Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Não - Thần kinh

Bệnh đột quỵ: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

Ngọc Lan by Ngọc Lan
10/09/2020
in Não - Thần kinh
0
1
SHARES
849
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh đột quỵ: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

Đột quỵ là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy có rất nhiều người băn khoăn rằng dấu hiệu cũng như là cách chữa trị bệnh đột quỵ ra sao. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh đột quỵ để các bạn cùng tham khảo.

Mục lục bài viết

  1. 1. Bệnh đột quỵ là bệnh gì?
  2. 2. Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ
    1. Nhồi máu não:
    2. Xuất huyết não:
    3. Cơn thiếu máu não thoáng qua:
    4. Cao huyết áp:
    5. Các bệnh về tim:
  3. 3. Triệu chứng của bệnh đột quỵ
  4. 4. Điều trị bệnh đột quỵ
    1. Bài thuốc đông y chống bệnh đột quỵ
    2. Bài thuốc Nam chống bệnh đột quỵ
  5. 5. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
    1. Không sử dụng thuốc lá:
    2. Phòng và điều trị huyết áp cao:
    3. Giảm cân:
    4. Phòng và điều trị tiểu đường:

1. Bệnh đột quỵ là bệnh gì?

Bệnh đột quỵ hay còn gọi với một cái tên là tai biến mạch máu não, đây là một căn bệnh xảy ra khi những mạch máu có tác dụng nuôi não của cơ thể gặp phải tình trạng tắc nghẽn hoặc vỡ ra.

Khi đó não của bạn sẽ không nhận được đủ số oxi cần thiết gây chết não hoặc gây ra những tổn thương đáng tiếc. Hiện nay đột quỵ là một trong những nguyên nhân lớn dẫn tới tình trạng tử vong và có thể để lại các di chứng cho người bệnh.

Bệnh đột quỵ gây ảnh hướng tới tính mạng
Bệnh đột quỵ gây ảnh hướng tới tính mạng

Tất cả mọi người mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra hiện tượng đột quỵ. Chính vì vậy bạn chỉ có thể hạn chế khả năng mắc căn bệnh này bằng cách tìm hiểu các nguy cơ gây bệnh và giảm thiểu các yếu tố đó.

2. Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ

Sau đây là một số nguyên nhân dẫn tới căn bệnh đột quỵ mà bạn cần biết

Nhồi máu não:

Khi trong máu của bạn xuất hiện một cục máu đông sẽ khiến cho các mạch máu não bị tắc nghẽn. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra ở người già.

Đột quỵ do nhồi máu não thường xảy ra ở người già
Đột quỵ do nhồi máu não thường xảy ra ở người già

Xuất huyết não:

Khi các động mạch dùng để nuôi phần não của cơ thể gặp phải hiện tượng bị rò rỉ hoặc bị vỡ sẽ khiến cho phần máu bên trong não bị chảy. Tỷ lệ người mắc bệnh xuất huyết não thường sẽ rất ít gặp, tuy nhiên nếu như đã gặp phải tình trạng này thì nguy cơ tử vong là khá cao

Cơn thiếu máu não thoáng qua:

Trong trường hợp các mảng xơ vữa hoặc là các huyết khối động mạch lớn nằm ở cổ của cơ thể bị vỡ ra thì sẽ gây nên hiện tượng tắc nghẽn. Khi đó máu sẽ không thể lên tới não để nuôi phần não dẫn tới tình trạng đột quỵ.

Cao huyết áp:

Những người đã từng mắc bệnh cao huyết áp là những người có tỉ lệ xảy ra đột quỵ rất cao. Bệnh huyết áp sẽ gây nên việc làm tăng lực tác động của máu nên thành động mạch và nó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới việc truyền máu của cơ thể đi nuôi các bộ phận khác, đặc biệt là não.

Theo như thống kê của các chuyên gia thì những người mắc bệnh cao huyết áp sẽ là những người có tỉ lệ gặp phải hiện tượng đột quỵ gấp 2,5 lần so với người bình thường.

Các bệnh về tim:

Như bạn cũng biết thì tim chính là nơi có nhiệm vụ co bóp để giúp đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy khi cơ thể của bạn gặp phải vấn đề về tim thì quá trình co bóp này sẽ bị giảm thiểu và gây ảnh hưởng tới việc cung cấp máu.

Khi lượng máu trong cơ thể không đảm bảo thì sẽ gây nên tình trạng thiếu máu não và rất có thể dẫn tới bệnh đột quỵ.

