Bệnh bướu cổ là căn bệnh gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng của sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đối với những người bị bệnh thường hay lo lắng về tình hình sức khỏe và không biết cách chữa trị đúng cách. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu về căn bệnh này và những phương pháp điều trị hiệu quả nhất để các bạn nắm rõ thông tin hơn nhé!
1. Bệnh bướu cổ là gì?
Bệnh bướu cổ là tình trạng mở rộng của tuyến giáp, nhưng đặc biệt không phải là ung thư. Một người bị bướu cổ có thể là do bị mất cân bằng hormone tuyến giáp, do quá cao hoặc quá thấp.
Tuyến giáp là một tuyến có hình dạng như con bướm nằm ở đáy cổ nhưng tuyến giáp phát triển quá lớn sẽ gây ra tình trạng bướu cổ. Hoặc cũng có thể do bị ảnh hưởng từ chế độ, môi trường sống và làm việc từ bên ngoài.
Những triệu chứng thường gặp ở người bệnh nhân bướu cổ gồm những biểu hiện bệnh thường về kích thước tuyến giáp, thường xuyên bị đau rát họng, ho, nói khan, khó nuốt, mệt mỏi, chán ăn,..
Trong một số trường hợp, bệnh bướu cổ chỉ xuất hiện tạm thời và tự khỏi theo thời gian, không cần chữa trị nhiều. Nhưng cũng có trường hợp gây ra tình trạng nghiêm trọng là bướu ác gây ung thư nếu như không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.
2. Nguyên nhân bị bệnh bướu cổ
Nhiều người không phát hiện sớm mình bị mắc bệnh bướu cổ do nắm rõ được các nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Trên thực tế cho thấy, bướu cổ có thể xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp) hoặc sản xuất quá ít (hypothyroidism). Ngoài ra, trong những trường hợp cực kỳ hiếm khi gặp là do tuyến yên sẽ kích thích tăng trưởng tuyến giáp để tăng một lượng hormone cần thiết.
Ngoài nguyên nhân sản sinh ra hormone, một nguyên nhân gây ra căn bệnh bướu cổ này do chế độ ăn uống quá giàu thực phẩm làm tăng nguy cơ như đậu, bắp cải, đậu phộng. Những thực phẩm này can thiệp vào quá trình xử lý I – ốt làm ngăn chặn việc sản xuất ra hormone tuyến giáp.
Khi dùng kéo dài một số loại thuốc như muối Lithi (được dùng trong khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I – ốt như thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp khớp,… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ cho con người.
Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng có thể làm bướu giáp phóng to một chút, góp vào nguyên nhân dễ mắc bướu cổ.
3. Triệu chứng và biến chứng của bệnh bướu cổ
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh bướu cổ chủ yếu là do tuyến giáp gây nên. Ở phụ nữ có thai, cho con bú, con gái trong độ tuổi dậy thì, lúc bắt đầu kinh nguyệt thì to hơn so với bình thường. Nhưng qua nhiều thời kỳ, tuyến giáp có thể nhỏ hơn một chút.
Thông thường, đến độ tuổi trung niên, bướu cổ có thể cứng và có nốt cục. Bướu cổ có thể rất nhỏ hoặc rất to, phân theo độ to nhỏ.
Tuy nhiên, có những trường hợp bướu cổ ở những vị trí đặc biệt, bị chèn ép khó chuẩn đoán, chúng ta không thể nhìn ra ngay được. Có thể nhận biết một số trường hợp đặc biệt được nêu dưới đây.
- Bướu giáp chìm: Trong trường hợp này, bướu xuất hiện ở cổ nhưng lại có vị trí ở trong lồng ngực sau xương ức. Lúc này, bướu làm khó chịu mỗi khi chúng ta nuốt thức ăn hoặc khi thở.
