Viêm màng ngoài tim là một bệnh lý cấp tính đòi hỏi phải chẩn đoán nhanh và xử trí cấp cứu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ biến chứng hay tử vong không đáng có. Vì vậy, bài viết bệnh viêm màng ngoài tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa sẽ cung cấp thông tin đầy đủ giúp bạn xác định đúng bệnh để điều trị kịp thời.
1. Bệnh viêm màng ngoài tim là bệnh gì?
Viêm màng ngoài tim là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim.
Viêm màng ngoài tim có thể cấp tính (bất thình lình) hoặc mãn tính (kéo dài lâu).
Chứng viêm này có thể khiến màng ngoài tim hóa sẹo, mỏng đi và tim có thể bị siết lại. Nó có thể gây ra những triệu chứng khác như giảm dòng máu đi ra từ tim.
Điều này có thể xảy ra khi mà có quá nhiều dịch đọng lại trong màng gây ra áp lực quá mức lên trái tim làm cho tim không bơm đầy máu như bình thường.
Trong trường hợp nặng, huyết áp có thể giảm ở mức nguy hiểm và có thể gây ra tử vong.
2. Nguyên nhân
Do nhiễm khuẩn
- Lao, virus, kí sinh trùng, nấm.
- Biến chứng áp xe lân cận vỡ vào màng tim (áp xe gan, áp xe phổi, áp xe thực quản) gây tràn mủ màng tim.
Do nhiễm khuẩn
- Do yếu tố tự miễn: Thấp tim, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm nút quanh động mạch…
- Do ung thư, đặc biệt là ung thư di căn từ phổi, phế quản, tuyến vú…
- Nhồi máu cơ tim.
- Rối loạn chuyển hoá: Hội chứng tăng urê máu.
Các nguyên nhân khác của viêm màng ngoài tim bao gồm
- Rối loạn hệ thống viêm: Có thể bao gồm lupus và viêm khớp dạng thấp.
- Chấn thương: Tổn thương ngực hay có thể xảy ra như là kết quả của tai nạn xe cơ giới, tai nạn khác.
- Rối loạn sức khỏe khác: Có thể bao gồm suy thận, AIDS, bệnh lao và ung thư.
- Một số thuốc: Một số thuốc có thể gây viêm màng ngoài tim, mặc dù điều này là không bình thường.
3. Triệu trứng và dấu hiệu
Viêm màng ngoài tim được phân loại thành nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và thời gian kéo dài của các triệu chứng.
Viêm màng ngoài tim cấp thường kéo dài dưới 3 tuần, trong khi viêm màng ngoài tim kéo dài có thể lâu hơn, khoản 4 tới 6 tuần và nhưng không kéo dài quá 3 tháng.
Dạng viêm màng ngoài tim mạn tính được chẩn đoán khi các triệu chứng kéo dài quá 3 tháng.
Dựa vào phân loại, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng ngoài tim bao gồm như sau:
- Cơn đau đột ngột, nhói lên ở giữa ngực hay ngực trái, và thường đau nhiều hơn khi hít vào.
- Khó thở khi nằm.
- Đánh trống ngực.
- Sốt nhẹ.
- Tổng trạng yếu, kèm mệt mỏi.
- Ho
- Phù ở chân hay bụng
4. Các biện pháp điều trị
Điều trị bằng phương pháp Đông Y
Bài thuốc : Chữa các bệnh tim mạch
- Bài thuốc: Dong riềng đỏ (bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm): 40g + 01 quả tim lợn.
Tác dụng: vừa chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần.
Cách dùng: cho Dong riềng đỏ và tim lợn (bổ đôi) vào nồi đun sôi cho đến khi quả tim chín, để nguội rồi dùng cả nước và tim. Thông thường dùng lần đầu tiên bệnh nhân sẽ thấy đỡ đến 50%, người nặng thì dùng bài thuốc này đến lần thứ 3 sẽ thấy nhẹ hẳn như không mắc bệnh. Duy trì ăn mỗi tuần 01 quả, sau 01 tháng sẽ ổn định.
Lưu ý: Dùng được cho tất cả các chứng bệnh về tim mạch.
Bài thuốc: Chữa nhồi máu cơ tim
Bài 1: Đương quy 12g, xích thược 8g, sinh địa 12g, xuyên khung 8g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g. Tùy chứng trạng có thể gia thêm: quế chi 12g, phục thần 12g, đảng sâm 12g…
Ngày một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn khi thuốc còn ấm.
Bài 2: Hoàng kỳ 12g, phục thần 12g, đương quy 12g, xuyên khung 8g, bạch linh 12g, bán hạ 10g, nhục quế 6g, sinh khương 3 lát, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g, đại táo 12g, viễn chí 8g, táo nhân 16g, bá tử nhân 12g, nhân sâm 12g, đan sâm 16g, sa nhân 8g, đàn hương 8g.
Ngày một thang sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, hoặc lúc đói, khi thuốc còn ấm.
Bài 3: Đương quy 12g, cát cánh 8g, sinh địa 12g, xích thược 16g, đào nhân 12g, xuyên khung 8g, sài hồ 4g, chích thảo 4g, hồng hoa 12g, chỉ xác 8g, ngưu tất 12g.
Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, trước khi ăn.
Những bài thuốc này cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả.
Điều trị bằng phương pháp Nam Y
Cùng với những bài thuốc Đông Y mang lại hiệu quả trong quá trình điều trị thì những bài thuốc Nam Y cũng có hiệu quả không kém.
Dưới đây là một số vị thuốc Nam Y mà chúng ta có thể áp dụng để chữa bệnh viêm màng ngoài tim tốt nhất.
- Đan sâm – vị thuốc giãn mạch tự nhiên, giúp giảm khó thở, mệt mỏi do tim.
Người ta thường thu hoạch rễ đan sâm vào mùa đông, rễ đan sâm phơi hoặc sấy khô.
Đan sâm đặc hiệu trên tim và mạch vành, chữa co thắt động mạch vành, di chứng tai biến mạch máu não và hạn chế các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tim mạch.
- Cây chó đẻ chữa lao phổi – nguyên nhân gây bệnh viêm màng ngoài tim
Tác dụng: Cây chó đẻ là một loại thuốc có vị đắng hơi ngọt, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn tốt, giúp điều trị lao phổi nhanh chóng.
Chuẩn bị: Để thực hiện bài thuốc, các bạn chỉ cần chuẩn bị lá chó đẻ phơi khô, nước sạch và ấm sắc thuốc.
Thực hiện: Khi có hết nguyên liệu, các bạn chỉ cần lấy lá chó đẻ đã phơi khô mang đi rửa sạch rồi đun với nước, đợi khi nước còn 1/3 thì bắc ra. Một ngày bạn uống nước này sau bữa ăn và sử dụng thường xuyên, liên tục.
- Thuốc thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang
Tác dụng: Thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang giúp làm giảm rõ rệt tình trạng ho, phù, khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực do tim, đồng thời giảm cholesterol máu, cải thiện chức năng tim, tăng chỉ số phân suất tống máu và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.
Cách dùng: Với những người bệnh tim mạch khi xuất hiện một trong các triệu chứng: ho, phù, khó thở, mệt mỏi nên sử dụng 4 viên Ích Tâm Khang mỗi ngày cho tới khi các triệu chứng được thuyên giảm (thường từ 4 – 6 tháng), có thể duy trì 2 viên mỗi ngày.
Đối với những người huyết áp thấp có kèm theo các triệu chứng chóng mặt, nên bắt đầu từ liều 2 viên mỗi ngày, sau đó có thể tăng dần trên mỗi tuần cho tới khi đạt liều tối đa 4 viên/ngày, chia 2 lần.
Thời điểm sử dụng: Nên dùng vào lúc đói (trước bữa ăn 30 phút hoặc sau ăn 2-3 giờ) để đạt được hiệu quả hấp thu cao nhất.
Lưu ý: Không dùng khi đang mang thai, cho con bú. Tạm ngưng Ích Tâm Khang khi đang có chảy máu (đến kỳ kinh nguyệt, chảy máu chân răng, chảy máu cảm, xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày) và dùng trở lại khi hết xuất huyết.
5. Các biện pháp phòng ngừa
Loại trừ nguyên nhân gây bệnh
Khám phát hiện và điều trị triệt để các bệnh: nhiễm vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh lao. Đối với các bệnh rối loạn miễn dịch như thấp tim, lupus ban đỏ, sarcoidose cũng phải điều trị tích cực.
Những bệnh nhân sau chấn thương hoặc phẫu thuật tim, điều trị bằng tia xạ, bệnh nhân bị ung thư các loại cần khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm màng ngoài tim co thắt.
Kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm
Nếu bạn bị mắc một trong các bệnh là nguyên nhân gây viêm màng ngoài tim co thắt kể trên, bạn cần cảnh giác để phát hiện sớm bệnh nhờ các dấu hiệu: ban đầu là biểu hiện mệt, xỉu, giảm khả năng gắng sức, sau đó thấy xuất hiện các triệu chứng của suy tim trái như khó thở khi gắng sức và khó thở về đêm.
Đến giai đoạn nặng của bệnh sẽ thấy các dấu hiệu giống như suy tim phải đó là phù ngoại biên, căng tức bụng và cổ trướng.
Ở một số bệnh nhân màng ngoài tim có thể tiến triển dày, tạo sẹo và co cứng. Khi đó màng ngoài tim mất hẳn tính đàn hồi và trở nên cứng nhắc, thắt chặt xung quanh tim.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Ngoài ra, để phòng bệnh viêm màng ngoài tim hiệu quả thì chúng ta xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học.
Thường xuyên tập thể dục, hạn chế các chất kích thích, đặc biệt nên khám bệnh định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bệnh sớm, điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra.
Như vậy, có thể nói bệnh viêm màng ngoài tim là căn bệnh rất nguy hiểm. Nguyên nhân phát hiện bệnh rất khó xác định chính xác thời gian đầu.
Do vậy, để phòng ngừa bệnh thì khi bạn có những dấu hiệu của các bệnh là nguyên nhân gây bệnh cần phải điều trị khỏi rứt điểm.
Hi vọng, những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, bài viết trên (thông tin bài viết) chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn trực tiếp.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.