Bệnh chấn thương co gân kheo là chấn thương vùng sau chân do hoạt động mạnh đột ngột. Đối với những người từng mắc chấn thương trước đó thì có nguy cơ mắc cao hơn do cơ đã từng bị tổn thương trở nên yếu. Khi dây thần kinh ở dưới lưng bi chèn ép có thể làm tăng nguy chấn thương. Đặc biệt khi cơ thể mệt mói, sức khỏe kém cũng khiến người dễ chấn thương.
Khái niệm
Chân thương co gân kheo hay còn gọi là bệnh cơ kéo hoặc chấn thương gân kheo. Đây là hiện trượng gân kheo bị rách hoặc kéo căng.
Gân kheo nằm ở đâu? Gân kheo nằm ở sau đùi, gân có nhiệm vụ liên kết các nhóm cơ bắp vơi xương tạo thành tổ hợp cơ lớn. Giúp tương trợ các khối cơ và xương khi hoạt động, giảm bớt lực tác động lên từng bộ phận riêng lẻ.
Tuy nhiên việc liên kết các nhóm cơ, lại khiến cho gân kheo dễ bị tổn thương vì áp lực không được chia đề trên các nhóm. Mức độ chấn thương được chia làm ba cấp độ chấn thương:
- Cấp độ một: Căng cơ hoặc gân có vết rách rất nhỏ.
- Cấp độ hai: Rách một phần cơ.
- Cấp độ ba: Là chấn thương nghiêm trọng nhất, cơ bắp bị rách hoàn toàn cần phải được phẫu thuật.
Nguyên nhân
Do chấn thương trong quá trình vận động
Bệnh chấn thương co gân kheo khá phổ biến hiện nay đặc biệt trong các hoạt động, môn thể thao liên quan đến chạy, nhảy. Như bóng đá, điền kinh, nhảy cao, nhảy dây, nhảy,…
Khi các vận động viên bất thình lình tăng tốc, cơ gân kheo bị chịu những tác động bất ngờ. Những cú kéo căng cơ và những cú co cơ khiến cho gân chịu một tác động mạnh gây lên một pha rút chân.
Do hoạt động kéo, co cơ trong thời gian dài
Tất cả các hành động kéo, co cơ tối đa đều khiến cho cơ gân kheo bị tổn thương nặng nề. Nói một cách khác khi sức mạnh nhóm cơ bắp chân, đùi không thể san sẻ áp lực với cơ gân kheo.
Trong trường hợp kéo dài mạnh có thể dẫn đến tình trạng đứt cơ hoặc rách cơ gây lên hiện tượng mắc bệnh.
Do vận động nhiều và tuổi tác
Theo thống kế bệnh chấn thương co gân kheo thường gặp ở những người hoạt động thể thao như bóng đá, bóng rổ, cử tạ, bóng truyền, trượt băng, khiêu vũ nghệ thuật, điền kinh,…có nguy cơ mắc cao hơn.
Những người lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bao hơn người bình thường.
Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Người mắc bệnh chấn thương co gân kheo thường có những triệu chứng như sau:
- Cảm giác đau ở mặt sau ở chân khi hoạt động, ngay cả khi đi lại nhẹ nhàng.
- Cảm giác căng cứng cơ.
- Vùng cơ bị sưng và bầm tím.
- Gặp khó khăn trong co duỗi chân khi hoạt động do căng cứng cơ.
Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp các triệu chứng và biểu hiện khác, tùy vào tình trạng chấn thương. Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu đau, căng cứng cơ nào nghi ngờ mắc bệnh chấn thương co gân kheo thì nên tham khảo tư vẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp người bị chấn thương không có biểu hiện thuyên giảm bệnh, vết sưng có dấu hiệu nặng hơn. Thì bạn cần đi đến các cơ sở y tế, bệnh viện thăm khám và kiểm tra ngay lập tức.
Đối với cơ địa và tình trạng bệnh mỗi người khác nhau mà mức độ, triệu chứng biểu hiện lại khác nhau.
Khi bị chấn thương nên gặp bác sĩ để thảo luận, tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Nhằm định hướng điều trị, xử lý tình trạng chấn thương nhanh chóng, kịp thời.
Phương pháp điều trị
Đông y
Thành phần: Bài thuốc bao gôm hơn 30 vị thuốc được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, bao gồm những thành phần chính như: hoàng kỳ, quy bản, thục địa, thanh táo, tam thất thai, ngưu tất, can khương, bổ cốt toái, ngải cứu,…
Cách dùng: Đem tất cả các vị thuốc trên sắc lên với nước sạch trong khoảng 1 giờ, đun nhỏ lửa liên tục, đều đặn.
Sau đó, rót ra cốc để nguội rồi uống. Bài thuốc có tác dụng chống viêm, tiêu sưng đồng thời giảm đau cực hiệu quả. Khi sử dụng liên tục, đều đặn mới có hiệu lực giúp cho gân cốt và xương khôi phục hoàn toàn.
Tác dụng: Khi sử dụng bài thuốc thường xuyên, liên tục trong khoảng vài tuần, người bệnh sẽ có những biểu hiện cải thiện rõ rệt. Chân hết đau nhức, không còn hiện tượng bầm tím do mạch máu đã khôi phục, lưu thông hoàn toàn.
Khả năng co dãn, đàn hồi của dây chằng và cơ chân được phục hồi. Người bệnh có thể cử động lại bình thường, không còn cảm giác đau nhức. Đặc biệt bài thuốc còn có tác dụng hạn chế những biến chứng tê buốt khi thời tiết thay đổi.
Nam y
- Bài thuốc uống
Thành phần: lấy 3 nắm là gồm có lá cây bìm bịp, ngũ trảo và cây thuốc trặc.