- Bướu dưới lưỡi: Trường hợp này thường gặp hơn ở phụ nữ, bướu cổ ở đáy lưỡi nên khi chúng ta nhai, nuốt thức ăn hay nói chuyện đều rất khó khăn
Bệnh bướu cổ lúc mới bắt đầu xuất hiện thì rất nhỏ nhưng về sau thì to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể xuất hiện tĩnh mạch nổi còng quèo. Trong trường hợp quá to sẽ sinh ho, khó thở, vướng cổ, nuốt khó, khàn giọng thậm chí là xuất huyết trong gây đau đớn.
Biến chứng
Nhiều người cho rằng bệnh bướu cổ là một căn bệnh lành tính nên không chú trọng chữa trị cẩn thận. Nhưng bướu cổ không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là có thể tử vong.
Các chuyên gia y tế đã khẳng định, bệnh bướu cổ có thể có nhiều biến chứng gây nguy hiểm như mù mắt, suy tim, cơn cường giáp gấp. Hoặc hàm lượng hormone ở tuyến giáp cao gây ra những tổn hại lớn đến mô của cơ thể.
Nếu như bệnh kéo dài thời gian khiến người bị bệnh bị suy kiệt sức khỏe. Hoặc bệnh cũng có thể tác dụng lên chức năng sinh dục ở cả nam và nữ, đối với phụ nữ thì dễ bị lãnh cảm, kinh nguyệt không đồng đều, còn ở nam thì rơi vào tình trạng liệt dương.
4. Các phương pháp điều trị bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ là một trong những căn bệnh có liên quan tới tuyến giáp và có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Tùy vào tình hình bệnh mà sẽ có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà các bạn có thể tham khảo thêm để cải thiện sức khỏe của mình.
Điều trị bướu cổ bằng phương pháp Đông Y
Khi thực hiện các phương pháp điều trị khác tuy có hiệu quả nhanh hơn nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Dưới đây là một số bài thuốc Đông Y có nhiều dược liệu thiên nhiên tốt cho quá trình điều trị.
Bài thuốc 1 có chứa những thành phần hải tảo, mẫu lệ và bối mẫu lớn. Khi sử dụng bài thuốc này, bạn đem các thành phần thuốc trên tán thành bột nhỏ, mỗi lần uống 2 thìa, một ngày uống 2 lần. Để có kết quả điều trị, bạn cần phải sử dụng đều đặn, thường xuyên.
Bài thuốc 2 có chứa thành phần 100g thạch cao sống, 18g đại hoàng, 12g huyền minh phấn, 15g tri mẫu, 15g chỉ thực, 15g hậu phác. Bài thuốc trên chỉ áp dụng cho các trường hợp bướu giáp có kích thước lớn và bị nặng. Khi sử dụng bài thuốc này, các bạn đem các vị thuốc trên sắc thành nước uống, một thang uống một ngày.
Điều trị bệnh bướu cổ bằng phương pháp Nam Y
- Bài thuốc 1 sử dụng xạ đen và cây ké đầu ngựa
Khi sử dụng bài thuốc này, các bạn lấy 40g cây xạ đen và 15g ké đầu ngựa và tiến hành sắc lấy nước uống hàng ngày. Các bạn thực hiện phương pháp này đều đặn trong khoảng hai tháng để thấy được kết quả điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân có những khối u bướu có kích thước nhỏ.
- Bài thuốc 2 chữa bệnh bướu cổ bằng cây bùm xụm
Các bạn sử dụng phương pháp này bằng cách lấy 1 nắm lá bùm xụm giã lấy nước rồi uống nước cốt này vào buổi sáng mỗi ngày. Còn phần bã, các bạn xào với một thìa dấm rồi bó vào vị trí của bướu, thực hiện trong vòng 2 tiếng. Phương pháp thực hiện mỗi ngày một lần và thực hiện liên tục trong vòng 10 ngày
Điều trị bướu cổ bằng phương pháp Tây Y
- Sử dụng các loại thuốc Tây
Thứ nhất: Loại thuốc mà mọi người có thể sử dụng đó chính là Levothyroxine có tác dụng thay thế hoặc cung cấp hormone tuyến giáp. Tuy nhiên loại thuốc này cũng gây nên tác dụng phụ như rối loạn nhịp tim, run tay, sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng loãng xương.
