Huyết áp là áp lực trong lòng mạch của cơ thể, tại đây tim có thể vượt qua để bơm máu giúp hệ tuần hoàn được lưu thông. Với triệu chứng bệnh huyết áp thấp thì cũng là tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay, nhiều người thường xem đó là triệu chứng bình thường hoặc là nhẹ do làm việc quá sức.
Nhưng nếu không quan tâm và bị hạ huyết áp lâu ngày còn ảnh hưởng tới chính tính mạng. Vậy nên để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng huyết áp thấp thì hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây.
1. Bệnh huyết áp thấp là bệnh gì?
Bệnh huyết áp thấp là tình trạng khi huyết áp giảm đột ngột dưới mức bình thường là 90/60 mmHg, khiến cho thể tích máu trao đổi trong cơ thể bị giảm đi vì co mạch.
Khi đo huyết áp thường biểu hiện bằng hai thông số:
- Huyết áp tâm thu:
Với mức bình thường là 90 mmHg, thể hiện mức áp lực trong lòng động mạch khi tim bắt đầu co bóp và tuần hoàn máu.
- Huyết áp tâm trương:
Ở mức trung bình là 60 mmHg, thể hiện áp lực bên trong lòng động mạch khi tim bắt đầu nghỉ giữa hai lần bóp.
Nếu trường hợp hai thông số này giảm so với mức bình thường nghĩa là bạn đang rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Khi thường xuyên rơi vào tình trạng này thì dễ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm sinh lý đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Thậm chí nếu như bạn không có phương án để làm tăng huyết áp nhanh chóng thì có thể sẽ dẫn tới tử vong.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp
Theo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ thì bệnh huyết áp thấp xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đa số các nguyên nhân này đều xuất phát từ thói quen trong đời sống hàng ngày của bạn. Sau đây là một số lý do dẫn đến tình trạng huyết áp bị tụt giảm mà bạn nên tham khảo:
- Lượng máu trao đổi trong cơ thể không đủ, do không uống đủ nước trong ngày, bị mất máu nhiều, bị tiêu chảy hay nôn ói nhiều, đổ quá nhiều mồ hôi,.. dẫn đến lượng dịch trong cơ thể không đủ nên sẽ khiến cơ thể bị hạ huyết áp.
- Tim hoạt động co bóp yếu.
- Các hormone làm nhiệm vụ kích thích và kiểm soát quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể hoạt động yếu, không bình thường.
- Nhiều trường hợp giai đoạn đầu mang thai cũng dễ bị bệnh huyết áp thấp.
- Một số vấn đề về nội tiết trong cơ thể như tuyến giáp hoạt động không bình thường, bị tiểu đường, lượng đường trong máu thấp.
- Phản ứng phụ khi sử dụng các loại thuốc khi không được kê đơn như thuốc gây tê, thuốc lợi tiểu, thuốc chữa cao huyết áp,…
- Khi tập thể dục đứng quá lâu thì ngồi xuống đột ngột dễ bị hạ huyết áp.
- Kiệt sức do làm việc căng thẳng hoặc bị cảm nhiệt
- Liên quan đến nhiều căn bệnh khác như tiểu đường, parkinson, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh gan,…
- Mất máu do xuất huyết
- Nhiệt độ trong cơ thể lên xuống thất thường
- Nhiễm trùng máu
- Hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích nhiều
- Suy nghĩ, căng thẳng
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết tình trạng huyết áp thấp
- Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác muốn nằm xuống ngay lập tức
- Buồn nôn, khi đứng lên, ngồi xuống luôn có cảm giác choáng váng
- Khó tập trung vào công việc, tay chân lạnh cóng và luôn dễ nổi cáu với bất kỳ chuyện gì.
- Không có ham muốn và suy giảm khả năng quan hệ tình dục.
- Da bị nhăn lại, khô và kèm theo dấu hiệu là rụng tóc
- Khi leo cầu thang, hay làm việc hơi nặng cũng dễ thở dốc
- Mặt đỏ, có cảm giác tim đập nhanh, hồi hộp.
- Thị lực giảm dần, nhìn mọi vật đều mờ đi
- Đầu đau nhẹ, có cảm giác dễ bị choáng ngất
- Suy nhược cơ thể, chán ăn
- Dễ rơi vào tình trạng mất ý thức tạm thời.
4. Phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp
Với tình hình cuộc sống tấp nập, xô bồ như hiện nay thì con người phải đối mặt với nhiều căn bệnh tưởng chừng là đơn giản, nhưng rất nguy hiểm.
Đặc biệt phải nói tới tình trạng huyết áp thấp, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng bất kỳ lúc nào. Vậy nên sau đây là một số phương pháp điều trị bệnh huyết áp thấp từ đông y đến tây ý giúp mọi người tham khảo và thực hiện như.
Hiện nay trên thị trường cũng có khá nhiều loại thuốc giúp điều trị và cải thiện tình trạng huyết áp thấp, huyết áp cao nên mọi người có thể dễ dàng tìm đến hiệu thuốc để lựa chọn và điều trị.
