Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh thấp khớp ngày càng có chiều hướng tăng cao. Nguyên nhân vì sao? Làm thế nào để có thể nhận diện căn bệnh thấp khớp này?
Qua bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh thấp khớp. Từ đó giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
1. Bệnh thấp khớp là gì?
Thấp khớp là bệnh gây ảnh hưởng đến hệ thống khớp xương, gây sưng, đau và cứng khớp. Thấp khớp có thể xảy ra ở nhiều khớp và ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể. Bệnh thấp khớp thường được chia thành 2 dạng là:
- Thấp khớp liên quan đến khớp:
Là tình trạng ảnh hưởng đến các khớp xương, bao gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh Gút, lupus, viêm đốt sống…
- Thấp khớp không liên quan đến khớp:
Là tình trạng ảnh hưởng đến các mô mềm và cơ.
2. Nguyên nhân
Hiện tại, mặc dù khoa học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp, nhưng các yếu tố sau có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành và phát triển bệnh. Cụ thể:
Tuổi tác
Bất kể nam giới hay nữ giới từ độ tuổi trung niên trở lên đều có tỷ lệ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với những người trẻ tuổi.
Nguyên nhân là do, khi tuổi tác càng cao thì các cơ sẽ dần thoái hóa, khiến bệnh thấp khớp cũng như các bệnh xương khớp khác dễ hình thành và phát triển.
Giới tính
Theo một vài số liệu thống kê và nghiên cứu khoa học cho thấy, tỷ lệ nữ giới bị thấp khớp cao hơn rất nhiều so với nam giới. Đồng thời cũng khó chữa trị và phải chịu những tổn thương nặng nề hơn.
Bởi vì, đa phần sức khỏe và thể trạng của nữ giới đều yếu hơn nam giới.
Hơn nữa lại phải trải qua nhiều thời kỳ nhạy cảm như: mang thai, sinh nở, mãn kinh. Điều này khiến sức khỏe sa sút, mầm bệnh dễ hình thành và phát triển.
Di truyền
Nếu trong gia đình hay họ hàng của bạn có người thân đã mắc bệnh thấp khớp thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trường hợp gia đình không có tiền sử với căn bệnh này.
Tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại
Nếu bạn làm những nghề phải thường xuyên tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất như: xăng dầu, thuốc trừ sâu, acetone (nails)… thì nguy cơ mắc bệnh thấp khớp là rất cao.
Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, môi trường nhiễm khuẩn cũng có khả năng bị thấp khớp.
Chế độ dinh dưỡng và thói quen sống không lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng kém hợp lý, ăn uống thiếu chất xơ và canxi, thừa chất béo… có thể dẫn đến thừa cân và béo phì, khiến bệnh thấp khớp dễ hình thành và phát triển nhanh.
Lối sống và thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, lạm dụng rượu bia và đặc biệt là hút thuốc lá nhiều trong thời gian dài sẽ rất dễ mắc bệnh thấp khớp.
Lười vận động
Ngại vận động hay do đặc thù công việc phải ngồi yên một chỗ trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh thấp khớp. Vì nếu các cơ không hoạt động trong thời gian dài sẽ rất dễ bị thoái hóa.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng của bệnh thấp khớp không nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhận biết được căn bệnh này qua một số dấu hiệu như:
Cứng khớp
Cứng khớp, tình trạng này diễn ra nặng nề vào buổi sáng sớm, khi đi lại hoặc sau khi không hoạt động. Tình trạng cứng khớp này có thể kéo dài từ 1 – 2 giờ, hay thậm chí là cả ngày.
Cứng khớp khiến việc đi lại, đứng lên ngồi xuống và vận động khó khăn, đau khi vận động vào buổi sáng sớm.
Đau nhức xương khớp và sưng khớp
Khớp yếu, ấm và sưng lên; khớp phát ra tiếng động khi di chuyển. Các khớp như: cổ tay, cổ chân, đôi gai… sưng phù khi đến giai đoạn cấp.
Đau nhức xương khớp, cảm giác đau tăng lên khi người bệnh vận động. Thường xuyên đau về đêm, nhức mỏi toàn thân và tê bì tay chân (có cảm giác hàng nghìn con kiến đang bò trên lòng bàn tay và bàn chân).
Khớp bị biến dạng
Khi các sụn và sụn nang khớp bị tổn thương nghiêm trọng, một phần hay thậm chí là toàn bộ khớp có thể bị biến dạng. Tình trạng này xảy ra là do người bệnh không kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Mệt mỏi, sốt nhẹ và sụt cân
Ngoài các triệu chứng chính kể trên, người bệnh thấp khớp còn có một số triệu chứng phụ kèm theo như: sốt nhẹ, chán ăn, bỏ bữa khiến cơ thể gầy sút, mệt mỏi.
Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
4. Phương pháp điều trị bệnh thấp khớp
Điều trị bằng phương pháp Đông Y
- Bài thuốc 1
Chuẩn bị: Hà thủ ô, thổ phục linh, quế chi, thiên niên kiệm, tục đoạn, đỗ trọng, mộc qua, ngưu tất, ngũ gia bì mỗi vị 20g.
