Có rất nhiều bạn đang thắc mắc bệnh cường cận giáp là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh, các triệu chứng dấu hiệu nhận biết bệnh như thế nào? Cách điều trị bệnh cùng với phương pháp để phòng ngừa ra sao?
Tất cả các thắc mắc đó chúng tôi sẽ giải quyết qua bài viết dưới đây. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các thông tin của căn bệnh này nhé.
1. Bệnh cường cận giáp là gì?
Tuyến cận giáp là một tuyến nhỏ nằm bệnh cạnh tuyến giáp, tuyến này có tác dụng kiểm soát sự cân bằng của canxi trong cơ thể.
Nếu như lượng canxi thấp thì tuyến này sẽ tạo ra một loại hormon để đưa lượng canxi trong cơ thể về mức bình thường.
Bệnh cường cận giáp hay chính là bệnh tăng năng tuyến cận giáp, bệnh này xảy ra là do lượng canxi trong máu tăng cao khi tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều. Bệnh cường cận giáp bao gồm 2 loại đó là:
Bệnh cường cận giáp tiên phát
Bệnh này xảy ra là do các tuyến cận giáp hoạt động quá nhiều dẫn đến tiết ra hormon quá nhiều gây dư thừa làm canxi trong máu tăng cao do đó sẽ gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
Cường cận giáp thứ phát
Bệnh này gây ra là do cơ thể mắc phải một căn bệnh nào đó dẫn đến lượng canxi trong xương bị giảm đi.
Nếu như bệnh cường cận giáp không tìm ra các phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây ra rất nhiều biến chứng và kéo theo các căn bệnh khác như: sỏi thận, viêm loét dạ dày, viêm tuyến tụy, hoặc xảy ra tình trạng loãng xương.
2. Nguyên nhân
Tuyến cận giáp là một tuyến có vai trò tiết hormon để giúp duy trì mức độ phù hợp của canxi và phospho trong cơ thể.
Bên cạnh đó vitamin D cũng đóng vai trò trong việc điều chỉnh lượng canxi có trong máu.
Khi hàm lượng nồng độ canxi trong máu bị giảm xuống thì tuyến cận giáp lại có thể tiết ra lượng hormon để nhằm khôi phục lại sự cân bằng.
Các hormon của tuyến này có khả năng làm tăng nồng độ canxi thông qua việc giải phóng canxi ở xương và lấy canxi từ tế bào ruột non.
Nhưng khi lượng canxi trong máu tăng cao thì hormon tuyến này lại được sản sinh ít hơn.
Nhưng nếu như tình trạng các tuyến này sản sinh ra lượng hormon quá nhiều dẫn đến dư thừa thì sẽ dẫn đến nồng độ canxi tăng bất thường và giảm phospho trong máu.
Canxi ngoài việc giúp cho răng chắc khỏe, xương dẻo dai thì nó còn có tác dụng để hỗ trợ truyền tín hiệu từ các tế bào thần kinh, các vần đề co cơ.
Canxi thường được kết hợp với khoáng chất phospho. Tình trạng này xảy ra còn phụ thuộc vào 2 loại đó nguyên nhân gây ra cường cận giáp tiên phát và thứ phát.
Nguyên nhân gây cường cận giáp tiên phát
- Việc sản sinh hormon tăng ở một hay nhiều tuyến cận giáp
- Nguyên nhân phổ biến nhất là tình trạng u tuyến giáp xảy ra
- Đôi khi tình trạng khối ung thư cũng là nguyên nhân gây ra bệnh cường cận giáp tiên phát.
Cường cận giáp tiên phát thường xảy ra do những nguyên nhân ngẫu nhiên, đôi khi cũng do nguyên nhân là do gen di chuyền.
Nguyên nhân gây cường cận giáp thứ phát
Khi cơ thể mắc phải căn bệnh làm lượng canxi trong máu bị thiếu hụt đi, chính vì vậy mà tuyến cận giáp cần phải làm việc nhiều để bù lại lượng canxi đã bị mất.
- Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng canxi trầm trọng do hệ tiêu hóa không thể hấp thụ tối đa canxi qua quá trình ăn uống
- Việc thiếu hụt vitamin D trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến việc giảm canxi. Vì vitamin D góp phần duy trì nồng độ canxi trong cơ thể và giúp hệ tiêu hóa có thể hấp thụ lượng canxi tối đa.
Vitamin D được sản sinh nhờ việc cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và qua thức ăn hằng ngày.
- Khi cơ thể mắc bệnh suy thận mạn tính thì khả năng mắc bệnh cường cận giáp thứ phát rất cao. Bởi thận có tác dụng chuyển đổi vitamin D thành những dạng mà cơ thể có thể sử dụng được.
3. Các dấu hiệu và triệu chứng
Khi bệnh nhân mắc phải tình trạng cường cận giáp tiên phát thì các dấu hiệu để có thể phát hiện ra bệnh chỉ là cách tình cờ, nhưng biểu hiện thường xảy ra khi bị cường cận giáp tiên phát đó là sỏi thận.
Đối với những bệnh nhân bị mắc cường cận giáp thứ phát là tình trạng thiếu hụt lượng vitamin D nghiêm trọng.
Nói chung thì bệnh cường cận giáp thường được phát hiện trước khi bệnh có những dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng.
Các triệu chứng của căn bệnh này thường gặp như sau:
- Bệnh nhân có hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày
- Có biểu hiện của bệnh loãng xương, xương dễ gãy và vỡ chỉ cần có sự va chạm.
