Hiện nay, các ca bệnh giãn tĩnh mạch thực quản đang có dấu hiệu tăng cao. Các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thực quản nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể khiến cho người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Bởi vậy việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và cách điều trị là cần thiết để biết cách phòng tránh cũng như chữa trị hiệu quả nếu chẳng may mắc phải.
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản là gì?
Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng các tĩnh mạch ở thực quản bị giãn ra. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có vấn đề về gan nghiêm trọng.
Giãn tĩnh mạch thực quản phát triển khi lưu lượng máu bình thường di chuyển đến gan bị tắc bởi một cục máu đông hoặc sẹo trong gan.
Để vượt qua tắc nghẽn, máu phải chảy vào các mạch máu nhỏ hơn vốn không được thiết kế để lưu thông khối lượng máu lớn như vậy.
Các mạch máu có thể bị rò rỉ hoặc thậm chí bị vỡ, gây chảy máu và đe dọa tính mạng. Một khi bạn đã chảy máu, nguy cơ chảy máu lần sau sẽ tăng đáng kể. Nếu bị mất quá nhiều máu, bạn có thể bị sốc và có nguy cơ tử vong.
2. Nguyên nhân
Đâu là nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Dưới đây chúng tôi sẽ chỉ ra cho các bạn
Xơ gan
Nguyên nhân thường gặp nhất của giãn tĩnh mạch thực quản là xơ gan. Xơ làm ngăn cản dòng chảy của máu trong tĩnh mạch cửa, đây là tĩnh mạch chính dẫn máu từ dạ dày và ruột về gan, điều này tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa và các tĩnh mạch khác gần đó và được gọi là tăng áp tĩnh mạch cửa.
Kết quả là máu cần phải tìm kiếm các con đường khác thông qua các tĩnh mạch nhỏ hơn, chẳng hạn như những tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản.
Những tĩnh mạch có vách mỏng chịu áp lực cao nên phình ra, đôi khi vỡ và gây chảy máu.
Huyết khối
Là hiện tượng một cục máu đông trong tĩnh mạch cửa hoặc trong một tĩnh mạch có nguồn cấp vào trong tĩnh mạch cửa được gọi là các tĩnh mạch lách, từ đó có thể gây ra giãn tĩnh mạch thực quản.
Nhiễm ký sinh trùng
Thường do sán máng – loại ký sinh trùng được tìm thấy trong các nước thuộc châu Phi, Nam Mỹ, vùng Caribbean, Trung Đông và Đông Nam Á. Không chỉ gây hại cho gan chúng còn khiến phổi, ruột và bàng quang bị liên lụy.
Hội chứng khiến máu trở lại trong gan
Hay còn gọi là Hội chứng Budd – Chiari. Đây là một tình trạng hiếm gặp khiến các cục máu đông có thể chặn các tĩnh mạch đưa máu khỏi gan.
Uống nhiều rượu
Những người có tiền sử về bệnh gan nhưng uống rượu nhiều thì nguy cơ bị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản và chảy máu thực quản rất cao.
Nguyên nhân khác
Tình trạng sức khỏe này là rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
- Suy dinh dưỡng
- Nhiễm trùng do vi khuẩn
- Aspirin
- Áp lực tĩnh mạch cửa cao
- Giãn tĩnh mạch lớn
- Dấu đỏ trên tĩnh mạch
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Giãn tĩnh mạch thực quản thường không gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, trừ khi có chảy máu. Các dấu hiệu và triệu chứng của chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:
- Nôn và có một lượng máu đáng kể trong chất nôn
- Phân đen như hắc ín
- Đau bụng
- Lượng nước tiểu giảm
- Mất mạch ngoại vi
- Xanh xao
- Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh
- Choáng váng
- Mất ý thức (trong trường hợp nặng)
- Các triệu chứng của bệnh gan mạn tính như vàng da, vàng mắt, dễ chảy máu hay bần tím, báng bụng (cổ trướng).
4. Biến chứng của bệnh
Vỡ tĩnh mạch ở bệnh nhân xơ gan
Các thống kê cho thấy có đến 50% người mắc bệnh xơ gan sẽ bị giãn tĩnh mạch thực quản. Và mỗi năm sẽ tăng khoảng 5%- 15%. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ chuyển sang vỡ tĩnh mạch
Nếu không có xơ gan thì mức độ tử vong là 5%-10% nhưng nếu bệnh nhân bị xơ gan thì nguy cơ tăng lên đên 40%-70%. Khi tĩnh mạch bị vỡ thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Gây xuất huyết tiêu hóa
Đây đã vào giai đoạn 3 của bệnh chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh giãn tĩnh mạch thực quản. Bắt đầu xuất hiện các biến chứng gây xuất huyết tiêu hóa như:
- Loét dạ dày tá tràng
- Rách tâm vị chảy máu
- Dị dạng mạch
- Polyp thực quản dạ dày chảy máu
- Chảy máu đường mật
- Ho ra máu
5. Phương pháp điều trị
Phương pháp điều trị trong tĩnh mạch cửa có thể làm giảm nguy cơ chảy máu do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản bao gồm:
Điều trị bằng Đông y
- Bài thuốc tĩnh mạch tiên
Nguyên liệu: Phương thuốc này được bào chế đều từ thảo dược thiên nhiên như : Hoàng Kỳ , Đương Quy , Xích Thược , Hồng Hoa , Xuyên Khung , Đào Nhân, Thục Địa và vị thuốc gia truyền .