Cách thực hiện: Ngâm tất cả các vị thuốc với khoảng 20 lít rượu trong khoảng nửa tháng, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát. Sau đó uống mỗi tối khoảng 30ml.
Công dụng: Làm dịu cảm giác đau nhức xương khớp. Hãy kiên trì trong thời gian dài để nhận được kết quả như mong muốn.
- Bài thuốc 2
Chuẩn bị: Đẳng sâm, phục linh, đỗ trọng, đương quy, tần cửu mỗi vị 16g; tang ký sinh 24g; sinh địa 20g; quế chi, ngưu tất, bạch thược, xuyên khung, phòng phong, độc hoạt mỗi vị 8g; cam thảo, tế tân mỗi vị 4g.
Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc ngâm tất cả các vị thuốc trên với rượu và uống hàng ngày.
Công dụng: Giảm đau nhức cơ xương khớp, cải thiện hoạt động của các khớp, hỗ trợ điều trị thấp khớp rất hiệu quả.
- Bài thuốc 3
Chuẩn bị: Bí kỳ nam 40g; ngũ gia bì, bổ cốt toàn, thiên niên kiệm mỗi vị 30g; rễ vú bò và xuyên tiêu mỗi vị 20g.
Cách thực hiện: Sắc tất cả các vị thuốc trên và uống hàng ngày, hoặc ngâm với 1 – 2 lít rượu trắng và uống ngày 2 lần trước khi ăn.
Công dụng: Cải thiện hoạt động của khớp, giảm đau nhức giúp việc đi lại và đứng lên ngồi xuống dễ dàng hơn.
Điều trị bằng phương pháp Nam Y
- Rượu tỏi
Công dụng: Tỏi không chỉ có tính chống viêm, sát khuẩn và còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế các cơn đau nhức. Vì thế mà trong dân gian thường dùng tỏi để chữa các bệnh xương khớp, bệnh thấp khớp.
Cách thực hiện: 40g tỏi khô đã bóc vỏ, thái nhỏ hoặc để nguyên củ cho vào lọ thủy tinh sạch, đổ rượu gạo nguyên chất vào sao cho vừa đủ ngập tỏi là được.
Sau đó đây nắp lại, cứ cách vài ngày lại lắc lên để hỗn hợp thấm đều. Ngâm đến khi rượu chuyển sang màu vàng nghệ là được.
Uống rượu tỏi vào mỗi buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc dùng rượu tỏi thoa đều lên vùng khớp bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng trong vòng vài phút để xoa dịu cảm giác đau nhức khớp.
- Lá lốt
Công dụng: Lá lốt có tính sát khuẩn và chống viêm cao nên thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, đau nhức xương khớp, phong tê thấp, gai cột sống.
Đặc biệt nếu kết hợp lá lốt với các loại thảo dược khác sẽ giúp chữa bệnh thấp khớp hiệu quả.
Cách thực hiện: Lá lốt 20g, gai tầm xooang 16g, thiên niên kiệm 12g. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, sắc chung với 400ml nước đến khi còn 100ml nước là được, uống hết trong ngày.
Hoặc có thể dùng 20g lá lốt, cỏ xước, cành dâu và 10g ngải cứu, mang tất cả nguyên liệu này sao vàng. Sau đó sắc uống mỗi ngày một thang.
Hai bài thuốc này đều có công dụng giảm sưng đau, cho xương chắc khỏe và tăng cường gân cốt
5. Cách phòng ngừa bệnh thấp khớp
Thấp khớp thường rất khó điều trị. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe bản thân, tốt hơn hết nên có biện pháp phòng ngừa bệnh. Và để phòng ngừa bệnh, mọi người nên thực hiện một số điều sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi. Không nên ăn quá nhiều chất béo vì có thể dẫn đến thừa cân, gây béo phì và hình thành bệnh thấp khớp.
Tích cực tập luyện thể dục thể thao
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Chú ý nên chọn những môn thể thao phù hợp với thể chất của bản thân để giúp cơ và xương khớp chắc khỏe hơn, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Không nên hút thuốc lá
Y học đã chứng minh, thuốc lá không chỉ có hại cho gan mà còn là tác nhân gây ra các bệnh về xương khớp. Vì thế để hạn chế nguy cơ mắc bệnh thấp khớp, các bạn nên tránh xa thuốc lá.
Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và hóa chất
Hít phải khói bụi và hóa chất độc hại là một trong những nguyên nhân gây thấp khớp. Do đó, bạn cần tránh tiếp xúc với các hóa chất và bụi bẩn để phòng ngừa căn bệnh này.
Trường hợp do công việc, bạn nên mang khẩu trang để lọc không khí.
Kiểm tra sức khỏe sức khỏe định kỳ
Với những ai có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thấp khớp thì nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần.
Việc này không chỉ giúp phòng ngừa bệnh thấp khớp mà còn có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Mong rằng, với những thông tin được cung cấp trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có những hiểu biết nhất định về căn bệnh.
Qua đó các bạn có thể sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này cũng như có biện pháp phòng ngừa thật hiệu quả.
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ là bệnh thấp khớp, các bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.