Bệnh teo não là một trong những hội chứng nguy hiểm và phức tạp hiện nay. Teo não là quá trình lão hóa tự nhiên, dấu hiệu nhẹ của chứng bệnh mất trí nhớ và Alzheimer.
Vậy teo não liệu có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị, phòng tránh như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây.
1. Khái niệm
Bệnh teo não là một cân bệnh nặng thuộc hệ thần kinh trung ương. Điểm dễ nhận thấy ở bệnh này đó chính là sự mất dần đi tế bào thần kinh hoặc mất kết nối các tế bào thần kinh trong não.
Bệnh teo não thường phát triển nhanh hơn những người mắc hội chứng khiếm khuyết nhận thức mức độ nhẹ ( MCI). Hội chứng trên có ảnh hưởng đến sinh hoạt hoạt thường ngày của bệnh nhân như hay quên, chán ăn, mệt mỏi..
Sau khi chuẩn đoán bệnh trên phim XQ cho thấy được hình ảnh sọ thẳng nghiêng teo não bị nhỏ đi, còn chụp phim cộng hưởng thì thấy mô não bị thừa, các rãnh cũng giãn rộng hơn.
Chính những điều này làm cho con người hạn chế khả năng ghi nhớ, ngôn từ ấp úng, thường xuyên quên, không điều khiển được hành vi hàng ngày…
2. Nguyên nhân
Phần lớn những người bị bệnh teo não thường không rõ nguyên nhân chính xác xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, để mang lại kết quả chuẩn đoán chính xác cần thực hiện kiểm tra bằng kĩ thuật quét như: chụp cộng hưởng hoặc chụp cắt lớp vi tính.
Teo não thường xảy ra trên mọi đối tượng nhưng chủ yếu tỉ lệ mắc phải cao nhất là ở người lớn tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do di truyền từ người thân, do các hệ thống máu nuôi dưỡng lên não bị hẹp động mạch, xơ vữa động mạch, dị dạng mạch máu…
Trong đó, Alzheimer cũng là một nguy cơ lớn dẫn đến bệnh teo não. Hơn nữa, ở người lớn tuổi một phần do lão hóa của cơ thể và sự kết hợp của các bệnh khác như Parkinson hay Alzheimer góp phần tác động làm cho não bị teo lại.
Ngoài ra, bệnh teo não cũng xuất phát từ những nguyên nhân khác ngoài tuổi tác và di truyền như:
- Chấn thương sọ não
- Do bệnh Alzheimer, bại não, vi rút zika cũng gây teo não
- Do đột quỵ, sự gián đoạn trong quá trình tuần hoàn máu trong não
- Do bệnh Huntington, Leukodystrophy hay bệnh Krabbe cũng là nguyên nhân dẫn đến teo não.
- Bệnh pick cũng là nguyên nhân phá hủy tế bào thần kinh não bộ
- Do bệnh đa xơ cứng gây nên viêm và tổn thương myelin, mô não bị tổn thương
- Do người bị động kinh
- Người mắc tiểu đường tuýt II
- Người chán ăn, rối loạn đường ăn uống, ăn uống không kiểm soát. Người suy dinh dưỡng, thiếu chất hoặc thừa chất dinh dưỡng.
- Do Encephalomyopathies ty lạp thể. Cụ thể là hội chứng Kearns-Sayre
- Do viêm não, viêm não cấp tính, nhiễm trùng não hoặc tủy sống
- Do bệnh AIDS, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch.
- Người thiếu chất vitamin B12, theo nghiên cứu cũng cho thấy nếu lượng B12 bị giảm thì cũng đồng nghĩa thể tích não cũng giảm theo.
3. Triệu chứng
Mất trí nhớ
Đây là triệu chứng đầu tiên cũng như xuất hiện rất sớm, phát triển nhanh và khả năng phục hồi chậm. Bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ thường hay quên, quên ngày tháng, hoạt động xung quanh, các mối quan hệ, đường đi, vệ sinh cá nhân…
Rối loạn ngôn ngữ:
Đây cũng là biểu hiện sớm của chứng teo não. Họ thường gặp khó khăn trong việc phát âm, nói không trôi chảy, khó biểu đạt ngôn từ cần nói, sau đó dần mất đi khả năng ngôn ngữ.
Rối loạn phối hợp động tác:
Người bệnh không để ý đến vệ sinh cá nhân hàng ngày như quần áo lộn xộn, công việc quen thuộc hàng ngày không hoàn thành, thường xuyên gặp sai xót. Bệnh nhân yếu cơ, hay chuột rút, không thể tự tắm rửa, thay quần áo như người thường.
Rối loạn chức năng nhận thức:
Rối loạn nhận thức cũng là một trong những biểu hiện của bệnh teo não. Người bệnh thường không định hướng được thời gian, phương hướng, các phép toán, cách sử dụng đồ vật đơn giản.
Trầm cảm:
Đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh teo não. Có đến hơn 25% trong số người teo não mắc chứng trầm cảm. Họ thường xuất hiện các triệu chứng như ảo tưởng thị giác, hoang tưởng người bị hại, người khác theo dõi, tâm lí trở nên bất ổn định, đôi lúc bệnh nhân có ý định tử tử nhưng sau đó lại xuất hiện chứng khoái cảm.
4. Cách điều trị
Để chữa bệnh teo não, một số loại thuốc tây y cũng là cách để khắc phục được tình trạng bệnh, bằng cách cải thiện hệ thần kinh.
Tuy nhiên, không phải sử dụng quá nhiều thuốc là tốt mà còn xuất hiện thêm tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi…
Vì thế, trước khi sử dụng nên tham khảo bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng như thế nào? Một số loại thuốc có chứa thành phần Anthocyanin và Pterostilbene có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh.
