Hiện nay tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng chủ yếu từ lứa tuổi trung niên.
Chúng ta cần phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh mắc phải căn bệnh này.
Bài viết dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn những thông tin hữu ích nhất về căn bệnh đã hành hạ nhiều người nhất là vào mùa đông lạnh.
1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình các đốt xương sống ở vùng cổ bị lão hóa đi từ C1 đến C7. Đốt sống cổ có cấu tạo gồm các phần: đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và cơ.
Các đĩa đệm ở giữa các đốt xương sống bị xẹp hay bị lệch ra ngoài nên khi vận động cổ các đốt xương sống đó sẽ va chạm vào nhau gây ra cảm giác thấy đau.
Bệnh này không chỉ ở người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng mắc phải. Đối với người trẻ do công việc làm văn phòng ngồi nhiều, cúi nhiều hay những công việc liên quan đến vùng cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến việc cử động vùng cổ khó khăn, trước tiên đau vùng cổ sau đó sẽ lan xuống vùng vai gáy, rồi lan sang hai bên cánh tay.
Ngoài ra căn bệnh này sẽ làm hạn chế việc đưa máu lên não bởi vậy mà gây ra tình trạng đau đầu không rõ nguyên nhân cho người bệnh.
2. Nguyên nhân
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng do rất nhiều nguyên nhân, chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân do đâu để tìm ra hướng khắc phục và điều trị.
- Do thường xuyên mang vác những đồ quá nặng so với sức khỏe của mình, không những thế còn mang vác xách đồ không đúng tư thế. Hay việc tập thể dục không đúng cách cũng là những tác động gây ra tình trạng thoái hóa.
- Khi bạn ngồi học hay làm việc sai tư thế và vấn đề này thường xuyên kéo dài thì cũng dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
- Tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ càng nặng khi tuổi càng cao, vì khi tuổi cao các khớp xương dần bị thoái hóa hết, nó không có khả năng nâng đỡ vật nặng.
- Bệnh béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống. Người bị béo phì thì sức nặng cơ thể dồn lên cột sống nhiều hơn, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ gây ra căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
- Một nguyên nhân nữa là do mang vác đồ nặng quá sớm khi còn nhỏ tuổi, lúc này xương đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ gây ra những tổn thương.
3. Các triệu chứng và dấu hiệu
Đây là bệnh mà rất dễ nhận biết qua các dấu hiệu đơn giản, chỉ cần bạn để ý một chút các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh là phát hiện ra.
Khi thấy có những dấu hiệu hay triệu chứng bệnh nên đến gặp bác sĩ làm các thủ tục kiểm tra để biết được mức độ bệnh của mình.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường trải qua hai giai đoạn
- Giai đoạn đầu
Giai đoạn này hầu như các bệnh nhân chưa phát hiện ra căn bệnh của mình. Ở giai đoạn này người bệnh chỉ cảm thấy hơi mỏi ở vùng cổ, vai, gáy.
Lúc này người bệnh chỉ nghĩ do mình không hoạt động nhiều nên dẫn đến cảm giác mỏi. Nhưng đây chính là biểu hiện đầu tiên khi bắt đầu mắc căn bệnh này.
- Gia đoạn nặng hơn
Tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn qua những cơn đau cổ, vai gáy, vấn đề cử động của vùng cổ ngày càng khó khăn hơn. Những cơn đau đó lan dần ra hai bên bả vai, rồi lan xuống cả cánh tay và bàn tay.
Đôi lúc cơn đau đó còn lan lên vùng trán, hốc mắt gây ra những tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… Căn bệnh này nặng hơn khi thời tiết thay đổi hoặc trời trở lạnh khiến người bệnh sẽ thấy đau nhức vùng cổ hơn.
Ở giai đoạn này các đĩa đệm giữa các khớp xương bị xẹp đi, các khớp xương biến dạng và có hình nhấp nhô như những chiếc gai. Ngoài ra nó còn mất đi lượng dịch nhầy để giúp cho các cơ xương vận động trơn chu.
Chính vì vậy mà khi vận động khớp cổ các khớp xương va chạm vào nhau khiến người bệnh cảm thấy rất đau, khó chịu. Đôi khi người bệnh còn có cảm giác nghe thấy tiếng lạo xạo trong xương.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh dẫn đến tình trạng tê bì tay chân. Lượng máu lưu thông lên não ít nên gây ra tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Với căn bệnh này nếu không tìm ra phương pháp điều trị phù hợp thì rất dễ gây ra tình trạng bại liệt hoặc teo cơ.
Các dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Khi vận động cổ thấy đau và khó khăn trong việc xoay
- Những cơn đau cổ xảy ra cả những lúc làm việc và những lúc nghỉ ngơi
- Tình trạng đau đầu, chóng mặt, khó chịu mà không hiểu nguyên nhân do đâu
- Các cơn đau diễn ra từ cổ lan dần xuống vùng vai gáy, đến cánh tay, bàn tay và có thể có tình trạng tê bì cánh tay.
- Khi thời tiết thay đổi hay trời trở lạnh thì cơn đau cổ diễn ra nhiều hơn, ngoài ra mỗi buổi sáng thức dậy cảm thấy cứng cổ không thể cử động được nếu nằm sai tư thế.
- Nếu tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở C1, C2, C4 thì rất dễ dẫn đến biểu hiện như ngáp ngủ, nấc liên tục, chóng mặt buồn nôn.
4. Phương pháp điều trị
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị như bấm huyệt, xoa bóp châm cứu, hay các phương pháp điều trị bằng máy móc hiện đại.
Bên cạnh đó phương pháp điều trị bằng y học cổ truyền lại được rất nhiều người quan tâm.
