Tai biến mạch máu não rất thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, trong đó khoảng 25-30% trường hợp tai biến là do bệnh co hẹp động mạch (động mạch vành).
Vậy bệnh có những biểu như nào?phòng ngừa ra sao?. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp thông tin chi tiết về căn bệnh này, giúp bạn có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
1. Bệnh co hẹp động mạch là gì?
Bệnh lý co hẹp động mạch còn gọi là: hẹp động mạch cảnh, động mạch vành, hẹp mạch vành tim, bệnh tim mạch vành).
Bệnh này là tình trạng bệnh lý làm cho lòng mạch bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn làm hạn chế dòng máu đến nuôi tim.
Chức năng của động mạch cảnh là cung cấp máu cho não. Khi động mạch cảnh trở nên hẹp hoặc tắc nghẽn thì được gọi là bệnh co hẹp động mạch.
2. Nguyên nhân
Do mảng xơ vữa
Bệnh động mạch hẹp là do có các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch.
Các mảng xơ vữa này được hình thành và phát triển do các yếu tố như thuốc lá; không vận động thể lực; rượu, bia; bệnh tiểu đường; rối loạn mỡ máu; tăng huyết áp…
Tại chỗ động mạch cảnh bị hẹp, các mảng xơ vữa có thể tự vỡ ra, tạo thành các mảnh nhỏ gây tắc tại chỗ hoặc trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não.
Hậu quả là thiếu máu nuôi não, tổ chức não vùng tương ứng bị chết, gây ra các triệu chứng yếu, liệt chân tay…
Quá trình xơ vữa mạch máu cho đến nay vẫn được hiểu là một quá trình diễn biến sinh lý theo tuổi và vẫn không rõ nguyên nhân.
Tuổi tác
Tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
Giới tính
Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên nữ giới có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn sau khi mãn kinh.
Tiền sử gia đình
Nếu bố mẹ, ông bà hay anh chị bị các tai biến tim mạch khi còn tương đối trẻ tuổi (nam giới dưới 55 tuổi, nữ giới dưới 65 tuổi), thì bạn có nguy cơ bị bệnh động mạch vành cao hơn.
Lối sống ít vận động
Những người không luyện tập thể dục thường xuyên sẽ có tuổi thọ thấp hơn những người có luyện tập thường xuyên.
Do mắc các bệnh khác:
Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid… là một số bệnh gây nguy cơ mắc co hẹp động mạch.
Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia
Hút thuốc làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ các bệnh tim mạch mà còn các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng…
Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu máu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau thắt ngực ổn định.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Thiếu máu não
- Cảm giác yếu, tê, hay cảm giác kim châm một bên thân thể, chẳng hạn, ở tay hay ở chân.
- Không kiểm soát được vận động tay hay chân.
- Không nhìn thấy gì ở một mắt (nhiều người mô tả triệu chứng này giống như thấy cửa sổ kéo xuống).
- Nói không rõ ràng hoặc khó nói.
Những dấu hiệu này thường biến mất trong 24 giờ và thường xảy ra đột ngột. Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh co hẹp động mạch. Người bệnh có cảm giác lồng ngực như bị ép chặt, hay có vật nặng đè lên, tê buốt và nóng rát ở ngực.
Cơn đau xuất hiện ở ngực, dưới xương ức. Sau đó đau lan ra cổ, hàm, vai và cánh tay.
Triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với chứng khó tiêu hoặc ợ nóng, đặc biệt là ở phụ nữ, người bệnh tiểu đường, người già…
Đau ngực có thể lan rộng ra vai trái, cánh tay trái, dưới cổ, hàm, lưng và phần trên của cơ thể.
Một số triệu chứng khác (thường gặp ở nữ giới)
Không ít trường hợp người bệnh co hẹp động mạch không có cơn đau thắt ngực điển hình, thay vào đó là những triệu chứng như: Buồn nôn, đổ mồ hôi, khó thở, hụt hơi, mệt mỏi…
4. Điều trị và phòng ngừa bệnh
Điều trị bằng phương pháp Đông Y
- Bài 1
Chuẩn bị: Củ năn 250g nấm hương 150g. Nấm hương ngâm nước cho nở, gia vị lượng thích hợp.
Cách chế biến: Củ năn bỏ vỏ, cắt miếng, nấm hương rửa sạch, bỏ cả vào chảo xào, rồi thêm các gia vị như muối, đường, bột ngọt… xào cho đến chín. Cách ngày ăn 1 lần, ăn liền 10 ngày.
- Bài 2
Chuẩn bị: Phật thủ 10g, ý dĩ nhân 30g, mộc nhĩ đen 6g, thịt nạc lợn 50, gia vị vừa miệng.
Cách chế biến: Tất cả rửa sạch, cho vào nồi nấu canh. Mỗi ngày ăn 1 lần, có thể dùng thường xuyên.
- Bài 3
Chuẩn bị: Sơn tra sống 500g, mật ong 150g.
Cách chế biến như sau: Sơn tra rửa sạch, bỏ cuống và hạt để vào nồi, thêm 800ml nước, đun nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho mật ong vào, chắt lấy nước.
Chờ nguội cho vào chai. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 20ml dùng liền 10 ngày.
- Bài 4: Đan sâm
Tác dụng: Đan sâm là loại thảo dược đặc trị trên tim và mạch vành, có công dụng tốt trong điều trị co thắt động mạch vành.
