Bạn có biết đôi chân chúng ta là nơi rất nhạy cảm và được ví như “trái tim thứ hai” của con người? Nhưng trong cuộc sống bộn bề chúng ta thường không dành thời gian quan tâm đến nó chính vì vậy dễ gây ra nhiều bệnh cho đôi chân, làm giảm năng suất lao động, đau đớn, mệt mỏi thậm chí không thể đi lại được.
Một trong số những bệnh thường mắc phải chính là bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đầy đủ về căn bệnh này đồng thời có biện pháp phòng ngừa để có đôi chân mạnh khỏe nhé.
1. Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Tĩnh mạch: Là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể. Tĩnh mạch mang máu từ các tế bào các mô về lại tim, phổi, là nơi máu trao đổi oxy nhờ có van một chiều để ngăn ngừa máu chảy ngược chiều hoặc ứ đọng ở các chi dưới do lực hút của trái đất. Tĩnh mạch có ở khắp cơ thể.
Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm của các chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở chân dẫn đến hiện tượng ứ đọng gây biến đổi huyết động và các mô tổ chức xung quanh.
Cơ chế hình thành bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới: Do sự tổn thương các van tĩnh mạch khi phải chịu đựng áp lực lớn và lâu khiến máu chảy ngược chiều nghĩa là thay vì bơm máu từ bàn chân về tim thì máu lưu thông theo chiều ngược lại làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây nên bệnh suy giảm tĩnh mạch chân.
2. Nguyên nhân
Nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt
Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu như: nhân viên văn phòng, công nhân, người mẫu…
Đặc biệt phụ nữ hay mặc tất bó và ngồi bắt chéo chân khiến máu trong các tĩnh mạch chân ứ đọng lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương van gây nên bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Lão hóa, tuổi cao
Người già, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các đối tượng khác. Tuổi càng cao khả năng mắc bệnh càng cao bởi vì sư hạn chế vận động của con người khi tuổi cao.
Di truyền
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng khi một người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thì các thành viên cùng huyết thống khác trong gia đình cũng bị mắc bệnh với tần suất cao gấp 2 lần người bình thường.
Nhưng thật không may vấn đề này vẫn chưa có giải pháp khắc phục.
Phụ nữ mang thai
Khi mang thai hoóc môn nữ tăng, khối lượng máu tăng nên nguy cơ mắc bệnh rất cao. Phụ nữ đã mang thai và mang thai nhiều lần có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người chưa mang thai và nam giới.
Lạm dụng giày cao gót
Mang giày cao gót quá nhiều khiến máu lưu thông không tốt dẫn đến tình trạng tắt nghẽn là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Do đó chị em đừng nên quá lạm dụng nhé bởi ngoài là một trong những vũ khí sắc đẹp nó còn có thể cướp đi vẻ đẹp đôi chân của phái đẹp bất cứ lúc nào.
Một số nguyên nhân khác
- Môi trường làm việc ẩm thấp, mang vác nặng
- Người béo phì
- Chế độ ăn ít chất xơ và vitamin
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Những biểu hiện sớm của bệnh giãn tĩnh mạch chân thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh khác như: thiếu Calci, viêm tắc động mạch….
Do đó người bệnh không điều trị trong giai đoạn này. Nhưng các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch này thường chỉ có tác dụng tốt trong giai đoạn đầu.
Khi xuất hiện biến chứng việc điều trị sẽ rất khó khăn, lâu dài, tốn kém. Vậy biếu hiện sớm của bệnh là gì hãy cũng theo dõi dưới đây nhé.
Da trên cơ thể dễ bị bầm
Khi gãy rất dễ gây xuất huyết những đốm đỏ li ti, vì các mao mạch bị giãn, bị vỡ gây xuất huyết.
Chân thường xuyên có cảm giác tê
Khi bạn ngồi hoặc đứng lâu chân dễ bị tê và đỡ dần hơn khi xoay cổ chân, đung đưa chân hoặc đi lại.
Cảm giác có dịch chạy trong bắp chân:
Cảm giác này gây khó chịu trong chân và khi vận động sẽ không bớt như bị tê chân. Một số bệnh nhân còn mô tả họ bị đau âm ỉ ở vùng tĩnh mạch bị giãn và xuất hiện vết thâm chỗ đó.
Cảm giác như bị kim châm, kiến bò cùng cẳng chân về đêm.
Chân nặng, mỏi
Thường là vào buổi chiều tối nhưng cũng có thể sớm hơn là khoảng trưa và chỉ đỡ hơn khi người bệnh nằm nghỉ ngơi thoải mái.
Đôi khi người bệnh còn có cảm giác mang giày dép bị chật hơn bình thường. Mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân. Chuột rút vào buổi tối.
Nổi rõ tĩnh mạch
Các tĩnh mạch sau đầu gối chân nổi lên rất rõ rệt, ngoằn ngoèo, đường kính thường lớn hơn 3mm. Đó là những đường vằn mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi rõ trên da.
Đau cổ chân
Có vết chàm hoặc loét ở cổ chân, viêm mô bên dưới da.
Giai đoạn bệnh nặng hơn của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới còn gọi là biến chứng của bệnh thì cực kì nguy hiểm, thể hiện rõ nhất là những vết lở loét trên chân.
Vết loét lan ran ngày càng to và sâu và sinh ra nhiều vết loét nhỏ xung quanh. Kèm theo đó da phù nề và màu sạm hơn.
