Bệnh tim mạch là căn bệnh nguy hiểm và gây tử vong. Không nhiều người biết rằng bệnh xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn đến các loại bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, mạch máu ngoại vi…nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị.
Xơ vữa động mạch là tình trạng một mảng xơ vữa bất thường hình thành và bám trên thành động mạch, từ đó làm hẹp lòng động mạch và làm cản trở quá trình lưu thông máu.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
1. Bệnh xơ vữa động mạch là gì?
Bệnh xơ vữa động mạch là 1 loại bệnh rối loạn rất thường hay gặp, mà ở đó các động mạch của người bệnh bị xơ cứng lại do các mảng chất béo, mỡ máu và các chất khác tạo nên.
Tất cả những cái đó được gọi chung là mảng bám, nó bám vào thành động mạch qua một thời gian dài (khoảng vài năm) tạo nên các mảng xơ cứng trong động mạch gây tắc nghẽn động mạch hay còn gọi là xơ vữa động mạch.
Có 2 loại xơ vữa đông mạch là: Xơ vữa đông mạch cảnh và xơ vữa đông mạch vành.
Xơ vữa đông mạch cảnh
Là do tích tụ cholesterol trong động mạch, nó thường xảy ra ở những người trên 45 tuổi.
Xơ vữa đông mạch cảnh hình thành những cục máu đông và chúng có thể vỡ ra thành nhiều mảng, di chuyển trong máu từ cổ lên não gây tắc mạch, tai biến mạch máu não tạm thời và nhồi máu não.
Xơ vữa đông mạch vành
Là do sự lắng đọng của chất béo trong lòng động mạch, làm thu hẹp động mạch khiến lưu lượng máu nuôi tim bị cản trở và gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
2. Nguyên nhân
Cholesterol cao
Cholesterol là một chất sáp, màu vàng được tìm thấy trong cơ thể và trong các loại thực phẩm.
Chất này có thể tăng trong máu và làm tắc nghẽn các động mạch, trở thành một mảng xơ cứng làm hạn chế hoặc làm tắc nghẽn khiến cho máu không thể lưu thông đến tim và các cơ quan khác.
Chất béo
Ăn nhiều thực phẩm có chất béo cũng có thể dẫn đến hình thành mảng xơ vữa.
Lớn tuổi
Khi bạn có tuổi, tim và mạch máu làm việc nhiều hơn để bơm và nhận máu. Động mạch có thể bị suy yếu và trở nên kém đàn hồi, từ đó dễ hình thành mảng xơ vữa.
Yếu tố gây khác
- Bệnh tăng huyết áp.
- Bệnh mỡ máu cao (cholesterol cao hoặc triglyceride cao).
- Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động.
- Bệnh đái tháo đường.
- Bệnh béo phì.
- Gia đình có người thân mắc bệnh tim.
- Ăn uống không lành mạnh và lười vận động.
Các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp, lupus hoặc nhiễm trùng, viêm mạn tính không rõ nguyên nhân.
Sự tổn thương của lớp nội mạc mạch máu tạo tiền đề cho cholesterol, canxi cùng một số thành phần khác trong máu lắng đọng và hình thành nên các mảng xơ vữa.
Chúng làm thay đổi cấu trúc của thành mạch máu, khiến các mạch máu trở nên xơ cứng và mất tính đàn hồi.
Những nguy cơ trên cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh này.
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng rất khó nhận ra.
Chỉ khi các mảng xơ vữa phát triển khiến lòng động mạch bị thu hẹp đáng kể, làm giảm hẳn lưu lượng máu tới các cơ quan thì các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
Các triệu chứng bệnh xơ vữa động mạch cụ thể phụ thuộc vào vị trí động mạch bị xơ vữa:
Xơ vữa động mạch vành tim
Khi lưu lượng máu về tim không đủ, gây ra triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim.
Xơ vữa động mạch xảy ra ở động mạch máu não
Các dấu hiệu có thể nhận thấy là tê bì tay chân hoặc cảm giác yếu ớt vô lực, khó nói hoặc nói lắp, tạm thời mất thị lực ở một mắt, triệu chứng của đột quỵ nhẹ, cơn thiếu máu não thoáng qua.
Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiến triển thành một cơn tai biến mạch máu não.
Xơ vữa động mạch ở chân, tay
Người bệnh sẽ có các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi, chẳng hạn như đau khi vận động.
Xơ vữa động mạch ở thận
Người bệnh có thể bị cao huyết áp hoặc suy thận.
4. Cách điều trị
Điều trị bằng phương pháp Đông Y
- Đan sâm
Công thức: 32 gram đan sâm, 20 gram mỗi loại xuyên khung, uất kim, trầm hương, 16 gram hồng hoa, 12 gram xích thược, hương phụ, qua lâu, hẹ, và 10 gram đương quy vĩ. Sắc uống hàng ngày.
Bài thuốc trên có tác dụng tăng lưu thông tuần hoàn máu, giữ các mảng xơ vữa ổn định, giảm các cơn đau thắt ngực, đau nhói ở tim.
