Bệnh dại là một căn bệnh thuộc vào những bệnh nguy hiểm hàng đầu hiện nay, y học khẳng định rằng một khi bệnh đã lên cơn thì có thể dẫn đến tử vong.
Vậy bệnh dại là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện của bệnh như thế nào? Điều trị bệnh có khỏi không? Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì hãy nên theo dõi ngay bài viết sau đây.
1. Bệnh dại là bệnh gì?
Theo định nghĩa từ các chuyên gia bác sĩ thì bệnh dại là bệnh não tủy cấp tính, do các loại virus lây truyền từ động vật sang người. Khi động vật đang mắc bệnh dại cắn vào cơ thể người thì cũng truyền virus sang người.
Có hai dạng bệnh của bệnh dại là thể dại câm( khi người mắc bệnh có thể bị bài liệt), và thể điên cuồng ( người mắc bệnh không kiềm chế được cảm xúc) nên đa số hiện nay đều rơi vào thể điên cuồng là chủ yếu.
Hiện nay thì bệnh dại tập trung chủ yếu hầu hết ở các nước thuộc khu vực Châu Á và Châu Phi. Còn riêng tại Việt Nam thì bệnh dại có tỉ lệ khoảng 2,5% dân số mắc phải, và nguồn bệnh truyền nhiễm chính là bị chó, mèo cắn.
Khi bị cắn, liếm, vết cào từ động từ bị dại lên da thì cần phải nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời.
Hiện tại bây giờ thì thế giới đã có ngày phòng chống bệnh dại 28/9, nên mỗi người dân nên có ý thức bảo vệ bản thân cũng như vật nuôi của mình tránh việc truyền nhiễm bệnh tới người và các loài động vật khác.
2. Nguyên nhân
Mắc bệnh do bị động vật cắn
Nguyên nhân chính gây ra bệnh dại là do loại vi khuẩn Rhabdovirus, tồn tại và phát triển trong nước bọt của những động vật có vú mắc bệnh dại.
Động vật khi mắc bệnh sẽ truyền nhiễm bệnh sang cho các động vật khác hoặc cũng sẽ truyền sang con người nếu bị cắn.
Trong nhiều trường hợp khác, khi bị động vật mắc bệnh dại liếm vào những vết thương hở trên cơ thể như miệng, mũi, mắt,.. thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh.
Theo thống kê thì ở các nước Đông Nam Á hiện nay có tới 96% những người mắc bệnh dại đều là do chó cắn, ngoài ra thì cũng có nhiều trường hợp do các loài động vật khác như mèo, khỉ, …
Ngoài ra thì nhiều người hiện nay khá thắc mắc là khi uống sữa, hay ăn thịt những động vật mắc bệnh dại thì có bị lây nhiễm không?
Thì theo nhiều báo cáo y học cho biết, thì hiện tại chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do sử dụng mắc sữa hay ăn thịt động vật mắc bệnh.
Tuy nhiên thì có nhiều trường hợp những người trực tiếp giết mổ động vật bị bệnh dại thì đều có nguy cơ mắc bệnh, do tiếp xúc trực tiếp với máu và virus ở các bộ phận trên cơ thể động vật nên dễ bị virus tấn công vào cơ thể người.
Lây từ người sang người
Với nguyên nhân truyền bệnh dại từ người sang người là trường hợp khá hiếm gặp. Chủ yếu từ việc cấy ghép giác mạc hoặc hiến tặng nội tạng từ người mắc bệnh sang người bình thường đều có thể xảy ra.
Ngoài ra thì việc tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại khi hôn, hắt xì,… đều có thể bị nhiễm bệnh.
Tuy những người mắc bệnh dại ít khi cắn người khác, nhưng người thân chăm sóc bệnh nhân, hoặc người ngoài nên cẩn trọng để không tiếp xúc với nước bọt của người mắc bệnh dại.
3. Biểu hiện
Sau khi virus bệnh dại tấn công vào cơ thể người, thì nó tự động nhân lên sinh trưởng và hướng tới hệ thần kinh trung ương.
Virus sẽ di chuyển dọc theo đường dây thần kinh và sẽ tiến tới những bộ phận khác như tủy sống, não,.. và phá hủy mô hình thần kinh nên khiến người bệnh có biểu hiện kích động, thần kinh một cách đột ngột.
Ngoài ra thì người mắc bệnh dại thường có triệu chứng sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió và nhiều trường hợp còn dẫn tới chứng bất tỉnh. Nếu trường hợp này kéo dài và không điều trị kịp thời dễ bị tử vong chỉ sau 1 tuần.
Trường hợp bị chó dại cắn thì thường biểu hiện qua hai giai đoạn.
Biểu hiện thời kỳ đầu
Ở thời kỳ đầu từ 1-4 ngày sau khi bị cắn, thì sẽ có những triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, mất ngủ, bắt đầu cảm giác thấy ngứa ngáy khó chịu, có kiến bâu vào vết cắn, stress.
Biểu hiện giai đoạn toàn phát
Nếu sau thời kỳ đầu không điều trị kịp thời, thì bắt đầu chuyển sang giai đoạn toàn phát. Lúc này thì người bệnh bắt đầu có nhiều triệu chứng khác thường hơn như: Đau đầu nhiều hơn, buồn nôn, chóng mặt, lo âu một cách tột độ, bắt đầu có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, khó chịu với mùi lạ.
Đặc biệt bắt đầu có sự xuất hiện của chứng rối loạn thần kinh như tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, đổ nhiều mô hôi, huyết áp hạ thấp, giãn đồng tử,…
Nếu cơn dại vẫn tiếp tục nhiều ngày sau thì người bệnh sẽ chỉ nhìn hình ảnh mờ ảo của mọi vật xung quanh, bị thắt cứng ở vùng cổ họng nên đến lúc này dễ dẫn đến tình trạng tử vong.
