Bệnh bại liệt được xem là căn bệnh nguy hiểm do virus gây nên và dễ lây lan từ người này sang người khác. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn để lại di chứng liệt không phục hồi ở chân hoặc tủy.
Đặc biệt, khả năng dẫn đến tử vong cao. Vậy bại liệt là gì? nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng chống như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây:
1. Khái niệm
Bệnh bại liệt được xem là một bệnh nhiễm virus cấp tính. Thường lây truyền qua đường tiêu hóa do virus Polio gây nên hoặc có thể lây lan truyền thành dịch.
Bệnh được nhận biết qua dấu hiệu của hội chứng liệt mềm cấp (Acute Flaccid Paralysis: AFP).
Loại virus này thường đi vào cơ thể sẽ đến hạch bạch huyết.
Tại lúc này, virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, làm ảnh hưởng đến các tế bào sừng trước vùng tủy sống và một số thần kinh vận động tại vỏ não.
Có một số loại bại liệt cột sống thường thấy như:
- Bại liệt cột sống:
đây chính là hình thức phổ biến thường xuất hiện nhất. Bệnh bại liệt cột sống thường tấn công các tế bào thần kinh nhất định bên trong tủy sống và có thể gây tê liệt các cơ bắp kiểm soát hơi thở trong cánh tay và chân.
Đôi lúc một số trường hợp tế bào thần kinh bị hư hỏng. Lúc này người bệnh có thể được phục hồi chức năng cơ bắp tùy theo mức độ.
Đặc biệt, nếu các tế bào thần kinh bị phá hủy hoàn toàn, tê liệt thì khả năng phục hồi là khá khó khăn, mặc dù người bệnh vẫn được cảm giác.
- Bệnh bại liệt hành tủy:
Đây được xem là loại bại liệt nặng. virus thường ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh vận động trong bộ não – nơi điều khiển trung tâm các dây thần kinh sọ não.
Các dây thần kinh này có liên quan đến chức năng xem, nghe, ngửi, nếm và nuốt.
Ngoài ra, người bệnh cũng ảnh hưởng đến sự vận động của các khớp cơ mặt và gửi tín hiệu đến vùng phổi, tim và ruột.
Ngoài ra, bệnh bại liệt hành thủy còn gây ảnh hưởng đến khả năng thở, nuốt và nói. Đặc biệt có thể gây tử vong mà không hỗ trợ hô hấp.
Bệnh bại liệt bulbospinal: Đây là bệnh bại liệt kết hợp cả hai loại trên. Bao gồm hành tủy và bại liệt cột sống. Với loại này thường có thể dẫn đến tê liệt chân tay và có thể ảnh hưởng đến chức năng thở, nuốt và chức năng tim.
2. Nguyên nhân bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt có nguyên nhân chính là do virus Polio. Đây là loại virus thuộc chi đường ruột thuộc họ Picornaviridae. Thường được chia làm 3 tuýt:
Týp I : có vai trò chính gây bệnh Brunhilde đến 90%.
Týp II: có tên gọi là Lansing
Týp III: có tên gọi là Leon
Hình thái: vi-rút bại liệt có hình khối cầu, dưới kính hiển vi điện tử, không có vỏ, đường kính 27 mm bao gồm 1 protein capsid có cấu trúc bền vững giúp bao bọc lấy ARN của virus. Trọng lượng phân tử là 6,8 x 106 dalton.
Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài:
Virus bại liệt sống có thể sống dai môi trường bên ngoài. Trong phân chúng có thể sống được trên 3 tháng tại nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Trong nhiệt độ bình thường chúng có thể sống xót được khoảng 2 tuần.
Virus bại liệt chịu đựng được thời tiết khô hanh, không thể sống được ở nhiệt độ 56 độ C chỉ sau 30 phút, có thể tiêu diệt được bởi thuốc tím. Biện pháp thường dùng để tiêu diệt vi khuẩn nước không tiêu diệt được virus bại liệt.