Ngoài ra, bệnh teo não còn được chữa trị bằng một số bài thuốc đông y và nam y như:
Chữa bằng thuốc Đông y (Thể tâm tỳ đều hư)
Bài thuốc bao gồm: nhân sâm, toán táo nhân mỗi vị 12g, phục linh, sinh địa, đương quy, thực địa mỗi vị lấy 9g, bá nhân tử, ngũ vị tử mỗi loại 6g, cam thảo 3g.
Cách sử dụng: sắc lấy nước uống trong ngày, trước bữa ăn chính
Chuyên trị: người có chứng trầm tư, nói khó, ngôn từ lẫn lộn, đi đứng khó khăn, chậm chạp, tinh thần trở nên mệt mỏi, tự tạ mồ hôi, tim đập mạnh, hồi hộp, sợ hãi, biếng ăn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tề nhược.
Phép chữa: dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần ích trí.
Chữa teo não bằng nam y: cây thông đất
Cây thông đất là một loại cây cực hiếm được trồng tại Việt Nam tại các mỏm đá cao nguyên. Cây có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh teo não, sa sút trí nhớ ở người lớn tuổi.
Nguyên liệu: Cây thông đất
Cách sử dụng: phơi khô, sắc thành thuốc uống trong ngày, trước bữa ăn.
Ngoài ra hiện nay cây thông đất được chế biến thành viên để uống hàng ngày.
5. Cách phòng ngừa
Để phòng chống bệnh teo não, suy giảm trí nhớ cần thực hiện những nguyên tắc sau đây:
Nên bồi bổ thêm một số thực phẩm có khả năng phục hồi các tế bào thần kinh não. Nghiên cứu cho thấy, người có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và omega – 3 giảm nguy cơ mắc bệnh bị teo não hoặc các bệnh liên quan đến alzheimer. Có thể kể tên một số thực phẩm sau:
Sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe
Nghiên cứu thực tế cho biết rằng người thường có chế độ ăn uống nhiều mỡ, chát béo bão hòa và cholesterol. Tuy nhiên omega – 3 cũng là dạng mỡ nhưng có tác dụng chống lão hóa tế bào thần kinh não.
Theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên tiêu thụ dưới 30% nhu cầu hàng ngày. Ăn nhiều loại rau quả sậm màu có tác dụng chống lại sự lão hóa não.
Đậu nành: có chứa thành phần giống như estrogen. Chất này có tác dụng chống lại bệnh Alzheimer. Ngoài ra, còn đặc biệt tốt cho phụ nữ sau khi mãn kinh.
Đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng cường lượng vitamin, khoáng chất bổ dưỡng cho não bộ từ các loại hạt, ngũ cốc, các loại rau xanh, trứng, thịt gà…
Một số thực phẩm giàu canxi như đậu nành, súp lơ, hạnh nhân, cá biển…
Hạn chế sử dụng chất kích thích có hại cho sức khỏe
Rượu: Nếu sử dụng 1 đến 2 ly mỗi ngày có tác dụng tốt bảo vệ não. Giúp phóng thích acetylchotine – chất gay khiếm khuyết trong bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, lạm dụng quá nhiều rượu bia vào cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động trí não hàng ngày.
Hút thuốc lá, béo phì và đái tháo đường: đây chính là nguyên nhân gây bệnh teo não, dẫn đến suy giảm trì trệ. Vì vậy, nên thực hiện bỏ thuốc lá để giữ cho tinh thần lẫn thể chất khỏe mạnh hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh teo não.
Folate và vitamin B12: Đây là chất gây suy giảm hemocysteine. Vì thế, nên bổ sung đủ lượng cần thiết hàng ngày cho cơ thể.
Vitamin chống oxy hóa: bổ sung vitamin E, C để chống nguy cơ làm tổn thương tế bào thần kinh.
Có chế độ sinh hoạt điều độ phù hợp
Tập thể dục thường xuyên: không hoạt động thường xuyên ở độ tuổi trung niên làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Vì thế, để điều trị và phòng bệnh tốt hơn nên tập luyện thể dục mỗi ngày để duy trì sức khỏe cho bộ não. Đặc biệt, người trên độ tuổi 65 nên thực hiện tập luyện một tuần 2 – 3 buổi.
Ngủ đủ giấc, ngủ đủ 8 tiếng/ ngày. Hạn chế thức khuya để giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi, căng thẳng vào sáng hôm sau.
Hạn chế hút thuốc, từ bỏ thuốc lá sớm để giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí não, phổi…Và một số bệnh lí nguy hiểm khác.
Tránh căng thẳng, lo lắng, giải tỏa tinh thần. Hãy cố gắng cho tinh thần luôn thoải mái để tránh nguy cơ mắc các bệnh liên quan như trầm cảm, teo não…
Nên lao động trí não thường xuyên, dưới một số hình thức như học tập, nghe nhạc, ngoại ngữ…Đây cũng là cách tốt giúp cho não hoạt động thường xuyên giúp làm chậm quá trình teo não.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp tăng cơ bắp, giúp não bộ được hoạt động thường xuyên, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, não bộ. bạn nên thực hiện một số hoạt động tốt như: đi bộ, leo cầu thang, đạp xe, dưỡng sinh, yoga, chơi các bộ môn thể thao…
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh teo não. Giúp cho các bạn biết thêm về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh tốt hơn. Ngoài ra, mọi người nên kiểm tra sức khỏe định kì hàng tháng để giảm nguy cơ mắc các bệnh lí liên quan khác.
Mọi thông tin chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên ngành để được tư vấn trực tiếp.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.