Cách dùng: Lấy 3 nắm lá trên nghiền thật nguyễn, đem trộn với tá dược như bột mì hoặc cùng với dịch rượu, giấm hay nước tiểu. Đem xào lên trong khoảng phút đến khi hỗn hợp đặc sệt lại.
Đợi đến khi thuốc nguội mới đem thuốc bó vào vết thương. Thời gian băng bó trị bệnh chấn thương co gân kheo trong khoảng 3 đến 5 giờ, dùng trước khi đi ngủ đề thuốc phát huy công hiệu.
Mỗi ngày nên thực hiện từ hai đến ba lần. Sau khoảng 4 ngày bệnh có thể thuyên giảm đối với bệnh nhẹ. Còn trấn thương nặng hơn thì tầm 10 ngày.
Công dụng: Cây bìm bịp có tác dụng giảm đau đồng thời hạ sốt, chống viêm. Cây thuốc trặc hay còn gọi là thanh táo rất hiệu quả trong nối gân và tiếp xương.
Bên cạnh đó tinh chất trong thanh táo có tác dụng tiêu viêm, giảm các triệu chứng sưng giảm đau và sát trùng vết thương hiệu quả.
Đối với vị thuốc ngũ trảo có tính bình, mùi thơm có công dụng điều trị nhức mỏi, bong gân rất tốt. Đối với bệnh chấn thương co gân kheo 3 vị thuốc trên có thể khiến cho vết thương nhanh khỏi, không để lại biến chứng.
- Bài thuốc bôi
Bên cạnh sử dụng các bài thuốc điều trị bên trong và đắp ngoài chữa trị bệnh chấn thương co gân kheo.
Người mắc bệnh chấn thương nặng bị tai nạn gân co kheo thì có thể áp dụng biện pháp nắn khớp, xoa bóp, điều chỉnh cơ, xương hoặc phẫu thuật.
Đối với người chấn thương nhẹ thì chỉ cần chữa bằng thuốc đắp là khỏi, sau khi chữa trị sẽ không còn cảm thấy đau nhức, hết triệu chứng sưng và bầm tím.
Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh chấn thương co gân kheo thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến những hoạt động hằng ngày đặc biệt là đi lại.
Người chấn thương thường đi lại khó khăn, không thể vận động bình thường. Đối với vận động viên mà nói thì điều này gây khó khăn trong việc luyện tập, thi đấu. Đối với người bình thường thì gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.
Để bảo vệ chính bản thân minh thì chúng ta cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả:
Chế độ sinh hoạt khoa học
Để có cơ thể khỏe mạnh có sức đề kháng tốt phòng tránh nhiều bệnh không chỉ riêng bệnh chấn thương co gân kheo. Thì người bệnh cần có chế độ sinh hoạt khoa học.
Nên dậy sớm, tập luyện thể dục, ăn uống đầy đủ, không nên ăn uống linh tinh, thức khuya, ít vân động. Dẫn đến cơ thể yếu ớt, sức đề kháng yếu các cơ căng cứng, khi đột ngột vận động có thể dẫn đến nguy cơ gặp chấn thương cao hơn.
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Ăn uốn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các vitamin a, b, c, d, e,…có trong các thực phẩm như ra xanh, hoa quả, thịt, cá,…
Giúp cơ thể hấp thu đủ chất phát triển khỏe mạnh, các cơ, xương cũng khỏe mạnh hơn. Nên bổ sung thêm nhiều vitamin D từ sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,…
Để xương chắc khỏe giảm lực tác động lên cơ gân kheo.
Rèn thói quen luyện tập thể dục thể thao
Nên tập thói quen rèn luyện thể dục thể thao đều dặn, thường xuyên khiến cho cơ bắp, xương cốt dẻo dai. Vì vậy tránh được những tổn thương khi vận động mạnh cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó người tăng cường sức khỏe thông qua luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.
Tránh vận động mạnh, làm việc quá sức
Không nên vận động mạnh, quá sức khiến cho cơ thể suy nhược, cơ bắp, xương khớp căng cứng. Để lâu dẫn đến suy nhược, thoái hóa xương và hệ cơ.
Đối với người ít vận động thì nên khỏi động, làm nóng cơ thể trước khi vân động để tránh gặp tổn thương.
Xoa bóp, massage, chăm sóc chân
Thường xuyên xoa bóp chân và massage chân để thư giãn vùng cơ bắp ở chân, giúp dãn cơ, xoa dịu cơn đau. Bên cạnh đó, những vận động viên, người tập thể tho nên thường xuyên có những bài tập xoa bóp cơ.
Chú ý tập thể thao đúng kỹ thuật
Việc tập thể thao rất tốt cho cơ thể tuy nhiên phải có phương pháp tập luyện đúng kỹ thuật. Nếu tập luyện sai kỹ thuật không những không đem lại kết quả mà còn gây ra những chấn thương cho cơ thể.
Hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh chấn thương co gân kheo và nhiều chấn thương khác.
Tăng cường sức mạnh cơ bắp, đùi, xương đùi, lưng dưới, xương chậu
Tăng cường sức mạnh cơ bắp giúp cho lực đạo tác dụng lên gân cơ kheo giảm đáng kể. Khiến cho nguy cơ mắc bệnh chấn thương co gân kheo giảm đáng kể.
Sau bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã có những kiến thức cơ bản về bệnh chấn thương co gân kheo và có phương pháp điều trị, phòng ngừa tốt nhất.
Bệnh khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể gặp chấn thương trong cuốc sống hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan, nếu để bệnh lâu có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng dị tật vùng chân.
Khi gặp những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh chấn thương co gân kheo người bệnh cần tìm đến ngay các cơ sở y tế kiểm tra, điều trị.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.