Hễ nhắc đến chứng mạch máu, mọi người lập tức nghĩ đến bệnh tim và mạch máu não hiểm nghèo, trên thực tế ngoài hai chứng bệnh này ra còn có rất nhiều chứng mạch máu, thông thường được gọi là bệnh mạch máu ngoại biên.
Theo điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới, chứng mạch máu ngoại biên là căn bệnh hết sức nguy hiểm với tỷ lệ phát bệnh cao, nếu lâu ngày không khỏi, trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến cắt chi và khuyết tật thậm chí đe dọa tới tính mạng.
Vậy mạch máu ngoại biên là bệnh gì? dấu hiệu bệnh ra sao? điều trị và phòng ngừa như thế nào? Tất cả câu hỏi đó sẽ được giải đáp cụ thể qua bài viết sau đây:
1. Bệnh mạch máu ngoại biên là gì?
Bệnh mạch máu ngoại biên, hay còn gọi là PVD (Peripheral Vascular Disease), bao gồm những tổn thương hoặc thuyên tắc ảnh hưởng đến các mạch máu nằm cách xa tim (tức là những động ,tĩnh mạch đem máu đến và đi cho các chi cũng như nội tạng từ vùng dạ dày trở xuống).
Ngoài ra, PVD còn có thể ảnh hưởng những động mạch cung cấp máu cho đầu. Tuy nhiên, bệnh mạch máu ngoại biên chủ yếu ảnh hưởng đến hệ động mạch ở chân và bàn chân.
Các dạng chủ yếu của bệnh mạch máu ngoại biên gồm có:
- Những bệnh liên quan đến động mạch: tắc động mạch, phình, bệnh Buerger, bệnh Raynaud, v.v…
- Những bệnh liên quan đến tĩnh mạch: huyết khối, thuyên tắc phổi, viêm, giãn tĩnh mạch, v.v…
2. Nguyên nhân
Đây là căn bệnh tổng hợp liên quan đến nhiều bệnh lý khác nhau nên nguyên nhân gây ra bệnh rất đa dạng và không cụ thể. Bài viết sẽ đưa ra nguyên nhân gây ra các bệnh về động mạch và tĩnh mạch như sau:
Nguyên nhân gây bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
Bệnh động mạch ngoại biên thường là do xơ vữa động mạch. Trong xơ vữa động mạch, mảng mỡ bám tích tụ trong thành động mạch và giảm lưu lượng máu.
Các yếu tố nguy cơ của hẹp, tắc động mạch ngoại biên cũng tương tự như đối với động mạch vành, bao gồm: tăng cholesterol máu, đái tháo đường, thuốc lá và tăng huyết áp.
Trong đó, thuốc lá là yếu tố nguy cơ đặc biệt quan trọng của bệnh động mạch ngoại biên, nó khiến các triệu chứng bệnh phát triển sớm.
Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch
Nguyên nhân do tổn thưởng những tĩnh mạch nông, làm chậm dòng máu chảy, hoặc liên quan đến suy chức năng van. Thông thường, van tĩnh mạch là để giúp máu chỉ đi 1 chiều về tim mà không ngược lại.
Khi một trong hai nguyên nhân trên xảy ra, máu ứ đọng lại trong tĩnh mạch, gây nên tình trạng giãn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tĩnh mạch huyết khối
Nguyên nhân gây viêm tĩnh mạch huyết khối là cục máu đông. Cục máu đông này có thể do các nguyên nhân:
- Chấn thương tĩnh mạch.
- Rối loạn đông máu di truyền.
- Bất động trong thời gian dài, chẳng hạn nằm viện.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Bệnh học mạch máu ngoại biên là một lĩnh vực chuyên khoa rất rộng, bao gồm nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, triệu chứng của chúng rất đa dạng và phức tạp.
Triệu chứng bệnh động mạch ngoại biện
- Đau rút ở đùi, hông hoặc cơ bắp chân sau khi hoạt động, như đi bộ hoặc leo cầu thang.
- Chân bị tê hoặc yếu.
- Lạnh ở vùng thấp của chân hoặc bàn chân, đặc biệt là khi so sánh với chân khác.
- Đau ngón chân, bàn chân hoặc vết thương chân không lành.