Khị gặp tình trạng này bạn cần lập tức đến bệnh viện để các bác sĩ chuyên khoa có hướng điều trị bệnh tốt nhất.
4. Biến chứng
- Giai đoạn tiến triển bệnh sẽ gây phù ở mắt cá hoặc bàn chân.
- Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da vì rối loạn dinh dưỡng do máu ứ tĩnh mạch quá lâu ngày. Các tĩnh mạch phồng lên nổi rõ trên da và tạo nên các mảng máu bầm trên da.
- Những vùng da mỏng mà bị giãn tĩnh mạch nhiều nếu không được điều trị sẽ bị loét rất dễ bị nhiễm khuẩn, lở loét da diện rộng.
- Nếu bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh thì rất nguy hiểm bởi vì chúng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh nên điều trị cực kì khó khăn. Cực kì nguy hiểm là có thể gây nhiễm khuẩn huyết.
- Hậu quả nặng nề nhất của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới là nếu máu ứ đọng lâu trong tĩnh mạch sẽ tạo nên những cục máu đông.
Chúng sẽ trôi theo dòng máu chảy về tim sau đó di chuyển theo dòng máu đi đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu những nơi mạch máu nhỏ rất dễ gây ra tắc nghẽn (gây thiếu máu não hoặc nhũn não nếu, gây nhồi máu cơ tim….).
Nếu đi qua động mạch phổi dễ gây tắc động mạch phổi sẽ tử vong chỉ trong vòng vài phút nếu không xử lý kịp thời.
5. Phương pháp điều trị
Bên cạnh tây y thì những lợi ích do dùng thuốc đông y và tây y cũng đang được nhiều người bệnh quan tâm và tin dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những bài thuốc sau nhé
Điều trị bằng Đông y
- Bài thuốc đào hồng tứ vật:
Nguyên liệu: Hồng hoa, đào nhân, xích thược, đan sâm, xuyên khung, sinh địa, thục địa, hòe hoa, hoàng kì, đương quy
Liều lượng: đương quy 20g, xích thược 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g, xuyên khung 15g, sinh địa 15g, hoàng kì 12g, thục địa 10g, hòe hoa 20g, đan sân 20g
Công dụng: Hoạt huyết, chống viêm, thông kinh, thanh nhiệt, giúp lưu thông máu trở về tim dễ dàng
Điều trị bằng Nam y:
- Cúc vạn thọ
Công dụng: Hoa cúc vạn thọ được xem như một thảo dược tốt dành cho bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới vì hoa có chứa chất flavonoid và vitamin C tăng khả năng tuần hoàn máu
Cách thực hiện: Đun sôi hoa trong vòng 20 phút sau đó dùng khăn nhúng nước này đắp chỗ bị sưng đau do giãn tĩnh mạch khoảng 5 phút. Bạn nên thường xuyên để đạt hiệu quả
6. Phòng ngừa bệnh
Uống nhiều nước
Việc này giúp tuần hoàn máu lưu thông ổn định làm cho các mạch máu, tĩnh mạch luôn khỏe mạnh ngăn ngừa bệnh. Bạn cũng có thể thay thế bằng các loại nước trái cây.
Kiểm soát cân nặng
Việc thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên đôi chân khiến các tĩnh mạch ứ đọng làm chân bạn nổi đầy những mạch máu xanh ngoằn ngoèo là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
Để có được cân nặng hợp lý cần thay đổi chế độ ăn tăng cường rau xanh, trái cây, hạn chế dầu mỡ, thức uống có cồn, nước ngọt có gas.
Kê cao chân
Một chiếc gối đặt dưới chân khi bạn ngủ trong tư thế ngửa làm tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực cho đôi chân. Khi nằm bạn nên giơ thẳng chân lên cao vài phút để máu lưu thông tốt hơn.
Tạm biệt giày cao gót, và quần áo bó sát
Việc thường xuyên đi giày cao gót và mặc những bộ đồ bó sát làm suy yếu các van tĩnh mạch làm suy giãn và viêm tĩnh mạch.
Bạn nên mang giày thấp và mềm tránh mặc quần áo thoải mái không bó sát, chọn giày dép đúng size không chèn ép chân cũng là cách phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Giảm thời gian đứng
Cố gắng tránh đứng trong thời gian dài để giảm sức ép lên các tĩnh mạch gây suy giãn tĩnh mạch
Một số biện pháp khác
- Đi tất đặc biệt làm giảm áp lực cho đôi chân nếu bạn không thể tránh khỏi việc đứng lâu.
- Tập thể dục, đi xe đạp, bơi lội, yoga, đi bộ….
- Cẩn thận với thuốc tránh thai: Estrogen với hàm lượng cao làm thay đổi máu lưu thông góp phần tăng giãn tĩnh mạch.
- Thay đổi tư thế ngồi: Tránh bắt chéo chân để tránh gây áp lực cho đùi, xương chậu, gây kém lưu thông máu dễ hình thành chứng suy giãn tĩnh mạch.
- Chọn những trái cây họ cam, quýt vì chúng có chứa nhiều hesperidin, rutin, diosmin giảm tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới căn bệnh rất nguy hiểm. Hi vọng, những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh với nhiều biến chứng này.
Tuy nhiên, bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn trực tiếp khi có những dấu hiệu triệu chứng như đã nêu nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.