Cần đến bác sĩ ngay nếu bị đột quỵ
Cần đến bác sĩ ngay nếu bị đột quỵ

3. Triệu chứng của bệnh đột quỵ

Thông thường những người gặp phải tình trạng được quy  thường sẽ xảy ra vô cùng  đột ngột và có rất ít các triệu chứng  để nhận biết. Tuy nhiên sau đây chúng tôi vẫn sẽ cung cấp cho các bạn những dấu hiệu nhận biết bệnh đột quỵ để các bạn cùng tham khảo:

Triệu chứng của bệnh đột quỵ
Triệu chứng của bệnh đột quỵ
  • Khi bạn đột nhiên gặp phải tình trạng đau đầu dữ dội và choáng váng, thậm chí là kèm theo việc bị nôn, cổ không thể cử động được.
  • Việc nói trở nên khó khăn hơn hoặc thậm chí bạn không thể nói được.
  • Thị lực của bạn sẽ bị giảm dần mắt của bạn sẽ cảm thấy mờ và thậm chí là mất hẳn thị lực.
  • Cơ mặt không được giống như ban đầu, miệng lúc đó có thể méo hoặc hơi lệch so với bình thường.
  • Bạn không thể tự chủ được trong việc tiểu tiện hoặc đại tiện.
  • Bạn có thể gặp phải tình trạng bị mất dần đi ý thức như đột ngột hôn mê, nhìn mọi thứ sững sờ, không biết về những gì đang xảy ra xung quanh. Và nếu tình trạng này diễn ra quá lâu thì có thể gây tử vong ngay lập tức.
  • Cơ thể của bạn cảm giác bị mỏi, bị tê, cử động một cách khó khăn.
  • Bị đau đầu một cách dữ dội. Đây là một trong những triệu chứng khá phổ biến của người bị bệnh đột quỵ và nó thể hiện rằng bạn đã đến giai đoạn nặng.

Có đôi khi những dấu hiệu này không quá lâu mà nó chỉ thể hiện thoáng qua trong một vài phút và sau đó thì bạn lại cảm thấy cơ thể của mình bình thường trở lại. Theo y học thì nó được gọi là những cơn thiếu máu thoáng qua. Tuy nhiên nó lại là dấu hiệu dễ dàng để nhận biết về bệnh đột quỵ và bạn cần phải đến ngay bệnh viện để được khám

4. Điều trị bệnh đột quỵ

Thông thường khi mắc phải tình trạng bị đột quỵ thì người bạn cần phải đến trực tiếp cơ sở y tế để được bác sĩ điều trị. Tuy nhiên kèm theo việc điều trị bằng y học thì bạn cũng có thể quan tâm từ các bài thuốc Đông y, Nam y. Đây là những bài thuốc vô cùng hiệu quả để giúp bạn chữa trị bệnh đột quỵ, giảm khả năng tái phát của bệnh

Bài thuốc đông y chống bệnh đột quỵ

Bài thuốc số 1: Bài thuốc này là bài thuốc dành cho người bị liệt sau quá trình tai biến mạch máu não

Nguyên liệu

  • Dây cứt quạ lá nhỏ: Bạn hãy lấy một lượng vừa đủ loại dây lá này rồi sau đó đem đi băm nhỏ
  • Hạt mã tiền tươi: Chỉ cần sử dụng từ 4 đến 8 hoặc là vừa đủ. Chú ý bạn cần phải dùng hạt mã tiền tươi là loại hạt tươi. Thái nhỏ hạt mã tiền tươi ra sau đó đem đi chợ cùng với dây cứt quạ lá nhỏ.
  • Giấm: Hãy tưới phần dấm vừa đủ lên phần hỗn hợp bên trên.

Cách làm:

Bạn hãy cho toàn bộ hỗn hợp thuốc này vào trong chảo để xào cho chúng được nóng nên. Chú ý không nên xào quá khô. Sau đó bạn hãy cho toàn bộ phần hỗn hợp này vào một chiếc khăn rồi đó lên cơ thể phần mà bạn bị liệt. Tuy nhiên không nên để hỗn hợp quá nóng bởi nó sẽ làm bỏng.

Sau khi phần thuốc này đã nguội hẳn thì bạn hãy tháo nó ra rồi sau đó lại đem đi xào nóng lại tiếp. Mỗi ngày bạn cần phải bó 2 hoặc 3 lần và kéo dài trong vòng 5 ngày để đem đến hiệu quả tốt nhất.

Sau 5 ngày thì bạn hãy tiếp tục làm thêm một liệu trình nữa. Cứ như vậy cho đến khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Thông thường thì chỉ sau khoảng 9 đến 10 ngày là cơ thể sẽ có những tiến triển rõ rệt và chức năng của phần bị liệt lúc đó đã được phục hồi một cách đáng kể.

Chú ý: với hạt mã tiền tiêu bạn cần phải để tránh xa trẻ nhỏ bởi đây là một loại hạt rất độc và nếu như ăn vào thì sẽ rất dễ dẫn tới tử vong.

Bài thuốc số 2: Địa long đơn sâm thang

  • Tác dụng: Bài thuốc này đem đến tác dụng chữa tình trạng bị méo miệng và gặp khó khăn trong phát âm.
  • Nguyên liệu: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Một dược 10g. Gia giảm: Âm hư dương thịnh gia Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g, đàm thấp thịnh gia Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g.
  • Cách làm: Đem toàn bộ phần nguyên liệu và gia giảm trên để sắc lấy nước uống hàng ngày.