- Sự thay đổi màu sắc của chân.
- Rụng lông hoặc lông tăng trưởng chậm hơn trên đôi chân.
- Chậm phát triển móng chân.
- Da chân sáng bóng.
- Không có mạch hoặc mạch yếu ở chân hoặc bàn chân.
- Rối loạn cương dương ở nam giới.
Triệu chứng bệnh viêm tĩnh mạch
- Đối với viêm tĩnh mạch nông: xuất hiện các dấu hiệu đỏ, nóng và tĩnh mạch lúc này như một cọng dây cứng, có thể đau khi sờ vào. Triệu chứng toàn thân có thể sốt kèm theo mệt mỏi.
- Đối với viêm tĩnh mạch sâu: xuất hiện với cơn đau dữ dội hơn, có thể sốt.
Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch
Dễ thấy nhất là dấu nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo, xanh tím trên da, giống rắn bò. Xung quanh chỗ giãn có thể thấy mạng lưới mao mạch “mạng nhện” hiện lên có màu xanh.
Bệnh nhân cảm giác đau, châm chích ở chân. Mắt cá chân thường phù vào cuối ngày.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị bằng Đông Y
- Bài thuốc Đào hồng tứ vật gia giảm
Tác dụng: chữa giãn tĩnh mạch rất hiệu quả.
Chuẩn bị: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sâm 20g.
Cách dùng: cho 1,5 lít nước sạch vào thang thuốc. Đun đến sôi sau đó đun nhỏ lửa cho sôi lăn tăn trong 45-60 phút. Chắt thu hồi được khoảng 0,5 lít thuốc.
Chia uống 3 lần trong ngày sau khi ăn 30 phút. Nhớ uống ấm. Uống ngày 1 thang, uống liên tục trong 30 ngày.
Kiêng kỵ: Không ăn đồ cay nóng, kích thích (ớt, hạt tiêu, hành tỏi sống, bia rượu, thuốc lá, chè đặc, cà phê).
- Đan Sâm
Tác dụng: Đan sâm là loại thảo dược đặc trị trên tim và mạch vành, có công dụng tốt trong điều trị co thắt động mạch vành.
Chuẩn bị: Đan sâm 32g; Xuyên khung, trầm hương, uất kim: 20g; Hồng hoa 16g; Xích thược, hương phụ, hẹ, qua lâu: 12g; Đương quy vĩ 10g.
Cách dùng: Mỗi ngày uống một thang thuốc trên có công dụng tăng lưu lượng tuần hoàn máu, ổn định các mảng xơ vữa, làm giảm các cơn đau thắt ngực và đau nhói ở tim.
Phương pháp điều trị bằng phương pháp Nam
- Xoa bóp bằng dầu ô liu.
Tác dụng: Dầu oliu dùng để xoa bóp có thể giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đau và sưng do bệnh giãn tĩnh mạch gây ra.
Thực hiện: Áp dụng mỗi ngày 2 lần trong vòng 1-2 tháng sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Bạn có thể thay thế bằng dầu dừa.
- Ớt sừng giúp lưu thông máu.
Trong ớt có chất Capsaicin gây đỏ và nóng, giãn mạch, tăng lưu lượng máu cục bộ, làm tan máu bầm, hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân rất hiệu quả. Chất này chỉ có khi quả ớt chín, chiếm tỷ lệ từ 0,01-0,1%.
Cách dùng: pha một muỗng cafe bột ớt sừng đỏ vào ly nước nóng, khuấy đều và uống trong một ngày là được. Không nên uống hết 1 lần, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Uống ngày 3 lần liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt được hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý: những người bị viêm họng mãn tính, viêm loét dạ dày, mắc bệnh trĩ không nên áp dụng phương pháp này.
- Chữa suy giãn tĩnh mạch chân bằng dấm táo
Thực hiện: Ngâm táo mèo, táo đỏ hoặc dấm gạo và đường đựng trong một chiếc lọ thủy tinh. Sau 6 tuần bạn có thể lấy ra sử dụng để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Cách sử dụng: dùng bông sạch, thấm dấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh rồi chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 lần kiên trì trong hai tháng sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực của bệnh tình.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dấm táo để chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách pha loãng với nước ấm uống mỗi ngày hai lần.
