Bệnh mất trí nhớ là triệu chứng thường gặp phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà còn có thể gặp ở tất cả độ tuổi khác nhau. Vậy mất trí nhớ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh như thế nào? Đây cũng là câu hỏi mà được nhiều người thắc mắc và mong muốn được giải đáp.
Để giúp các bạn có thể biết thêm về mất trí nhớ hãy cũng tham khảo qua bài viết chia sẻ sau đây:
1. Khái niệm
Bệnh mất trí nhớ hay còn gọi là hội chứng mất trí nhớ. Đây là một tình trạng khiến cho người bệnh mất đi kí ức, thông tin, sự kiện và những trải nghiệm đã từng tham gia trong một khoảng thời gian.
Có rất nhiều trường hợp bệnh lú gây nên mất nhớ như suy giảm trí tuệ, gây ảnh hưởng đến thần kinh. Mất trí nhớ là một dạng bệnh nặng hơn so với mất kí ức. Bệnh thường làm giảm khả năng phục hồi thêm kí ức cho người mắc phải.
Mất trí nhớ có hai trường hợp, một là mất trí nhớ tạm thời, hai là mất trí nhớ vĩnh viễn. Với mỗi trường hợp thường có cách điều trị và phục hồi khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ cần biết rõ nguyên nhân để có liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
2. Nguyên nhân
Bệnh mất trí nhớ thường so những nguyên nhân sau đây:
Chấn thương về thần kinh:
Người bị tai nạn chấn thương phần trí não cũng có khả năng mất trí nhớ cao.
Tuổi tác:
Những người lớn tuổi thường có trí nhớ kém hơn thời còn trẻ, do tuổi càng cao khả năng tiếp thu kém, ghi nhớ khó hơn.
Sử dụng các loại thuốc
Thương xuyên sử dụng các loại thuốc gây hại như: thuốc An thần, giảm đau sau khi phẫu thuật, giãn cơ, thuốc chống trầm cảm hoặc kháng sinh histamin.
Người sử dụng thuốc lá, chất gây nghiện:
Nếu sử dụng những chất kích thích trên một thời gian dài có thể khiến cho quá trình truyền tải tín hiệu bị ngăn chặn đến não. Cũng chính điều này là giảm trí nhớ học hỏi của não, oxy lên não bị ảnh hưởng.
Thiếu ngủ:
Trong thời gian ngủ, não vẫn hoạt động và xâu chuỗi lại những sự kiện, củng cố lại những gì đã thực hiện trong thời gian gần nhất và ghi nhớ vào bộ não. Cũng vì vậy, nếu ngủ bị thiếu cũng khiến cho thông tin tiếp nhận đến não bị ảnh hưởng và khó tiếp thu.
Căng thẳng, cú sốc lớn và lo âu:
Nếu tinh thần luôn lo âu, căng thẳng kéo dài, cú sốc tinh thần có thể ảnh hưởng xấu đến bộ não, giảm khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ, hỏi học. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh trầm cảm.
Chế độ ăn uống kém :
Thiều nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bộ não như omega – 3, sắt, DHA, omega – 6, Phosphatidylserine…Làm cho trí nhớ dễ bị thuyên giảm, khó tiếp thu hơn bình thường.
Ngoài ra, do điều kiện môi trường và lười vận động cũng là nguyên nhân gây mất trí nhớ.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Tình trạng mất trí nhớ làm cuộc sống trở nên khó khăn, đảo lộn nó cũng là một triệu chứng của bệnh Alzheimer’s. Đây cũng là bệnh dễ dẫn đến tử vong cao, gây suy giảm trí nhớ, suy nghĩ cũng như suy luận hàng ngày.
Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh mất trí nhớ:
Tình trạng suy giảm trí nhớ làm xáo trộn cuộc sống thường ngày
Đây chính là biểu hiện phổ biến nhất của bệnh mất trí nhớ, gây suy giảm trí nhớ, đặc biệt là các thông tin, mối quan hệ xung quanh thời gian gần đây hoặc đã từ lâu. Có thể người bệnh chỉ nhớ một phần kí ức hoặc quên hết tất cả, công việc, tuổi tác, tên tuổi, những quan hệ…
Gặp khó khăn khi lập kế hoạch hay giải quyết vấn đề
Một số người thường có biểu hiện như thay đổi kế hoạch và gặp rắc rối với công việc quen thuộc. Những người này thường gặp khó khăn trong việc suy luận, ghi nhớ những công việc họ đã từng làm trước đây.
Gặp khó khăn khi hoàn thành các công việc quen thuộc ở nhà, tại nơi làm việc hay khi vui chơi
Thường gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề, không hoàn thành công việc hàng ngày. Đôi khi còn không nhớ địa điểm thường lái xe đến, không nhớ luật lệ của trò chơi yêu thích, cách thức nấu món ăn…
Lú lẫn về thời gian hoặc nơi chốn
Người bệnh Alzheimer’s có thể không nhớ được ngày tháng, các mùa trong năm và mốc thời gian. Họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu một điều gì đó khi điều đó không xảy ra ngay lập tức. Đôi khi, họ quên mất mình đang ở đâu hay làm sao họ đến được nơi đó.
Gặp khó khăn trong việc hiểu các hình ảnh trực quan và mối quan hệ trong không gian
Với vài người, gặp vấn đề về thị giác chính là dấu hiệu của bệnh Alzheimer’s. Họ gặp khó khăn khi đọc, phán đoán khoảng cách, xác định màu sắc hay sự tương phản, điều này có thể gây ra sự cố khi lái xe.