Điều trị bằng đông y
- Bài thuốc số 1:
Nguyên liệu: 3g cam thảo, 6g cát căt, 9g bạch thược, đương quy, xuyên khung, bạch truật, mộc qua, 3 lát sinh khương, 3 trái táo, 3g tam thất.
Cách dùng và liều lượng: Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi hay ấm dùng để sắc thuốc. Sau đó cho thêm 4 bát nước vào trong nồi, đun lên cho đến khi cạn còn 1 bát rồi rót ra bát.
Tiếp tục lại cho thêm 3 bát nước nữa vào nồi rồi đun sôi cho cạn đến khi còn một nửa bát thì rót ra hòa vào với bát nước lúc đầu rót ra. Chia lượng thuốc đó ra ngày uống 3 lần và nên uống khi thuốc còn ấm.
Bài thuốc này giúp hỗ trợ điều trị các tình trạng bệnh như đau vùng vai, gáy, cổ không cử động được, tê bì chân tay, các chi đều cảm giác mỏi.
- Bài thuốc số 2:
Nguyên liệu: 3g tam thất, 10g ngũ vị tử, bạch giới tử, bán hạ, đởm nam tinh, 6g cát cánh, 12g phục linh, địa long, trần bì.
Cách dùng và liều dùng: Đưa tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào nồi hay ấm dùng để sắc thuốc. Sau đó tiếp tục cho thêm 4 bát nước vào nồi đun sôi cho đến khi cạn chỉ còn lại một bát nước thì đổ ra bát.
Tiếp tục lại cho thêm 3 bát nước nữa vào nồi đun sôi cho đến khi trong nồi chỉ còn lại nửa bát thì bắc ra rót pha vào bát nước trước đó. Cho vào chai uống trong ngày, ngày chia ra làm 3 lần uống, nên uống lúc thuốc ấm là tốt nhất. Uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh thì thôi.
Bài thuốc này giúp điều trị tình trạng đau vai gáy, đầu nặng chịch, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực và lưỡi có hạt trắng.
- Bài thuốc số 3:
Nguyên liệu: 12g ngưu tất, 12g thục địa, 12g đan sâm, 9g đương quy, 9g bạch thược, 9g tỏa dương, 9g tri mẫu, 9g hoàng bá, 9g quy bản, 9g thỏ ty tử, 9g kê huyết đằng.
Cách dùng và liều lượng: Tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi rồi sắc lấy nước uống. Ngày uống 3 lần uống thường xuyên đều đặn đến khi bệnh khỏi.
Bài thuốc này giúp điều trị tình trạng đau vai gáy, lung, đau lan lên đầu, hoa mắt chóng mặt, ra nhiều mồ hôi ngay cả khi không vận động, khô họng, lưỡi bị đỏ.
Điều trị bằng thuốc Nam
Với tình trạng bệnh này nhiều người cũng lựa chọn phương pháp dùng thuốc nam để điều trị, cũng đạt hiệu quả rất cao.
- Bài thuốc số 1: Từ cây ngải cứu
Nguyên liệu: rễ, thân lá cây ngải cứu, cây cỏ xước, cây trinh nữ
Cách dùng và liều dùng: Lấy rễ, thân, lá 3 loại cây đem đi rửa sạch băm nhỏ, phơi khô sau đó sao cho vàng tất cả các nguyên liệu trên. Rồi cho vào túi bảo quản cẩn thận tránh bị mốc.
Mỗi lần uống thì có thể pha như pha trà uống hằng ngày, có thể cho thêm chút cam thảo hay gừng tươi vào giúp dễ uống hơn. Phải uống thường xuyên liên tục trong vòng 3 tháng thì mới có hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc số 2: Từ hạt gấc
Trong thành phần của hạt gấc chứa các chất như lipit, vitamin, tannin các chất này đều giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ.
Nguyên liệu: 2-3 quả gấc chín, 2 lít rượu
Cách dùng và liều dùng: Trước tien là phải lấy hết hạt gấc ra rồi bóc bỏ lớp màng bên ngoài, đem đi rửa sạch để ráo nước. Tiếp tục sao vàng hạt gấc lên tách bỏ vỏ bên ngoài rồi cho vào lọ thủy tinh.
Đổ 2 lít rượu gạo đã chuẩn bị sẵn vào bình thủy tinh, đậy kín ngâm trong vòng 10 ngày đến 1 tháng là đem ra dùng được.
Sử dụng rượu ngâm hạt gấc này để xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy, vùng cổ nó sẽ giúp giảm đau rất tốt. Hoặc bạn có thể sử dụng miếng bông gạc tẩm ướt rồi đắp lên vùng cổ vai gáy khi đau từ 20-30 phút .
Tình trạng đau mỏi cổ, vai, gáy sẽ giảm đi rất nhanh chóng.
5. Phòng ngừa
- Có chế độ làm việc hợp lý khoa học, nên vận động tránh việc ngồi liên tục trong nhiều giờ. Sau mỗi ngày làm việc nên thực hiện việc xoa bóp vùng vai gáy, cổ để đỡ mỏi. Cần có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tối đa những tác động mạnh đến cơ xương khớp vùng cổ.
- Những người làm công việc văn phòng nên tranh thủ vận động tập các động tác đơn giản như xoay người, vươn vai đi lại… Không nên ngồi trước máy tính trong thời gian quá lâu và có chế độ ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cung cấp lượng canxi cho cơ thể.
- Các tư thế ngồi hay ngủ cũng phải đảm bảo đúng tránh tính trạng ngủ sau tư thế
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để đảm bảo các cơ xương khớp được hoạt động bình thường.
Trên đây là những ý kiến chia sẻ của chúng tôi về bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những hiểu biết về tình trạng bệnh này từ đó có thể đưa ra cách phòng và điều trị bệnh kịp thời khi bệnh còn chưa quá nặng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.