- Lá sen
Tác dụng: lá sen có tác dụng chống xơ vữa động mạch, sử dụng lá sen trong phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và nhiều bệnh khác.
Cách dùng: Lá sen rửa sạch, sắc lấy nước. Nấu 100g gạo tẻ với nước lá sen và một chút đường phèn, nấu thành cháo ăn. Cháo lá sen là món ăn bổ dưỡng, rất tốt cho người mắc bệnh mạch vành, đặc biệt là những người lớn tuổi.
- Nhân sâm
Tác dụng: Nhân sâm có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch, điều trị chứng co thắt động mạch, kích thích tuần hoàn máu và giúp trái tim hoạt động tốt và bền vững hơn.
Chuẩn bị: Nhân sâm 3g, trứng gà 1 quả
Thực hiện: Nghiền mịn nhân sâm trộn đều với trứng gà và hấp chín. Ăn mỗi ngày một lần liên tục trong 15 ngày.
5. Biện pháp phòng ngừa
Ngưng hút thuốc lá
Hút thuốc góp phần co thắt và thiệt hại các động mạch và là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho sự phát triển bệnh động mạch ngoại biên nói riêng, bệnh mạch máu nói chung và ngày càng tồi tệ.
Nếu hút thuốc, bỏ hút thuốc là điều quan trọng nhất có thể làm để giảm nguy cơ biến chứng.
Tập thể dục
Đây là một thành phần quan trọng. Thành công trong phòng và điều trị của bệnh mạch máu ngoại biên thường được đo lường bằng cách có thể đi bộ xa mà không đau đớn.
Tập thể dục thích hợp giúp cơ bắp sử dụng oxy hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể giúp phát triển một kế hoạch tập thể dục thích hợp.
Có chế độ ăn uống khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống cho sức khỏe tim ít chất béo bão hòa có thể giúp kiểm soát huyết áp và mức cholesterol.
Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng – như vitamin A, B-6, C và E, folate, chất xơ; và axit béo omega 3 – liên kết với một tỷ lệ thấp hơn của bệnh động mạch ngoại vi.
Duy trì trọng lượng cơ thể lành mạnh sẽ phòng ngừa được các bệnh mạch máu ngoại biên.
Kiên trì uống thuốc
Quan trọng nhất trong phòng bệnh là điều trị khỏi hẳn nguồn bệnh, muốn vậy người bệnh phải kiên trì uống thuốc, đúng thuốc, đúng liều, và đủ thời gian theo quy định.
Chăm sóc bàn chân
Ngoài các đề xuất trên, chăm sóc cho đôi chân tốt. Bởi hầu hết các bệnh mạch máu ngoại biện xảy ra ở chân. Thực hiện các bước sau:
- Rửa chân hàng ngày, lau khô kỹ lưỡng và dưỡng ẩm thường xuyên để ngăn chặn vết nứt có thể dẫn đến nhiễm trùng. Không dưỡng ẩm giữa các ngón chân, tuy nhiên, vì điều này có thể khuyến khích tăng trưởng nấm.
- Mang giày vừa vặn và tất khô.
- Kịp thời điều trị bệnh nhiễm nấm bàn chân.
- Hãy cẩn thận khi cắt tỉa móng tay.
- Tránh đi chân trần.
Như vậy, bệnh mạch máu ngoại biên là căn bệnh tổng hợp gồm nhiều bệnh lý khác nhau như các bệnh về hệ động mạch, các bệnh về hệ tĩnh mạch.
Đặc biệt nó không phải bệnh liên quan đến tim và não như thông thường chúng ta vẫn nghĩ về các bệnh mạch máu. Tuy nhiên, nó cũng là một trong căn bệnh nguy hiểm, nếu không chữa trị triệt để thì tử vong rất cao.
Để phòng ngừa bệnh này, bạn hãy thay đổi lối sống của mình khoa học hơn, lành mạnh hơn, chế độ ăn hợp lý hơn, đặc biệt là không hút thuốc lá – nguyên nhân chính gây nên các bệnh về mạch máu ngoại biên.
Bài viết trên (thông tin bài viết) chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn trực tiếp.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.