Bệnh chậm phát triển tâm thần được các chuyên gia xác định là tình trạng kém phát triển trung về trí tuệ. Trẻ bị chậm phát triển tâm thần có trí thông minh thấp hơn so với người bình thường và các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng bị hạn chế rất nhiều.
Ở trường hợp này trẻ có thể phát triển như người lớn nhưng trí thông minh chỉ dừng lại là một đứa trẻ. Vậy có những dấu hiệu nào để nhận biết và cách điều trị cho trẻ ra sao hãy cùng chúng tôi tham khảo thông qua bài viết dưới đây.
1. Bệnh chậm phát triển tâm thần là gi?
Bệnh chậm phát triển tâm thần là trạng thái người bệnh chậm phát triển, không phát triển bình thường do bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển hệ thần kinh bị kích động quá lớn.
Trẻ bị chậm phát triển tâm thần bị giới hạn rất nhiều về trí tuệ cũng như khả năng nhận thức trong sinh hoạt hằng ngày, kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ hay vận động,… Cũng có thể làm trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức.
Bệnh chậm phát triển tâm thần không phải do trẻ lười biếng hay không chịu học tập mà vì do một số rủi ro không may xảy ra với bé.
Vì vậy mọi người không nên có thái độ khinh thường, rè bỉu mà nên có sự chia sẻ, đồng cảm từ gia đình cũng như xã hội.
Ngoài ra nếu được hỗ trợ về mặt giáo dục tâm lý từ sớm có thể trẻ sẽ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác để bớt làm gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.
Các trường hợp nặng của bệnh thường được chuẩn đoán lúc trẻ mới sinh. Tuy nhiên cũng có thể bạn khó nhận ra trẻ bị dị dạng bởi căn bệnh này đến khi chúng không phát triển bình thường nữa. Hầu như tất cả các trường hợp đều được bác sĩ chuẩn đoán dưới 18 tuổi.
2. Nguyên nhân
Di truyền và bẩm sinh
Chậm phát triển tâm thần thường do các rối loạn bệnh lý di truyền hoặc mắc các bệnh khuyết tật về gen gây ra bị hội chứng Down, chứng đầu nhỏ, bệnh não thủy thũng. Các bệnh kể trên đều là những căn bệnh dị dạng do nhiễm sắc thể gây ra.
Những người bị hội chứng này thường có chỉ số IQ rất thấp, mặt to tròn, người thấp bé,…. và yếu tố chủ yếu gây lên liên quan trực tiếp đến tuổi cao của các bà mẹ. Khi tuổi của người phụ nữ càng cao thì nguy cơ mắc bệnh Down cũng do đó mà tăng lên.
Vấn đề lúc mang thai
Ngoài ra trẻ bị mắc bệnh cũng có thể do những tổn thương từ người mẹ bị các bệnh như giang mai, nhiễm độc, chấn thương khi sinh nở.
Cũng có thể do trẻ bị vàng da sơ sinh, sinh non, mắc bệnh nặng hay bị chấn thương lúc nhỏ dưới 3 tháng tuổi.
Đồng thời cũng có thể do các nguyên nhân như trẻ nhỏ không được dạy dỗ, không có tình thương từ người thân trong gia đình, những đứa trẻ bị mồ côi, bỏ rơi thiếu sự chăm sóc nuôi dưỡng khi còn thơ ấu cũng rất dễ mắc căn bệnh này.
Các vấn đề về tâm lý, xã hội gần đây thường xuyên nảy sinh, thiếu cảm xúc, thiếu tình cảm yêu thương giữa bố mẹ với con cái.
Nhất là trong vòng 3 năm đầu khi mới sinh ra do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân và các hoàn cảnh khác nhau xảy ra cũng gây nên tính trạng chậm phát triển tâm thần của trẻ.
Do môi trường sống
Trong những năm gần đây vấn đề về dinh dưỡng hay môi trường cũng có vai trò nhất định trong quá trình phát triển trí tuệ với trẻ.
Sự nghèo nàn, kém văn hóa sẽ dẫn đến sự thiếu chăm sóc y tế y khoa. Do vậy làm giảm úa trình phát triển của trẻ vì sống trong một môi trường không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi.
3. Dấu hiệu nhận biết
Về mặt tư duy
Trong thực tế trẻ chậm phát triển có thể có biểu hiện rõ rệt hay kín đáo ngay từ khi mới được sinh ra nhưng có trường hợp thì trẻ phát triển hết sức bình thường cho đến khi đến một độ tuổi nào đó mới có những biểu hiện hay tư duy chậm phát triển tâm thần dần dần.
Ngược lại một số trẻ có biểu hiện chậm phát triển về mặt tư duy lẫn hành động rõ rệt từ khi còn rất nhỏ.
Trẻ bị bệnh chậm phát triển tâm thần thường thụ động, không chú ý đến các vật xung quanh, phản ứng rất chậm. Ngôn ngữ của trẻ có thể khá phát triển, hiểu người khác nói và tự diễn đạt lại được suy nghĩ của mình.
Tuy nhiên quá trình học tập cũng như khả năng tính toán, việc hình thành ngôn ngữ kém hơn so với các bạn cùng tuổi. Có thể trẻ học hết tiểu học nhưng kết quả học tập thường rất kém, thiếu sáng tạo và tư duy.
Ngoài ra các biểu hiện của bệnh có thể có từ rất sớm. Ba tháng tuổi bé chỉ biết mỉm cười, trẻ chậm biết nói, vốn từ nghèo nàn và chỉ nói được những câu đơn giản. Ngôn ngữ và cách tư duy cũng kém hơn những đứa trẻ cùng tuổi.