Bài thuốc số 3: Đào hồng thông mạch phương

  • Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị sau quá trình bị tai biến mạch máu não.
  • Nguyên liệu: Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên sơn giáp, Quế chi, Địa long, Bạch thược đều 10g, Sinh hoàng kỳ (15g), Đơn sâm (15g)

Cách làm: Đem tất cả những thành phần nguyên liệu trên để chế thành thuốc bột để sử dụng uống hàng ngày.Với lượng nguyên liệu trên thì bạn có thể uống  trong 2 ngày, mỗi ngày uống 2 lần.

Trong những trường hợp tình trạng tai biến của bạn khá rộng thì bạn nên tăng thêm liều lượng, sử dụng lượng nguyên liệu trên trong vòng một ngày và chia đều ra để uống từ 2 đến 3 lần.

Bài thuốc Nam chống bệnh đột quỵ

Nguyên liệu: Hạnh nhân: 10g đã tán sẵn, Chi tứ: 10g đã tán sẵn, Đào Nhân: 10g đã tán sẵn, Gạo nếp: 10 hạt, Hạt tiêu sọ trắng: 10 hạt, Lòng trắng trứng gà: 01 quả

Cách làm: Bạn hãy tán nhỏ 10 hạt gạo nếp và 10 hạt tiêu sọ rồi sau đó đem trộm nó cùng với các nguyên liệu khác vào bên trong lòng trắng. Hãy lấy một miếng ni lông thật dày có kích thước vừa bằng gan bàn chân của bạn. Bạn hãy cho tất cả những hỗn hợp trên vào miếng nilon đó và áp vào gan bàn chân.

Để cho hỗn hợp dính vào chân thì bạn có thể sử dụng vải hoặc bằng  y tế để quấn nhiều vòng, chú ý không để cho thuốc chảy ra bên ngoài.

Hãy đặt thuốc từ buổi tối và sau đó để qua đêm đến sáng hôm sau thì bạn hãy tháo ra. Chú ý là nếu bạn là nam thì bạn phải đặt bàn chân bên trái, còn nếu bạn là nữ thì bạn phải đặt bàn chân bên phải.

Sau khi bạn đã tháo toàn bộ phần hỗn hợp trên da thì lòng bàn chân của bạn sẽ có màu xanh mực Cửu Long. Màu xanh này càng đậm thì chứng tỏ kết quả mang lại càng tốt. Bạn không cần phải tốn công để rửa phần màu xanh này mà hãy cứ để đấy, một thời gian sau nó sẽ tự động mờ dần.

5. Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Những người bị bệnh đột quỵ thường hiếm có dấu hiệu báo trước nên rất dễ dẫn tới tử vong. Vì vậy bạn cần phải hạn chế những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ thì abnj  cần phải tuân thủ những điều sau đây:

Không sử dụng thuốc lá:

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính lý giải cho việc tỉ lệ bị bệnh đột quỵ của nam giới cao hơn nữ giới. Chính vì vậy bạn cần phải bỏ thuốc lá ngay lập tức vì nó không chỉ dẫn tới bệnh đột quỵ mà có gây nên bệnh ung thư phổi.

Hãy nói không với thuốc lá để phòng tránh bệnh đột quỵ
Hãy nói không với thuốc lá để phòng tránh bệnh đột quỵ

Phòng và điều trị huyết áp cao:

Những người bị huyết áp cao nên giữ cho huyết áp của mình được ổn định nhất. Luôn để tâm trạng thoải mái để tránh việc đột ngột tăng huyết áp gây đứt mạch máu não.

Giảm cân:

Cần phải hạn chế việc sử dụng chất béo để tránh gây nên tình trạng béo phì khiến cho một lượng lớn mỡ thừa bám lên thành mạch máu. Điều này có thể dẫn tới tắc mạch máu. Bạn nên ăn nhiều hoa quả, rau củ.

Phòng và điều trị tiểu đường:

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây nên xơ vữa động mạch. Điều này làm cho lượng máu trong não không được đảm bảo. Bởi vậy bạn nên tìm cách tránh xa bệnh tiểu đường hoặc tìm cách điều trị nếu mắc phải bệnh.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên để được tư vấn cụ thể nhé.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bệnh viêm não Nhật Bản: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

02/10/2020

Bệnh chấn động não: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

01/10/2020

Bệnh viêm màng não mô cầu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

26/09/2020

Bệnh chấn thương sọ não: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

21/09/2020

Bệnh động kinh: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

19/09/2020

Bệnh tai biến: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

19/09/2020

Bệnh mất ngủ: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh chậm phát triển tâm thần: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

11/09/2020

Bệnh zona hạch gối: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh bại liệt: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa

11/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In