Phát sinh những khó khăn mới về từ ngữ khi nói hoặc viết
Người mất trí nhớ thường có vấn đề khi họ tham gia cuộc trò chuyện, có thể dừng lại khi nói, lặp đi lặp lại một câu chuyện. Đôi khi họ khó phát âm từ vựng, không viết được từ ngữ cần viết, gọi đúng tên đồ vật…
Đặt đồ vật nhầm chỗ và mất khả năng hồi tưởng lại các bước
Trường hợp để nhầm đồ vật, lấy nhầm đồ vật nơi quen thuộc thường xuyên xảy ra. Họ có thể để quên đồ vật thường xuyên và không nhớ nơi đã đặt là ở đâu, hoặc đang đặt bên cạnh mà vẫn đi tìm kiếm. Triệu chứng này về sau càng trở nên nặng hơn.
Giảm khả năng phán đoán hay đánh giá kém
Người bệnh mất trí thường gặp những thay đổi trong việc phán đoán và đưa và phán quyết. Họ thường giải quyết vấn đề liên quan đến tiền bạc, cũng như công việc làm ăn trở nên cẩu thả, chểnh mảng và có nhiều sai xót. Hơn nữa, họ cũng không chú ý đến vấn đề ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ mỗi khi đến địa điểm làm việc.
Rút lui khỏi công việc hay các hoạt động xã hội
Người mắc bệnh mất trí cũng có thể không nhớ ra sở thích, hoạt động xã hội, các môn thể thao hàng ngày. Họ không thể nhớ được cách thực hiện một sở thích bình thường, tránh các hoạt động vui chơi.
Tâm trạng và tính cách thay đổi
Bệnh mất trí nhớ hầu như khiến cho họ thay đổi tính cách một phần hoặc thay đổi hoàn toàn. Đôi khi cách cử xử, ăn nói, hành động khác hẳn bình thường. Những người này có thể dễ dàng nóng giận khi ở nhà, tại nơi làm việc, với bạn bè, người thân, đặc biệt họ luôn đa nghi, chán nản và lo lắng.
4. Cách điều trị bệnh mất trí nhớ
Phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng hàng ngày của người bệnh. Từ đó, bác sĩ mới đưa ra chuẩn đoán chính xác cũng như đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp nhất.
Vì vậy, người thân, bạn bè đồng nghiệp xung quanh nên quan tâm, phát hiện ra các biểu hiện lạ của người bệnh và đưa đến các bệnh viên chuyên ngành để khám xét.
Bài thuốc chữa bằng đông y:
- Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: xuyên khung, đan sâm mỗi vị 15g, hương phụ 12g, sài hồ, thanh bì mỗi vị 9g, đào nhân, hồng hoa, xích thược mỗi vị 12g, chi tử, đan bì mỗi vị 9g, đương quy 9g, bạch thược, bạch truật, phục linh mỗi vị 9g, cam thảo 6g.
Cách sử dụng: sắc thang uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: thạch xương bồ, dạ giao đằng, ngưu tất, ích mẫu mỗi vị 12g, thiên ma, câu đằng, bạch thược, hoàng cầm, tang ký sinh, kỉ tử, đỗ trọng, toan táo nhân,thạch quyết minh, phục linh, chi tử mỗi vị 6g, đại hoàng, mang tiêu mỗi vị 6g; huyền hồ 15g, thanh bì 9g, mẫu lệ, long cốt mỗi vị 12g.
Cách sử dụng: sắc thành thang uống trong ngày, mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn chính.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc chuyên dùng thì việc điều trị tinh thần cũng quan trọng không kém. Nên để ý các vấn đề về dinh dưỡng, hoạt động hàng ngày, vệ sinh cá nhân cũng nên được quan tâm. Hãy tạo tâm trạng vui vẻ, thoải mái để giúp cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
5. Cách phòng tránh bệnh mất trí nhớ
Tập thể dục thường xuyên:
Không chỉ giúp cho cơ thể săn chắc cơ bắp, tăng sức đề kháng tốt mà còn giúp tăng cường trí nhớ, tăng lượng máu tuần hoàn trong cơ thể và lượng oxi lên não. Khi tập thể dục, giúp cho người tập giải phóng được norepinephrine – Chất có tác động mạnh đến trí não, khả năng ghi nhớ.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Ăn nhiều các loại rau tươi cùng chất béo cần thiết rất tốt cho não bộ. Đặc biệt, nên ăn các thực phẩm tốt cho não như súp lơ, quả óc chó, bông cải xanh, cần tây…Những chất này đều giúp cho não bộ phát triển, kích thích tế bào mới hình thành.
Có thể sử dụng thêm củ nghệ để tăng hương vị cho món ăn và có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường trí nhớ.
Ngoài ra, acid béo omega-3 rất tốt cho cơ thể và trí não như một số loại cá: cá, cá hồi, cá ngừ tươi…
Tránh uống rượu:
Nên tránh xa rượu bia, thuốc lá cũng như các chất kích thích. Bởi trong rượu bia làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ gấp 2 lần.
Không căng thẳng, stress:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới việc giữ cho tinh thần thoải mái, vui vẻ có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao.
Bởi các hóc môn gây căng thẳng, kích hoạt thay đổi trong não, làm giảm trí nhớ, khả năng tư suy, học hỏi…Vì vậy, nên sống thoải mái, vui vẻ, giải tỏa mọi lo lắng hàng ngày để phòng chống bệnh mất trí nhớ.
Qua những thông tinh chia sẻ trên về bệnh mất trí nhớ. Từ đó, giúp cho bạn có thể biết thêm về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng chống bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.