- Nhân sâm
Tác dụng: Ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, kích thích tuần hoàn máu, điều trị chứng co thắt động mạch, giúp trái tim hoạt động khỏe mạnh và ổn định hơn.
Chỉ cần nghiền mịn sâm và trộn đều với 1 quả trứng gà rồi hấp chín là có thể dùng được luôn, ăn mỗi ngày trong vòng 15 ngày sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Bài thuốc Sử dụng những vị thuốc Đông y
Thực hiện: hà thủ ô 15g, thảo quyết minh 30g, hổ trượng 30g, linh chi 15g, lá sen 15g, sơn tra 15g, lá chè 15g hãm với nước sôi uống thay nước chè.
Uống lâu dài có thể giảm cholesterol, làm mềm mạch máu, phòng bệnh u xơ động mạch vành, bệnh tăng huyết áp… còn có tác dụng chữa bệnh mất ngủ hiệu quả.
Điều trị bằng phương pháp Nam Y
- Bài thuốc số 1
Nguyên liệu: 1 lít nước; chén nho khô; 2 thìa gừng nạo; 2 thìa mật ong; 4 thìa trà xanh
Thực hiện: Đầu tiên, bạn lấy một nồi nhỏ và đun sôi 1 lít nước, nhỏ lửa. Sau khoảng 10 phút, bạn tắt bếp và cho trà, và mật ong vào nồi và quấy đều.
Lấy 1 miếng vải len quấn xung quanh nồi, ủ trong 8 tiếng. Sau thời gian này, thức uống có thể sử dụng, có thể cho vào tủ lạnh để bảo quản.
Sử dụng: Mỗi ngày, lấy khoảng 150ml – 200ml hỗ hợp trên uống trước bữa ăn (uống lúc đói). Uống đều đặn hàng ngày bạn sẽ có một kết quả không ngờ.
- Bài thuốc số 2
Cây thuốc gồm có rễ cây chè hãm với nước sôi và uống thay nước lọc. Bài thuốc này có tác dụng điều trị chứng rối loạn nhịp đập của tim, xơ vữa động mạch. Người bệnh nên uống liên tục sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc Chữa xơ vữa động mạch bằng cam thảo
Người bệnh dùng 30g sâm, 10g cam thảo đem sao vàng hãm với nước sôi uống thay nước.
Tác dụng: Nước sâm cam thảo là bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh lý xơ vữa động mạch hiệu quả.
Chữa xơ vữa động mạch bằng rong biển
Chuẩn bị: rong biển 20g, thảo quyết minh 15g
Thực hiện: đem sắc lấy nước uống hằng ngày.
Tác dụng: Bài thuốc Nam này có tác dụng giảm huyết áp, giảm mỡ máu phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch hiệu quả.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ
Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh mạch vành và các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, cholesterol máu cao,…
Kiểm soát huyết áp của mình
Đo huyết áp ít nhất mỗi năm một lần, huyết áp tối ưu của người trưởng thành bình thường là 120/70mm Hg.
Kiểm tra cholesterol
Kiểm tra cholesterol máu nhằm phát hiện và điều chỉnh sớm các rối loạn mỡ máu.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Lựa chọn các thực phẩm sạch, giàu chất xơ và vitamin cũng như các loại chất béo từ thực vật; hạn chế đồ ăn có nhiều cholesterol từ lòng đỏ trứng, phủ nội tạng động vật; đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ rán chiên xào…
Tập thể dục thường xuyên
Nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì hãy cố gắng tập thể dục để duy trì được chỉ số cân nặng. Nhất là ở phụ nữ một thân hình lý tưởng nhờ tập luyện chắc chắn sẽ khiến bạn hãnh diện hơn trong mắt nam giới.
Ngừng hút thuốc lá
Chất niicotin trong thuốc lá chính là chất độc đối với tim mạch vì làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh khác không chỉ mình xơ vữa động mạch.
Vì vậy để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người thân yêu hãy từ bỏ khói thuốc lá ngay từ thời điểm này.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích
Hạn chế rượu, bia… vì chúng có thể gây tổn hại cơ tim và làm trầm trọng thêm bệnh xơ vữa động mạch.
Một số cách khác
- Hãy tránh xa stress, kẻ thù của cơ thể bạn.
- Duy trì cân nặng ở mức cho phép, không để thừa cân hoặc béo phì.
Tập thói quen lành mạnh
Xơ vữa động mạch có thể phòng ngừa từ trước nếu bạn sớm thực hiện những thói quen sống lành mạnh.
Nếu phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh, bạn hãy sớm đi khám để được điều trị, bởi mối nguy hại từ căn bệnh này gây ra có thể ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của bạn.
Như vậy, có thể thấy bệnh xơ vữa động mạch là một căn bệnh nguy hiểm. Nó là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim…..
Hi vọng, các thông tin về xơ vữa động mạch nêu trên sẽ giúp bạn mở rộng phần nào hiểu biết về căn bệnh này. Từ đó có hướng tự bảo vệ mình và người thân trước những nguy có bệnh tật.
Sau tất cả, một lối sống dinh dưỡng và năng động luôn có ích cho tất cả chúng ta.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.