Nguồn truyền nhiễm:
Ổ chứa: người bệnh chính là ổ chứa duy nhất. Đặc biệt những người đã từng nhiễm virus bại liệt thể ẩn ở trẻ em.
Nguồn truyền bệnh: Thường ở bệnh nhân ở các thể lâm sàng và những người mang virus bại liệt. Người bệnh thường đào thải nhiều virus bại liệt theo phân, làm ô nhiễm nguồn thực phẩm và nguồn nước.
Thời kỳ ủ bệnh: Thường bệnh ủ trong 1 đến 2 tuần. Đặc biệt những trường hợp đã có dấu hiệu liệt thực thể. Tuy nhiên, có trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 35 ngày.
Thời kỳ lây truyền: hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên có thể được kéo dài trong thời gian virus còn tồn tại trong cơ thể và khi đào thải ra bên ngoài.
Sau khi virus đã xâm nhập virus trong dịch hầu họng sau 36 giờ, trong phân người 72 giờ, virus có thể tồn tại 3 đến 6 tuần hoặc lâu hơn. Lây truyền thường tồn tại 7 đến 10 ngày sau khi xuất hiện các biểu hiện bệnh.
Phương thức lây truyền: bệnh thường lây truyền qua đường phân và miệng. virus bại liệt thường chủ yếu từ phân ô nhiễm qua nguồn nước hoặc thực phẩm sau đó mới qua đường ruột.
Ngoài ra, còn có thể lây truyền qua hầu họng. Tuy nhiên không bao giờ lây truyền qua con đường trung gian như côn trùng.
3. Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh bại liệt thường được chia làm hai thời kì: thời kì nung bệnh và thời kì khởi phát.
Thời kỳ nung bệnh: Khoảng 5 đến 35 ngày, trung bình khoảng 6 đến 20 ngày.
Thời kỳ khởi phát (hay giai đoạn tiền liệt): thường kéo dài 3 đến 5 ngày với nhiều dấu hiệu phong phú.
Với một số biểu hiện của bệnh bại liệt:
- Sốt:
khởi phát đột ngột, đa số người bệnh có biểu hiển sốt nhẹ, một số người bệnh sốt cao khoảng 39 – 40 độ C trong 3 – 4 ngày.
- Viêm long đường hô hấp trên:
Ho khan, chảy nước mắt, nước mũi, giọng nói khàn, hắt hơi.
- Rối loạn tiêu hoá:
Buồn nôn, đi phân lỏng, táo bón.
- Rối loạn thần kinh thực vật:
Nét mặt lúc hồng lúc trắng xanh, mạch đập chậm, trẻ nhỏ thường đổ nhiều mồ hôi.
Trạng thái tâm thần kinh:
người bệnh thường có biểu hiện la hét, kêu đau vật vã, li bì.
- Đau và co cứng các cơ:
Đây được xem là dấu hiệu sớm và phổ biến của bệnh bại liệt. Người bệnh giai đoạn đầu thường có những cơn đau các vùng cơ cổ, thân mình, vùng đùi, làm trẻ em mệt mỏi, sức cơ yếu, trương lực cơ giảm, đôi khi có hiện tượng co giật nhẹ vùng cơ bị bại liệt. Kèm theo cảm giác đau và cứng các cơ thì người bệnh còn co giật cơ tay, chân.
- Hội chứng màng não:
Người bệnh thường có dấu hiệu buồn nôn, kèm theo nôn mửa. Khám các triệu chứng thực thể như cứng gáy, Kernig, Brudzinski. ở những trẻ nhỏ dưới 18 tháng tuổi có thể thấy dấu hiệu Hoyne.
Lúc này nên để trẻ nằm ngửa, dùng 2 tay nâng nhẹ vai trẻ, đầu trẻ không ngửa lên.
Qua những biểu hiện trên, người bệnh nên đến ngày các cơ sở y tế chuyên ngành để được chuẩn đoán và chữa trị bệnh nhanh chóng.
