt là thủ thuật dùng ngón tay cái, các ngón khác và lòng bàn tay, với sự trợ giúp của dụng cụ bất kỳ để tạo áp lực trên da bệnh nhân. Mục đích là điều chỉnh các rối loạn chức năng, tạo hưng phấn, duy trì sức khỏe cho con người.
Phương pháp đã được áp dụng nhiều cho những trẻ mắc bệnh tự kỷ tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Việt Nam.
Âm nhạc trị liệu
Theo các tác giả của phương pháp này, trị liệu âm nhạc tỏ ra lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là một cách dẫn đến thế giới xúc cảm, tình cảm mà những điều này đang gây khó khăn cho trẻ tự kỷ.
Âm nhạc có thể xâm nhập vào tiềm thức, vô thức mà trẻ không hề biết, có sức cuốn hút trẻ không thể kháng cự khi trẻ bị bệnh tự kỷ. Đồng thời trẻ tự kỷ trong khi nhận thức chỉ hiểu được nghĩa đen, nghĩa thực tại hiện hữu của sự vật, khó khăn trong hiểu nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ. Ở đây âm nhạc có lợi vì trẻ có thể thưởng thức nhạc theo nghĩa đen mà không cần theo dõi diễn biến trừu tượng của bản nhạc cách này cũng được áp dụng rất nhiều.
Thơ ca, âm nhạc
Do trẻ bị bệnh tự kỷ có khả năng nhớ máy móc hơn là nhớ ý nghĩa, nên việc dạy trẻ đọc chữ thông qua thơ ca có giá trị hơn là đọc hiểu cho bé. Với những tiết tấu, giai điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản, tươi sáng và dễ hiểu của thơ, đồng dao sẽ giúp cho trẻ dễ tiếp thu hơn.
Tư vấn tâm lý
Sau nhiều nghiên cứu về giải pháp bệnh tự kỷ ở trẻ thì đây là một phương pháp can thiệp, cách chăm sóc giáo dục, các dịch vụ chăm sóc, những ứng phó trong tương lai, đặc biệt là những thông tin cập nhật về trẻ tự kỷ hiện hành. Qua tư vấn giúp cho bậc phụ huynh có tâm lý thoải mái, chấp nhận tình trạng bệnh của trẻ, giúp họ lựa trọn các dịch vụ và phương pháp trị liệu thích hợp.
5. Cách phòng ngừa bệnh tự kỷ ở trẻ em
Đầu tiên việc mà chúng ta cần nhẫn nại nhất đó là trò chuyện với trẻ ngay từ khi trẻ vừa biết nói các bậc cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con để cùng con trò chuyện. Nếu có thể hãy nói chuyện với con bất cứ lúc nào, dạy con nghe nhạc và hát hò sẽ giúp con năng động hơn, con sẽ thích nói nhiều hơn để cho con có thể hoạt bát và hình thành tư duy từ nhỏ.
Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị tivi, máy tính, điện thoại quá nhiều. Đây là những thiết bị mà trẻ chỉ có thể tiếp xúc 1 chiều, trẻ sẽ không chịu nói, lâu dần sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Có rất nhiều bậc cha mẹ tìm đến trung tâm chữa bệnh tự kỷ thì cho thấy rằng cuộc sống thành thị quá đông và bận rộn nên nhà nhà đóng cửa không cho trẻ ra đường chơi như ở nông thôn, đây là 1 sai lầm nghiêm trọng khiến cuộc sống của trẻ thiếu đi một phần vui chơi và giao tiếp. Cộng thêm việc với áp lực từ cha mẹ trong học tập quá nhiều làm cho trẻ chỉ chăm chú học chỉ quan tâm tới thành tích mà trở nên có nhiều gánh nặng ở độ tuổi chưa cho phép.
Cho trẻ tham gia hoạt động tập thể và giao lưu bạn bè tránh tình trạng tử kỷ ở trẻ, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn. Hãy để cho trẻ có thời gian giao lưu học nhóm cùng bạn bè trải nghiệm tình bạn học các bài ngoại khóa. Đừng lo quá về vấn đề bệnh tự kỷ ở trẻ mà hãy để trẻ ăn khỏe chơi vui vì những áp đặt của phụ huynh.
Tập cho trẻ có khả năng sống tự lập từ nhỏ, giúp trẻ hiểu và phân biệt được đúng sai. Không nên bênh vực vô cớ để trẻ có những suy nghĩ sai lầm sau này.
Bạn cần được nghe tư vấn của Bác Sĩ vì những phương pháp trên về bệnh tự kỷ ở trẻ cần được chữa trị theo giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh. WikiSucKhoe mong bạn sẽ có những kiến thức bổ ích.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.