Nên khi thấy biểu hiện lạ thường ở giai đoạn đầu thì nên đi khám kịp thời để được điều trị, không nên để bệnh chuyển sang giai đoạn toàn phát vì lúc này sẽ dễ gây tử vong đột ngột.
4. Cách điều trị
Với bệnh dại thì nếu phát hiện kịp thời thì điều trị khỏi hoàn toàn, còn thuốc đặc trị thì hiện tại là chưa có.
Nên khi mới bị động vật cắn thì nên rửa vết thương ngay với xà phòng, để nước chảy dưới vết thương liên tục từ 10 – 15 phút.
Nếu không có xà phòng thì cũng có thể sử dụng nước sạch thông thường, sau đó vết thương cần được rửa sạch bằng cồn 70% hoặc cồn iod.
Trong lúc rửa vết thương thì không nên làm tác động mạnh làm vết thương tổn thương và loét rộng hơn.
Đây là phương pháp điều trị sơ cứu có hiệu quả nhất để có thể tránh được bệnh dại. Sau đó thì nên đưa bệnh nhân đến trực tiếp cơ sở y tế để kiểm tra, điều trị và cần tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với trẻ em thì nên tiêm vacxin phòng dại ngay khi còn nhỏ, để tránh trường hợp mắc bệnh dại khi bị động vật cắn sẽ dễ gặp nguy hiểm hơn người lớn.
Bài thuốc Đông Y kết hợp thuốc Nam
Ngoài ra thì trong y học cổ truyền với sự kết hợp giữa vị thuốc Đông Y và thuốc Nam lại với nhau sau đây có thể chữa trị bệnh dại một cách hiệu quả, nên mọi người có thể áp dụng.
Nguyên liệu gồm có: Bại độc tán 30g, sài hồ 30g, xuyên khung 30g, khương hoạt 30g, phục linh 30g, nhân sâm 30g, tiền hồ 30g, chỉ xác 30g, độc hoạt 30g, cát cánh 15g.
Cách thực hiện: Lấy các nguyên liệu tán thành bột, mỗi lần uống chỉ sử dụng khoảng 6g cho thêm một ít sinh khương, bạc hà đem sắc cùng với 500ml nước cho đến khi chỉ còn 250ml rồi sử dụng.
Nên uống trước khi ăn để có hiệu quả cao hơn, và sử dụng trong vòng 1 tháng đến khi bệnh thuyên giảm.
Tuy nhiên đây là một bài thuốc phù hợp những người mắc bệnh dại giai đoạn đầu, nhưng khi bệnh bắt đầu tiến triển và nặng hơn thì không nên tự ý mua thuốc về cho bệnh nhân uống.
Nên đưa đến ngay cơ sở y tế kịp thời để có thể điều trị bằng phương pháp y học hiện đại kịp thời.
5. Cách phòng ngừa
Bệnh dại hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng để không bị mắc bệnh thì chính bản thân mỗi người cũng có thể tự phòng ngừa được. Để chủ động phòng chống bệnh dại thì Cục Y Tế dự phòng và Bộ Y Tế khuyến cáo mọi người nên thực hiện tốt những vấn đề biện pháp sau:
- Tiêm phòng bệnh dại cho các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo tại các trạm thú y địa phương.
- Nuôi chó trong nhà thì cần phải nhốt hoặc xích lại, khi ra đường nên đeo rọ mõm đề tránh trường hợp cắn người.
- Không nên chọc phá, đùa nghịch chó mèo hay các loại động vật khác.
- Nên tiêm phòng vacxin chống bệnh dại cho cả trẻ em và người lớn, tiêm đủ mũi, đúng thời gian khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ, cũng như đối với các loại vacxin dại khác nha
- Đối với những người hay tiếp xúc với động vật như bác sĩ thú y, người buôn bán động vật chó mèo, người trực tiếp giết mổ, chế biến thực phẩm từ động vật,… thì cần phải đi kiểm tra định kỳ, cũng như tiêm vacxin bệnh dại chủ động trước khi mắc bệnh.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích hay những loại thuốc gây ức chế miễn dịch khi bị động vật cắn.
- Trong trường hợp bị động vật cắn không thấy biểu hiện lạ, nên theo dõi tình trạng con vật sau khi bị cắn có bị ốm, liệt, chết, lên cơn dại,.. hay không. Nếu có thì nên đến cơ sở y tế ngay để khám và điều trị kịp thời.
- Không đưa chó, mèo ra những vùng đang bị dịch
- Khi thấy trường hợp động vật bị dại thì nên báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y để đến kiểm tra và có những biện pháp tiêu hủy chó mèo mắc bệnh kịp thời.
- Cách ly động vật mắc dại, nghi bị dại riêng ra. Không để cùng những động vật đang khỏe mạnh.
Trên là tổng hợp những thông tin về bệnh dại, qua đó chúng ta có thể thấy được việc phòng bệnh rất quan trọng để bảo vệ sự an toàn cho chính sức khỏe của gia đình mình.
Vậy nên mỗi cá nhân nên tự ý thức và phòng ngừa bệnh dại một cách nghiêm túc, để không gây ảnh hưởng tới những người xung quanh và người thân trong gia đình mình.
Tuy nhiên với những thông tin trên chỉ mang tính chất chia sẻ, nên mỗi cá nhân khi thấy những biểu hiện bất thường hay những dấu hiệu bệnh khả nghi thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất , để được kiểm tra tư vấn và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Nếu bạn thấy bài viết này thực sự ý nghĩa và có ích thì nên chia sẻ để nhiều người được biết đến, và cùng nhau phòng chống bệnh vì một cộng đồng tốt đẹp hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.