Về cảm xúc
Những đứa trẻ mắc bệnh chậm thường thiếu tự tin, dựa vào bố mẹ dù đã lớn, không đủ khả năng giải quyết những mối xung đột tình cảm xảy ra trong nội tâm, đôi khi còn có thể cơn thịnh nộ như kiểu bị thần kinh.
Về hành động
Những đứa trẻ này thường gặp nhiều khó khăn trong khi ăn uống cũng như ngại giao tiếp khi vui chơi. Trẻ 3 tháng tuổi có thể vẫn chưa biết mỉm cười, 4 tháng tuổi vẫn chưa có các phản ứng về tiếng kêu đồ chơi phát ra âm thành.
Lớn hơn một chút trẻ không biết chơi với bạn bè mà chỉ biết đạp phá đồ chơi hay trẻ thiếu tính hợp tác khi chơi. Những trường hợp này rất nguy hiểm với trẻ bố mẹ cần nhận biết sớm và đưa trẻ đi khám nhanh nhất có thể.
4. Cách điều trị bệnh
Để điều trị bênh chậm phát triển tâm thần cần quá trình dài và có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau mới có thể chữa khỏi được bệnh.
Cũng giống như các bệnh khác thì cần dựa vào nguyên nhân mới có thể tìm cách chữa trị cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp chữa trị dưới đây:
Chữa trị bằng phương pháp phục hồi chức năng
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ cần được điều trị một cách sớm nhất và liên tục theo chỉ định của các bác sĩ. Bên cạnh đó, Cũng nên kết hợp các phương pháp phục hồi chức năng.
Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ có thể tự vận động cũng như thực hiện các công việc hằng ngày của mình. Đối với các trường hợp nặng hơn cần tập luyện cho bé những hoạt động hằng ngày như ăn, mặc, vệ sinh cá nhân.
Những trường hợp nhẹ hơn việc tập luyện và điều trị có thể hướng đến việc giao tiếp với bé, vui chơi cũng như học tập.
Việc quan trong trong phương pháp điều trị này cần có sự quan tâm của bố mẹ và người thân hoặc người chăm sóc.
Nếu những đối tượng này quyết tâm và có những kiến thức cơ bản để giúp trẻ có khả năng tiến bộ hơn thì việc thành công nhờ phương pháp này là rất lớn. Việc phục hồi chức năng gồm các biện pháp:
- Sử dụng bài tập vận động để tránh được các vận động bất thường như quậy phá và cũng tăng khả năng vận động bình thường.
- Bày ra các trò chơi để chơi cùng trẻ giúp trẻ có thể thực hiện được các hoạt động đúng với lứa tuổi và sự phát triển của mình.
- Giúp bé phát âm cũng như sử dụng ngôn ngữ linh hoạt nhất trước khi tiến hành cho bé đi học tại trường.
- Trẻ nhỏ cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, cung cấp đủ chất dinh dưỡng để giúp bé hoàn thiện khả năng phát triển của mình.
Chữa trị bằng phương pháp đông y- châm cứu
Có nhiều gia đình khi thấy con mình có những biểu hiện chậm phát triển thường đưa con tới các chuyên khoa tâm lý, tâm thần mà ít ai biết đến phương pháp châm cứu kết hợp với việc chăm sóc giáo dục đem lại hiệu quả vô cùng cao.
Phương pháp điều trị bằng châm cứu đã mở ra cơ hội hoà nhập, trở lại cuộc sống hằng ngày cho tất cả các bé bị chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ.
Với phương pháp này các bác sĩ sẽ đặc biệt cho trẻ tác động, kích thích các huyệt, dưỡng khí, thông kinh lạc… giúp hệ thần kinh trung ương của trẻ phục hồi và dần vận động, giao tiếp được.
Ngoài ra, trẻ có thể được điều trị nhiều đợt trong năm bằng các phương pháp y học cổ truyền như xoa bóp bấm huyệt, tập vận động cho trẻ và dùng thuốc.
Việc điều trị bằng các phương pháp trên cần rất nhiều thời gian nên cha mẹ cần đồng hành cùng con cái vượt qua những khó khăn trước mắt giúp bé có thể hoàn thiện mình hơn.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh chậm phát triển để giúp bé có thể phát triển toàn diện
Tạo môi trường sống lành mạnh
Môi trường sống được xem là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ. Cha mẹ có thể can thiệp được vào nhân tố này.
Để tạo cho con có điều kiện phát triển tốt nhất, các bậc cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến môi trường sống xung quanh con.
Đừng quên gần gũi, chơi đùa cùng con mỗi ngày. Cha mẹ hãy tạo cho con môi trường tốt giúp con phát triển trí tuệ.
Khuyến khích trẻ giao tiếp
Trường hợp trẻ chậm phát triển ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể cải thiện tình trạng bệnh của con bằng phương pháp giáo dục kiên trì, gần gũi trẻ, khuyến khích trẻ giao tiếp, vận động.
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh
Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh chậm phát triển tâm thần, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp các chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em để được kiểm tra sức khỏe tâm thần.
Nếu bệnh nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trường đặc biệt để được các giáo viên chuyên môn giúp đỡ.
Chính vì vậy cha mẹ nên lưu ý để chọn cách chăm sóc trẻ hiệu quả bởi nếu không chọn đúng cách chăm sóc trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp sẽ khiến trẻ mất đi cơ hội phát triển tốt hơn.
Trên đây là những hiểu biết của chúng tôi về căn bệnh chậm phát triển tâm thần ở trẻ. Hy vọng bài viết có thể giúp ích một phần cho bạn và giúp bạn có cách khắc phục cũng như điều trị kịp thời.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.