Công dụng: Đây là những thảo dược từ thuốc nam có tác dụng làm phục hồi và làm săn chắc thành mạch máu, phục hồi chức năng tuần hoàn máu giúp.
Ngoài ra tĩnh mạch tiên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, giải quyết được vấn đề táo bón, kiết lỵ hay bệnh trĩ.
Đặc biệt được điều chế từ thảo dược thiên nhiên nên hoàn toàn không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.
Thuốc dễ uống, không có vị đắng, không gây cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy hay làm suy giảm chức năng gan.
Cách dùng: Các vị thuốc trộn chung và sắc với nước theo liều lượng.
Điều trị bằng Nam y:
- Chữa bằng giấm táo
Công dụng: Giấm táo giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên và cải thiện tuần hoàn máu.
Cách dùng: Bạn có thể dùng giấm táo thoa lên da tại chỗ tĩnh mạch giãn. Mỗi ngày làm 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Hoặc bạn có thể uống giấm táo loãng hai lần mỗi ngày.
Thực hiện liên tục sau 1 tháng bạn sẽ thấy hiệu quả tích cực.
- Chữa bằng ớt sừng đỏ
Công dụng: Trong ớt sừng đó có nhiều vitamin C, chất bioflavonid có tác dụng làm tăng lưu thông máu, giảm đau do tắc nghẽn và tĩnh mạch bị sưng.
Cách làm: Đơn giản là pha một muỗng cà phê ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng, khuấy đều và uống hỗn hợp ba lần mỗi ngày trong khoảng một đến hai tháng.
- Chữa bằng tỏi
Công dụng: Tỏi giúp giảm viêm và các triệu chứng của giãn tĩnh mạch, giúp loại bỏ các chất độc hại trong mạch máu, cải thiện lưu thông.
Cách làm: Thái mỏng khoảng 6 tép tỏi, đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch, vắt thêm 3 quả cam, lấy nước và vào chai, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và để hỗn hợp 12 ngày.
Dùng dung dịch mát xa tĩnh mạch khoảng 15 phút và dùng miếng thấm dung dịch bó vào chỗ tĩnh mạch sưng. Kiên trì sẽ có hiệu quả tốt.
- Hoa cúc vạn thọ
Công dụng: Loại hoa này giàu chất flavonoid và vitamin C rất tốt cho việc lưu thông tuần hoàn mạch máu.
Cách dùng: Bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch có thể đun 5-6 hoa cúc vạn thọ trong 500ml nước trong 5 phút, để ấm.
Dùng một miếng vải bông nhúng ướt dung dịch và đặt ngay trên chỗ sưng, khoảng 5 phút. Làm nhiều lần trong ngày. Uống thêm trà hoa cúc tươi, sau vài tháng sẽ thấy hiệu quả.
6. Phòng ngừa
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Không được uống rượu
Bác sĩ thường khuyên những người bị bệnh gan ngừng uống rượu, vì gan sẽ phải xử lý chất cồn. Uống rượu có thể gây ảnh hưởng xấu đến gan đã bị tổn thương.
Có chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn hãy chọn chế độ ăn uống nhiều rau quả và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các nguồn protein nạc, giảm lượng mỡ và thức ăn chiên xào. Thay đổi chế độ ăn uống là nên ăn nhạt bạn nhé.
Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh
Một lượng lớn chất béo dư thừa trong cơ thể có thể gây tổn hại gan. Béo phì có liên quan đến nguy cơ biến chứng của xơ gan. Bạn hãy tích cực giảm cân nếu bị béo phì hoặc thừa cân.
Sử dụng hóa chất tiết kiệm và cẩn thận
Bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn khi dùng hóa chất gia dụng, chẳng hạn như chất tẩy và thuốc xịt côn trùng.
Nếu bạn làm việc trong môi trường nhiều hóa chất, hãy tuân theo các biện pháp phòng ngừa an toàn.
Gan phải xử lý và loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể nên bạn hãy hỗ trợ gan bằng cách hạn chế lượng chất độc mà mình hít phải.
Giảm nguy cơ viêm gan
Bạn hãy bảo vệ bản thân bằng cách kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng bao cao su nếu bạn có quan hệ tình dục. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có nên tiêm chủng ngừa viêm gan B và viêm gan A hay không.
Uống đủ nước
Việc này giúp tuần hoàn máu lưu thông ổn định làm cho các mạch máu, tĩnh mạch luôn khỏe mạnh ngăn ngừa bệnh. Nếu uống nước lọc quá nhàm chán bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước trái cây.
Tập thể dục
Hãy duy trì thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày hoặc tập những môn thể thao như yoga, đi xe đạp, bơi lội… để cơ thể luôn khỏe mạnh, máu lưu thông tốt hạn chế hình thành nhiều căn bệnh nguy hiểm trong đó phải kể đến là giãn tĩnh mạch thực quản.
Những thông tin được cung cấp trên không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của căn bệnh giãn tĩnh mạch thực quản hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.