\
Hiện nay bệnh teo cơ bắp chân đang là một trong những căn bệnh phổ biến mà con người hay mắc phải, căng bệnh làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, đi lại, và sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, nhiều người lại không hiểu bệnh teo cơ bắp chân là gì, nguyên nhâm, triệu chứng và phòng ngừa ra sao để có thể tránh. Thông qua, bài viết này chúng tôi cung cấp đến một số thông tin về bệnh để mọi người tham khảo.
Teo cơ bắp chân là gì?
Bệnh teo cơ bắp chân là một trong những chứng rối loạn gen gây tác động làm yếu dần dần các cơ trong cơ thể nói chung và tại bắp chân nói riêng.
Và do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen mà cơ thể không thể hình thành các protein cần và để duy trì độ bền của cơ, từ đó mà các cơ trong cơ thể sẽ teo đi, yếu dần
Những người mắc bệnh teo cơ bắp sẽ mất dần các khả năng thực hiện vận động như: ngồi, đi, đứng, các cử động khác của chân như chạy, cầm, nắm, ngoài ra việc teo cơ cũng gây ảnh hưởng đến vận động của quá trình hô hấp như thở … Nếu cơ càng yếu thì sẽ có tác động đến sức khỏe của các bộ phận khác.
Bệnh là một trong những biểu hiện của các bệnh về cơ, bên cạnh đó thì một số bệnh như bất động quá lâu, tai biến, liệt thần kinh vận động ngoại biên … cũng có thể là một trong những tác động gây ra bệnh.
Nguyên nhân gây teo cơ bắp chân
Theo các chuyên gia y tế và bác sĩ có nghiên cứu thì nguyên nhân dẫn đến bệnh có đến từ hai lý do là: Nguyên nhân từ bản thân cơ và nguyên nhân từ bên ngoài cơ tác động vào.
Còn đối với bệnh teo cơ bắp chân nói riêng thì một trong những nguyên nhân phổ biến sau:
Nguyên nhân tác động từ bên ngoài
- Việc không hợp động cơ của bắp chân.
- Ngồi làm việc lâu, lối sống sinh hoạt mất cân bằng
- Chế độ dinh dương không đủ hoặc nghiện rượu: cũng gây ức chế sự phát triển của cơ, thiếu protein làm cơ thể sự dụng ngay chính nguồn protein có luôn trong cơ.
- Do quá trình lão hóa của việc tuổi tác làm việc suy giảm về cả chức năng và số lượng của cơ dẫn đến việc yếu cơ.
- Do chấn thương hoặc bệnh tật: tác động đến dây thần kinh kết với cơ gây ảnh hưởng trực tiếp.
Nguyên nhân tác động từ phía cơ
Nguyên nhân trực tiếp từ phía cơ thì là do các bệnh về cơ như:
- Bệnh rối loạn lưỡng cơ, rối loạn tự miễn và rối loạn cơ.
- Viêm đa cơ hoặc viêm cơ mãn tính
- Hội chứng Guillain Barre
- Bệnh Lou Gehrig
- Sốt thấp khớp
Khi bị teo cơ bắp chân thì sẽ khiến cơ bắp chân của bạn mất đi dẫn đến việc đi lại, di chuyển gặp khó khăn, và khó đứng vững trong thời gian dài.
Ngoài ra, thì hông, mắt cá chân và đầu gối cũng sẽ gặp thương tích do cơ giữ cố định các vị trí này và cũng là cần thiết để cơ bắp chân bám vào.
Với căn bệnh này, có nhiều nguyên nhân tác động, nên mọi người cần chú ý việc sinh hoạt, ăn uống, tập luyện đều đặn để phòng tránh.
Triệu chứng
-
Thay đổi kích thước cơ
Giống như tên gọi của bệnh là teo cơ bắp chân thì một trong những biểu hiện đó chính là sự suy giảm về kích thước của cơ.