4. Cách điều trị
Điều trị bệnh bại liệt bằng nam y
Sử dụng dây cứt quạ lá nhỏ lượng vừa dùng để bó lại cho phần bị bại liệt. Kết hợp thêm hạt mã tiền tươi tối thiểu 4 hạt, tối đa 8 hạt phụ thuộc vào lượng dây cứt quạ lá nhỏ ít hay nhiều.
Lưu ý: không dùng hạt mã tiền đã qua bào chế. Thêm giấm nuôi, không nên sử dụng giấm đã tẩm thêm hóa chất. Dùng lượng giấm nuối vừa đủ để làm ấm lá thuốc.
Cách sử dụng: Dây cứt quạ băm nhỏ, hạt mã tiền tươi thái nhỏ, rắc vào dây cứt quạ lá nhỏ đã băm và trộn đều. Sau đó, tưới giấm cho ướt dây cứt quạ đã băm.
Tiếp theo, cho thuốc vào chảo đảo đều cho đến khi nóng dùng vải quấn bó thuốc bao quanh cơ thể bị bại liệt. Lưu ý, nên dùng thuốc vừa ấm, không quá nóng để đảm bảo người bệnh không bị bỏng.
Lưu ý: nên nghỉ một ngày sau đó dùng tiếp sau đó mới đến liệu trình thứ hai. Đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, thường liệu trình sử dụng khoảng 9 ngày và không để lại di chứng.
Nếu người bệnh không có điều kiện để sử dụng dây cứt quạ lá nhỏ hàng ngày thì khi dùng xong thuốc cũ nên để lại thuốc lại chậu hoặc thau nhựa.
Vấy lại giấy cho ướt, đậy lại và tái sử dụng vào lần tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng lại khi thuốc còn chất lượng như lúc tươi.
Chữa bại liệt bằng thuốc đông y
Bao gồm thành phần: Tần giao, Tục đoạn, Đỗ trọng, Xuyên Sơn giáp, Đương quy, thục địa, Kim ngân, Phòng phong, Độc hoạt. Liều lượng mỗi đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và đơn thuốc của bác sĩ.
Cách sử dụng: nên phơi khô, sắc thuốc uống trong ngày, sử dụng 2 lần trước bữa ăn chính.
Tác dụng: chữa bại liệt nửa người, liệt một bộ phận.
5. Cách phòng tránh
Để phòng tránh bệnh bại liệt, các bạn nên thực hiện theo những nguyên tắc sau đây:
- Tiêm phòng vắc xin được xem là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh bại liệt. Vắc xin sống có tác dụng giảm động lực đường uống. Hiện nay đang được triển khai cho trẻ em dưới 2 – 3 tháng tuổi.
- Vắc xin bát hoạt đường tiêm: có tác dụng ngừa bệnh bại liệt tốt nhất được Bộ Y tế đồng ý và triển khai tiêm phòng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là loại vắc xin dần thay thế vắc xin OPV trong chương trình tiêm phòng bại liệt mở rộng.
- Bại liệt thường dễ lây lan qua đường miệng, hầu họng cho nên các bạn chú ý qua đường tiêu hóa. Mỗi người nên thực hiện ăn chín uống sôi.
- Người chăm sóc trẻ nên thường xuyên rửa tay với xà phòng. Đặc biệt nên rửa tay cho trẻ em trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nên thường xuyên lau sạch các bề mặt các đồ vật, vật dụng, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa khác.
- Sử dụng nguồn thực phẩm, nước sạch, nhà vệ sinh sạch sẽ, không phóng uế ra môi trường. Đặc biệt kể cả phân của trẻ em cũng cần được thu gom, vệ sinh đúng cách.
- Những trẻ em có xuất hiện biểu hiện như buồn nôn, cứng gáy, cơ bắp chân tay, toàn thân bị đau, tê liệt nên đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị nhanh chóng.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh bại liệt, các bạn có thể hiểu biết thêm nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.