Thứ hai: là loại thuốc Propylthiouracil có tác dụng ức chế tổng hợp hormone tuyến giáp. Nhưng loại thuốc này cũng gây nên tác dụng phụ như giảm bạch cầu, sung huyết, độc gan, rối loạn tiêu hóa.
Thứ ba: là loại thuốc Berlthyrox có tác dụng chính ức chế tiết Thyrotropin nhằm giảm kích thước của bướu. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra tác dụng phụ như loạn nhịp tim, mất ngủ, giảm cân.
Thứ tư: là thuốc Propranolol có tác dụng kiểm soát các triệu chứng lo âu hay tuyến giáp hoạt động quá mức, nhưng nó cũng gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, ảo giác.
- Thực hiện phẫu thuật
Điều trị bướu cổ bằng phương pháp phẫu thuật chỉ thực hiện khi có kết luận của bệnh ung thư hay nghi ngờ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, khi bướu cổ gây nên hiện tượng chèn ép, mất tính thẩm mỹ thì vẫn có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
Khi tiến hành phẫu thuật bướu cổ, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ hoặc hầu hết các tuyến giáp. Nhưng nếu như sau khi xét nghiệm tế bào lành tính thì chỉ cần cắt bỏ một phần tuyến giáp.
Phương pháp này tuy có gây ra đau đớn sau khi phẫu thuật nhưng cũng giảm bớt đi các nguy cơ để lại biến chứng của bệnh.
- Điều trị lode phóng xạ
Phương pháp điều trị lode phóng xạ được áp dụng với những bệnh nhân có bướu hoạt động, có hoặc không kèm cường giáp. Tỉ lệ khỏi bệnh trung bình của bệnh nhân bướu cổ khi sử dụng phương pháp này lên tới 75%. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng đối phụ nữ có thai hoặc đang trong quá trình cho con bú.
5. Cách phòng ngừa bệnh bướu cổ xảy ra
Bên cạnh việc điều trị các triệu chứng cụ thể thì các bạn cũng cần phải có những phương pháp phòng ngừa để tránh mắc phải căn bệnh bướu cổ này. Bướu cổ có thể xảy ra đối với bất kỳ người nào, vì thế mà chúng ta cần có những phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bổ sung hàm lượng I – ốt trong khẩu phần ăn
Khi chúng ta ăn uống trong tình trạng thiếu I – ốt dài ngày, không đáp ứng được nhu cầu bổ sung chất cho tuyến giáp thì sẽ gây nên bệnh bướu cổ. Vì thế mà chúng ta cần bổ sung tích cực I – ốt trong dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Vì I – ốt có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc phòng tránh bệnh bướu cổ ở mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên sử dụng quá nhiều, quá mức tránh gây ra các căn bệnh về sỏi thận.
Chế độ ăn uống phù hợp
Bướu cổ xảy ra là thường do ăn uống thiếu I – ốt gây nên, vì thế cần bổ sung thêm thức ăn có hàm lượng I – ốt cao như hải sản sò, ngao, hải đới… và quan trọng nhất là muối I – ốt cần dùng thường xuyên.
Đặc biệt, chúng ta cũng nên tránh ăn những thức ăn có hại cho bệnh như củ cải, rau cải trắng,… Vì thế nên chúng ta cần sắp xếp một chế độ ăn uống hợp lý tránh nguyên nhân gây ra bệnh và còn có thể làm bệnh nặng hơn.
Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà các bạn có thể tham khảo thêm về bệnh bướu cổ. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này đã giúp cho bạn hiểu thêm tầm quan trọng của I-ốt trong thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