- Cơ thể người bệnh mắc phải tình trạng sỏi thận
- Mắc phải tình trạng rối loạn trí nhớ, trầm cảm, nhớ nhớ quên quên.
- Các xương khớp bị đau nhức, các cơ bị yếu và đau
- Có biểu hiện buồn nôn, chán ăn hoặc có thể ăn không tiêu, đau bụng
- Cơ thể luôn có cảm giác mệt mỏi khó chịu, chân tay bứt rứt.
Các dấu hiệu cấp tính
- Cơ thể xuất hiện những cơn sốt đột ngột, đôi khi nhiệt độ cơ thể lên đến 38.5 độ C
- Nôn liên tục và buồn nôn
- Vùng bụng thấy có tình trạng đau co thắt
- Hôn mê sâu không biết gì.
- Có dấu hiệu tiểu ít hoặc rất ít
Nếu như cơ thể có những dấu hiệu và triệu chứng như trên thì bạn nên tìm đến các cơ sở khám chữa bệnh để làm các thủ tục xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tìm ra căn nguyên của bệnh.
Bởi những dấu hiệu này có thể gây ra bất kỳ rối loạn nào cho thể. Chính vì vậy mà phải tìm ra bệnh sớm nhất để có cách điều trị hiệu quả.
4. Cách điều trị bệnh cường cận giáp
Khi mắc bệnh cường cận giáp nhưng theo các bác sĩ thì không cần điều trị nếu như, lượng canxi chỉ ở mức độ hơi cao, thận vẫn đảm bảo đủ chức năng hoạt động bình thường.
Ngoài ra mật độ xương của người bênh vẫn giữ ở mức bình thường hay trên mức bình thường một chút. Các triệu chứng khác không xảy ra thì chỉ cần dùng các biện pháp cải thiện chứ chưa cần phải điều trị.
Y học cho rằng bệnh cường cận giáp là bệnh do khối u gây ra chính vì vậy cách giải quyết tốt nhất là cắt bỏ khối u. Chính vì vậy mà phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật được các bác sĩ chỉ định nhiều nhất.
Nếu không điều trị kịp thời bệnh nhân có thể dẫn đến tình trạng tàn phế suốt đời, còn nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì sẽ giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng khỏe mạnh.
Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp phẫu thuật sẽ dẫn đến những tác dụng phụ, do đó người bệnh phải thường xuyên kiểm tra bằng các xét nghiệm và chụp X quang.
Căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn được, chỉ cần người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng và căn bằng cho cơ thể để sức khỏe được hồi phục nhanh chóng.
5. Phương pháp phòng ngừa
Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Tăng cường ăn các loại rau xanh đậm, hạnh nhân, đậu là những thực phẩm cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể. Ăn những loại thức ăn có chứa protein như thịt nạc và cá.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung lượng protein qua các thực phẩm khác như đậu phụ, đậu… Nên tránh xa các thực phẩm có axit béo chuyển hóa như bánh ngọt, bánh nướng …
Lựa chọn các loại thực phẩm bánh mì, mì ống được làm nên từ ngũ cốc nguyên hạt. Cơ thể luôn được đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và các vitamin, khoáng chất thiết yếu.
Tăng cường ăn rau xanh để phòng ngừa bệnh cường cận giáp
Không sử dụng các chất kích thích
Trong các đồ uống có chất kích thích nó chứa thành phần phốt phát làm xương mất đi lượng canxi dẫn đến các tình trạng loãng xương và đây chính là nguy cơ gây ra bệnh cường cận giáp.
Bởi vậy bạn nên bỏ đi những thói quen lối sống không tốt hằng ngày như sử dụng rượu bia.
Uống đủ nước
Bạn nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày, 1,5-2 lít nước là rất cần thiết cho cơ thể, giúp hạn chế việc mắc phải căn bệnh sỏi thận là nguyên nhận dẫn đến cường cận giáp.
Tập luyện thể dục thể thao
Việc đưa ra các chế độ luyện tập đều đặn giúp xương luôn chắc khỏe, giúp cơ thể luôn mạnh khỏe khả năng chống lại nhiều bệnh nguy hiểm.
Khi tập luyện thể thao thường xuyên giúp hạn chế tình trạng loãng xương. Cần trao đổi với bác sĩ về các tập luyện của mình để bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất.
Không nên sử dụng các loại thuốc canxi
Trước khi dùng thuốc để điều trị các bệnh thì nên hỏi ý kiến bác sĩ, bởi có một vào loại thuốc gây ra tình trạng nâng hàm lượng canxi lên cao như thuốc lợi tiểu và lithium.
Bỏ thuốc lá
Việc hút thuốc lá quá nhiều sẽ làm mất đi lượng canxi trong cơ thể gây ra các tình trạng của bệnh xương khớp và các nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về căn bệnh cường cận giáp, hy vọng rằng qua bài viết này các bạn có thể tìm ra những kiến thức bổ ích cho mình.
Nhờ đó mà các bạn đưa ra được những phương pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất tránh để tình trạng bệnh xảy ra mới tìm cách điều trị.
Tuy nhiên những thông tin đó của chúng tôi chỉ mang tính chất chia sẻ. Bạn nên tìm đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ và chuyên gia đầu ngành tư vấn, hỗ trợ điều trị bệnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.