Bài thuốc: Đan sâm 32g; Xuyên khung, trầm hương, uất kim: 20g; Hồng hoa 16g; Xích thược, hương phụ, hẹ, qua lâu: 12g; Đương quy vĩ 10g.
Cách dùng: sắc hàng ngày uống 1 thang.
- Bài 5
Chuẩn bị: Cẩu khởi tử 10g, hoa cúc 3g
Thực hiện: Cho vào cốc bảo ôn, pha nước sôi vào, đậy kín nắp, để sau nửa giờ, chắt lấy nước.
Pha ba lần lấy ba nước thuốc hòa lẫn với nhau, cô đặc lại cho đến khi nước thuốc đặc sệt, cho đường trắng vào khuấy đều, để nguội, nghiền thành bột là được.
Ngày uống hai – ba lần, mỗi lần uống 10g với nước sôi.
Điều trị bệnh phương pháp Nam Y
- Tỏi
Các nghiên cứu khác đã khẳng định tỏi có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, ngăn không cho gan sản sinh ra mỡ thừa và cholesterol.
Ngoài ra tỏi còn làm tan cục máu đông và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
- Củ nghệ
Củ nghệ làm giảm mức cholesterol trong máu bằng cách kích thích sản xuất mật. Nó cũng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông nguy hiểm – yếu tố nguy hiểm dẫn đến đau tim.
- Hành
Hành bao gồm adenosine và các chất làm loãng máu giúp ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.
Ngoài ra, hành còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn mạch vành bằng cách tăng HDL – Cholesterol tốt giúp loại bỏ cholesterol xấu.
Ăn nửa củ hành mỗi ngày có thể làm tăng HDL từ 20 đến 30 phần trăm.
- Rễ cây chè
Công dụng hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành.
Nguyên liệu: 50g rễ cây chè già cùng rượu nếp lượng vừa đủ
Thực hiện: rễ cây chè đem rửa sạch thái nhỏ cho vào lọ rồi đổ rượu vào ấm sắc thuốc cùng với một ít nước, nấu lấy hai nước thuốc, sau đó kết hợp hai nước thuốc đó vào với nhau.
Cách dùng: Với bài thuốc nam này, bạn nên uống 1 liệu trình (30 ngày) và uống trước khi đi ngủ.
Có thể liên tục 4-5 liệu trình nhưng mặc dù thuốc có vị đắng nhưng người bệnh không được cho đường vào, bởi nếu làm như thế sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
- Nước sắn dây
Dùng 30g củ sắn dây sắc lấy nước uống mỗi ngày có thể giúp điều trị bệnh về động mạch vành tim, chữa trị bệnh tăng huyết áp, điếc tai đột ngột.
- Hải đới
Bạn dùng 100g hải đới tươi hoặc đã ngâm nở, đậu xanh 50g, nước 500ml nấu cháo ngày ăn 1-2 bát. Sau một thời gian ngắn, những bệnh nhân mắc chứng mỡ máu cao, tăng huyết áp, đờm nhiệt,… bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
5. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Thay đổi lối sống
Xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress; thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ, sắp xếp công việc hợp lý.
Người mắc bệnh động mạch vành thường được khuyên không hút thuốc, không ăn mặn và không ăn quá nhiều chất bột đường.
Nếu bạn đang hút thuốc lá thì hãy cố gắng bỏ càng sớm càng tốt bởi khói thuốc lá làm tăng gấp 3 lần nguy cơ co hẹp động mạch vành theo nghiên cứu của các chuyên gia tim mạch Mỹ.
Chế độ ăn uống phù hợp
Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của người bệnh tim mạch bao gồm các loại ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt và rau quả.
Nên ăn nhiều các loại rau quả, nhất là các loại rau lá màu xanh đậm, màu vàng và màu đỏ.
Những loại rau quả này có nhiều sinh tố và nhiều chất chống oxy hoá khác, nhất là các sinh tố C, E, A, B2, B6, Acid Folic cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá, cho hoạt động của hệ miễn dịch, tăng cường sức bền của mạch máu và bảo vệ thành mạch khỏi sự xâm hại của những gốc tự do.
Hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn; những món dưa, cà càng hạn chế.
Đặc biệt, không nên ăn các món phủ tạng động vật. Không uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.
Tập thể dục, vận động vừa với sức khỏe
Đối với bệnh tim mạch, tập đều đặn tốt hơn là tập với cường độ cao. Đơn giản nhất là đi bộ 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối ít nhất 5 lần mỗi tuần. Đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi ngoài trời đều có hiệu quả.
Ngoài ra, nên thực hiện những bài tập thư giãn, dưỡng sinh mỗi lần từ 15 đến 20 phút, 1-2 lần mỗi ngày để giúp tạo ra những đáp ứng thư giãn và giữ được tinh thần lạc quan và sự tự tin.
Thực hành tốt những điều này không chỉ có thể phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Như vậy, bệnh co hẹp động mạch là một trong nguyên nhân chính gây ra bệnh tái biến mạch máu não nguy hiểm và gây tử vong cao.
Nếu bạn là người có lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống không khoa học và không thường xuyên tập thể dục thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này rất cao.
Hy vọng các thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn thêm hiểu biết về các bệnh lý về tim để tự đưa ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.