Quan sát, bạn sẽ thấy việc teo cơ bắp chân sẽ gây ra biểu hiện bên ngoài là một trong hai chân của bạn sẽ nhỏ hơn so với bên đối diện.
Mặc dù, căn bệnh này có làm suy giảm về khối lượng cơ, kích thước cơ, đường kính cơ nhưng sẽ không làm ảnh hưởng đến chiều dài của chi.
-
Yếu cơ
Bên cạnh đó, thì một trong những biểu hiện nữa là việc suy giảm chức năng của cơ hay là yếu cơ. Biểu hiện chính là các cơ chân không thể di chuyển hay tác dụng lực.
Ngoài ra, yếu cơ cũng có thể là một biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng như đột khụy. Cùng đó, thì yếu cơ có thể là do việc vận động quá sức, hoặc là triệu chứng của bệnh rối loạn cơ dẫn đến bệnh teo cơ bắp chân.
Biểu hiện về thẩm mỹ
Còn về mặt thẩm mỹ, thì khi bị teo cơ bắp chân bạn sẽ nhận thây da mình nhăn lại và lõm xuống.
Trên đây là một số biểu hiện ra rất rõ ràng của bệnh, nếu bạn có đang thấy gặp một số biểu hiện trên thì nên chú ý theo dõi.
Nên gặp các bác sĩ để khám, phát hiện bệnh kịp thời thông qua các kết quả của việc xét nghiệm máu, chụp X quang, chup CT, … hoặc có thể biết được tiền sử bệnh tật của bạn, qua đó chuẩn đoán bệnh của bạn một cách chính xác nhất.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Nếu không phòng tránh và điều trị kịp thời thì bệnh teo cơ bắp chân sẽ gây đến những biến chứng rât nguy hiểm:
- Từ teo cơ bắp chân mà sẽ có thể lây lan và làm ảnh hưởng sang các vùng cơ khác, nếu để lâu bệnh sẽ có thể tiến triển thành bệnh: teo cơ tiến triển, đa xơ cứng.
- Nếu bệnh để lâu, người bệnh đi đứng không vững dễ bị té ngã, đặc biệt đối với những người cao tuổi.
- Để bệnh tiến triển nặng thì việc gãy chân cũng rất nguy hiểm, đến khi cơ bị yếu không chịu được sức nặng của cơ thể sẽ dẫn đến việc làm tác động mạnh đến xương.
Phương pháp điều trị bệnh
Tùy thược vào nguyên nhân của bệnh teo cơ bắp chân thì sẽ có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp và hợp lý.
Đông y
Là một trong những phương pháp được người bệnh tin tưởng, sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bệnh teo cơ bắp tay chân, chữa tận căn nguyên của bệnh và đau nhức ở bên ngoài.
Với bệnh teo cơ bắp chân thì sẽ là do suy tĩnh mạch cần chữa tác động vào huyết hành khí. Để chữa trị bệnh thì các bài thuốc đông y sử dụng một số vị thuốc như: gừng, đương quy, đỗ trọng, hoàng kỳ, nhân sâm, phục linh, …
Để áp dụng các vị thuốc điều trị bệnh này thì người bệnh có thể kết hợp với chế độ dinh dưỡng thông qua nấu một số món ăn, ngoài việc chữa bệnh thì người bệnh có thể bổ sung thêm vitamin B, protein, phục vụ tốt cho việc phục hồi cơ bắp chân, …
Dưới đây là một số món ăn có người bệnh có thể áp dụng để điều trị bệnh teo cơ bắp chân:
- Cháo thịt dê, đường quy và gừng tươi.
Chuẩn bị: Thịt dê rửa sách ướp với gia vị, gừng tươi rửa sạch và xắt lát, cùng gạo tẻ.
Thực hiện: Cho hết đường quy, gừng tươi, cùng gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo. Sau đó mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 1 bát.
Tác dụng: Với bài thuốc này giúp tăng cường cơ và tăng dinh dưỡng, bổ cho cơ.
