Đau thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 30 đến 50, với tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn ở nam (số liệu thống kê năm 2011). Bệnh thường là hậu quả của một số bệnh tại chỗ như: thoát bị đĩa đệm.
Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa (tên tiếng Anh là sciatica pain) là hiện tượng đau thần kinh hông to, với những cơn đau tại cột sống, thắt lưng tới mặt ngoài đùi, mắc cá chân ngoài, mặt trước ngoài cẳng chân hoặc các ngón chân. Vị trí đau của bệnh đau thần kinh tọa sẽ ảnh hưởng đến hướng lan của các cơn đau.
Nguyên nhân gây bệnh
Trên 90% các bệnh nhân mắc đau thần kinh tọa là do có tổn thương rễ thần kinh, trong đó nguyên nhân chủ yếu chèn ép lên rễ thần kinh là thoát vị đĩa đệm (thường gặp là đĩa đệm L4-L5 chèn ép rễ thần kinh L5, L5-S1 chèn ép rễ thần kinh S1)
Các tổn thương dây thần kinh. Các tổn thương đám rối thần kinh
Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như: tổn thương thân đốt sống (do vi khuẩn hoặc khối u), viêm đĩa đệm đốt sống, mang thai, chấn thương
Triệu chứng
- Đau từ rễ thần kinh lưng hoặc rễ thần kinh sống 1. Cơn đau thường lan xuống đùi
- Đau từ lưng eo đến cẳng chân và có thể xuống ngón chân út (trong trường hợp rễ thần kinh lưng bị chèn ép)
- Đau phía sau mông và kéo dài xuống sau đùi, bắp chân, phía ngoài bàn chân (trong trường hợp rễ thần kinh sống 1 bị chèn ép)
- Đau giữa cột sống hoặc đau 1 bên lưng
- Người bệnh đau thần kinh tọa rất đau và gặp khó khăn khi cúi hoặc nghiêng người, đồng thời có hiện tượng cứng cột sống
- Cơn đau tăng lên nhiều khi hắt hơi, ho, cười, rung lắc hoặc va chạm
- Cơn đau lan từ gót chân lên mông rồi vùng lưng hoặc có thể lan theo chiều ngược lại
- Khó khăn trong việc cử động các ngón chân, mũi chân, chân (thường gặp khi bệnh đã chuyển nặng)
- Có thể có biểu hiện teo cơ đùi, mông, chân
- Chân tê bì, mất cảm giác, rối loạn đại tiện và tiểu tiện
Chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng các cây thuốc nam
Sữa và tỏi
Bên cạnh tác dụng chữa cảm lạnh, có tính kháng viêm và chống lão hóa, kết hợp sữa và tỏi còn giúp giảm các triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Tỏi có tính ấm, vị cay, có tính kháng khuẩn; sữa giàu canxi giúp tăng cường sức bền của xương, giàu axit lactic có tác dụng diệt khuẩn
Cách làm:
Bóc vỏ 3 – 4 tép tỏi tươi rồi nghiền nát
Rót khoảng 200ml sữa tươi vào cốc, cho tỏi đã nghiền nát vào khuấy đều và uống ngay
Mùi của dung dịch khá khó uống nên cũng có thể đun sữa tỏi để bay bớt mùi tỏi sống
Nên sử dụng dung dịch này lúc sáng sớm hoặc khi những cơn đau xuất hiện
Cây xấu hổ
Theo Đông y, cây xấu hổ có tính hơi hàn, có vị ngọt, có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt. Đây là một loại cây bụi, mọc nhiều ở vùng nông thôn Việt Nam, có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp, bệnh dạ dày hiệu quả.
Sử dụng cây xấu hổ để chữa bệnh đau thần kinh tọa, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Dùng 15gr – 20gr rễ cây xấu hổ và cây lá lốt, sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc 2
Dùng 30gr rễ cây xấu hổ, rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô rồi tẩm rượu trắng đem sao khô. Dùng rễ cây xấu hổ đã sao khô này sắc cùng 400ml nước (sắc đến khi cô lại còn khoảng 100ml), chắt lấy nước uống 2 lần/ngày.
Sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh chứa saponin – được coi như 1 loại kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch.
Bài thuốc chữa bệnh đau thần kinh tọa bằng sâm ngọc linh có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Sâm ngọc linh và mật ong
Sâm ngọc linh rửa sạch, thái thành từng lát mỏng, xếp vào hũ thủy tinh. Đổ mật ong vào hũ sao cho ngập hết phần sâm bên trong. Sau 1 tháng có thể dùng được: mỗi ngày ngậm khoảng 3 lát sâm ngọc linh
Sâm ngọc linh và rượu trắng
Ngâm khoảng 120gr sâm ngọc linh với 1 lit rượu trắng (nên sử dụng rượu trắng 50 độ).
Sau khi ngâm 3 tháng có thể sử dụng: Mỗi ngày uống khoảng 1 – 2 chén mắt trâu.
Bài thuốc từ 6 cây thuốc dân gian
Chuẩn bị:
20gr mỗi loại: gốc và rễ cây xấu hổ cây rau má, cây cỏ xước
1kg mỗi loại: lát lốt, xích hoa đồng nam, bạch đồng nữ
Cách làm:
Có thể sắc cùng 1 – 2lit nước (sắc đến khi cô lại còn khoảng 2 bát nước), uống 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện trong nửa tháng sẽ cho hiệu quả đáng kể.
Nấu cao: Bổ sung thêm mật ong, đun thành dạng sền sệt, mỗi ngày sử dụng khoảng 10 – 15ml (cao lỏng)
Cũng có thể nấu thành cao đặc bằng cách đun đến khi không còn nước, đánh nhuyễn rồi nặn thành từng viên cao vừa miệng dùng. Nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, dùng 1 viên/ngày (có thể hấp mềm cho dễ dùng)
Khi chế biến cao (cả dạng cao lỏng và cao đặc), nên tăng lượng nguyên liệu lên 4 đến 5 lần.
Phòng tránh bệnh
- Duy trì trọng lượng cơ thể, tránh béo phì hoặc tăng cân không kiểm soát. Việc các khớp và xương phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể cao cũng tăng nguy cơ mắc bệnh thần kinh tọa
- Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên, đặc biệt là đi bộ, chạy bộ, bơi
- Duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích, chất gây hại cho cơ thể
- ránh mang vác nặng. Trong trường hợp bắt buộc mang vác nặng, nên chọn tư thế cân đối, giảm tập trung sức nặng lên 1 vị trí xương, khớp
- Tránh các tư thế có hại cho hệ xương, khớp