- Canh chân giò, đỗ trọng ninh nhừ
Chuẩn bị: Chân giò lợn được làm sạch chặt thành miếng, đỗ trọng và gia vị.
Thực hiện: Sắc đỗ trọng riêng, sau đó lấy nước hầm với chân giò, ninh nhừ, sau đó thêm gia vị và dùng căng hàng ngày.
Tác dụng: bổ sung dinh dưỡng, giúp khôi phục cơ.
- Cháo thịt trâu hoặc bò hầm với hoàng kỳ
Chuẩn bị: Thịt trâu hoặc bò rửa sạch, cắt nhỏ, hoàng kỳ và gạo tẻ
Thực hiện: Trước hết cho hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước để ninh gạo và thịt trâu hoặc bò thành cháo. Sau khi cháo chín, chia nhỏ ra làm nhiều bữa trong ngày để ăn.
Tác dụng: Hoàng kỳ có vị ngọt, có tính ôn, giúp bổ khí, giải độc, giúp phục hồi và tái tạo cơ.
Trên đây là một số bài thuốc phổ biến tốt cho bệnh, người bệnh có thể kết hợp để chữa trị và bổ sung thêm dinh dưỡng.
Nam y
Bên cạnh các bài thuốc đông y thì các bài thuốc nam y cũng đạt hiệu quả không kém, điển hình là bài thuốc dùng cây chay bắc bộ, hay còn gọi la chay ăn trầu để điều trị. Với loài cây này mọi người có thể sử dụng lá, vỏ, rễ cây để làm thức ăn hay thuốc uống đều được. Một trong số bài thuốc trị teo cơ bắp chân như sau:
Tác dụng: La cây chay có thể gây ức chế miễn dịch, có thể điều trị được các bệnh về cơ như teo cơ bắp chân, nhược cơ, bệnh tự miễn, …
Chuẩn bị: Rửa sạch rễ cây chay, rong kinh, bạch giới.
Thực hiện: Cho vào nồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày sẽ uống 2 lần, uống trước bữa ăn hai giờ.
Với các bài thuốc đông y và nam y thì người bệnh chú ý thực hiện theo đúng bài thuốc và thực hiện kiên trì để có thể đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị.
Phòng ngừa bệnh teo cơ bắp chân
Tăng cường tập luyện
- Đối với bệnh này thì người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, theo nghiên cứu của chuyên gia mọi người nên dành 150 phút cho mỗi hoạt động/1 tuần.
- Ngoài ra, thì mọi người cũng nên tăng cường sử dụng cơ thông qua các hoạt động như đi bộ, đạp xe, leo núi. Và mọi người nên sử dụng các bài tập tác động đến cơ bắp chân để tạo hình cho các cơ bắp chân.
Kết hợp ăn uống đủ chất
Không chỉ tập luyện các bạn nên để ý chế độ ăn uống, đáp ứng đủ dinh dưỡng và protein cho cơ thể, tránh để gây ra các bệnh về như suy dinh dưỡng, suy nhược cơ, hoặc viêm cơ, tác động đến cơ bắp của chân.
Thông qua bài viết này, chúng tôi mang đến những thông tin hữu ích về bệnh teo cơ bắp chân, có thể giúp những ai đang và đã mắc bệnh có thể tìm hiểu, tham khảo.
Tuy nhiên, đối với bệnh này nếu đã có triệu chứng thì mọi người nên theo dõi, chú ý và tìm đến những cơ sở ý tế uy tín, chất lượng, an toàn, thiết bị đảm bảo và đội ngũ bác sĩ có chuyên môn để được điều trị kịp thời, tránh để bệnh biến chứng nặng.
Ngoài việc điều trị với bác sĩ, thì bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện, hoạt động thể lực, cùng thể chất để tránh các bệnh về cơ nói chung và về cơ bắp chân nói riêng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.