Thuốc Đông Y trị chứng hạ huyết áp
Chữa bệnh huyết áp thấp bằng Đông Y thì mọi người có thể sử dụng các loại thảo dược giúp ích cho bệnh nhân như:
Thục địa hoàng kỳ thang, Trương thị thăng áp thang, quế chi cam phụ thang,.. nên uống đúng liều kê kết hợp thêm với việc châm cứu thì sẽ có công dụng rất tốt trong việc cải thiện điều hòa huyết áp, giúp khí huyết lưu thông một cách dễ dàng.
Với việc sử dụng thuốc Đông Y để điều trị chứng huyết áp thấp thì không những giảm bệnh mà còn giúp bồi bổ cho cơ thể, tăng sức đề kháng giúp người bệnh lấy lại được sức khỏe để làm việc và học tập tốt hơn.
Bài thuốc Nam trị chứng hạ huyết áp
Nói về thuốc Nam để điều trị chứng hạ huyết áp thì từ thời xưa nhiều người đã sử dụng các loại thực phẩm này để dùng và có hiệu quả rất tốt như:
- Nghệ:
Trong nghệ có hàm lượng chất curcumer có tính kháng viêm rất rồi, giúp tăng lượng máu trong cơ thể, đảm bảo quá trình trao đổi chất được ổn định hơn và đặc biệt giúp huyết áp luôn được cân bằng. Có thể sử dụng nghệ tươi trong các bữa ăn, hoặc dùng tinh bột nghệ để sử dụng hàng ngày cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
- Quế:
Trong quế có hàm lượng sắt, mangan, canxi nhiều giúp thúc đẩy việc lưu thông khí huyết trong cơ thể. Nên từ đó giúp huyết áp luôn được duy trì ở trạng thái ổn định cũng như ngăn chặn được các dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp hay huyết áp cao.
Có thể sử dụng các thực phẩm làm từ quế, tinh dầu quế,… trong các thực phẩm hàng ngày để giúp quá trình điều trị được tốt hơn.
- Gừng:
Đây là một trong những nguyên liệu có công dụng rất tốt trong việc điều trị chứng huyết áp thấp được nhiều người áp dụng.
Nên khi thấy các dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,.. thì hãy ngậm ngay một lát gừng tươi, hoặc uống một ly trà gừng sẽ giúp huyết áp được trở về trạng thái cân bằng. Vì trong gừng có tính ấm, giúp lưu thông máu, nên rất tốt cho những người bị bệnh huyết áp thấp.
Dâu tằm: Trong dân gian, người ta thường dùng rễ dâu để có thể làm thuốc giúp hạ huyết áp. Bạn cũng có thể kết hợp lá dâu tằm với cá diếc làm ra một món canh vừa ngon lại vừa trị bệnh huyết áp thấp hiệu quả.
5. Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Để giúp cơ thể luôn tỉnh táo, tập trung và huyết áp luôn được ổn định thì hãy bắt đầu phòng ngừa ngay từ bây giờ. Do đó để phòng tránh được các tình trạng huyết áp thấp thì một số lưu ý sau đây bạn sẽ rất cần.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn chặn tình trạng mất nước, tăng lượng máu trong cơ thể. Đồng thời không nên hoặc hạn chế uống các loại nước có cồn, có gas, cafein vì cũng sẽ làm cơ thể mất nước, mà còn làm giảm huyết áp ngay cả khi bạn đã cung cấp đủ nước cho cơ thể. Mỗi ngày bạn hãy uống khoảng 2 lít nước lọc là tốt nhất.
- Ăn nhiều củ cải đường là một phương pháp giúp phòng tránh chứng huyết áp thấp. Bạn có thể uống nước ép củ cải đường 2 lần/ngày để phòng tránh cũng như điều trị bệnh huyết áp thấp.
- Di chuyển chậm hơn khi muốn thay đổi tư thế, vị trí. Đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống nếu làm thao tác quá nhanh dễ dẫn đến tình trạng huyết áp tụt.
- Vậy nên trước khi ngủ dậy hay đứng lên, ngồi xuống thì hãy thở thật sâu sau đó tạo cơ thể thoải mái mới thay đổi tư thế. Động tác này giúp kích thích được quá trình tuần hoàn máu được lưu thông một cách dễ dàng hơn.
- Cần lên chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để duy trì sức khỏe cũng như tăng sức đề kháng và điều hòa huyết áp. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ hay ăn nhiều lần trong ngày, ăn ít thực phẩm có chứa chất carbonhydrate như gạo, khoai, bánh mì,…
- Đo huyết áp thường xuyên, có thể đi thăm khám định kỳ hoặc mua máy đo huyết áp tại nhà để có thể tự kiểm tra được huyết áp của các thành viên trong gia đình. Từ đó lên kế hoạch điều chỉnh và có biện pháp phòng ngừa tốt nhất, vừa tiết kiệm chi phí mà còn tiện dụng trong mọi tình huống.
- Hãy thường xuyên đến bác sĩ để khám sức khỏe định kì, ít nhất là 1 năm 1 lần để được phát hiện bệnh kịp thời.
Vậy trên là những thông tin về căn bệnh huyết áp thấp ở hiện nay, qua đó thì mọi người hoàn toàn có thể biết được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh. Tuy nhiên, đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Nếu muốn biết rõ hơn về bệnh huyết áp thấp thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ và các chuyên gia để được hỗ trợ nhé.
Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã biết cách quan tâm tới bản thân mình và thành viên gia đình mình hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, hạn chế được tình trạng hạ huyết áp và tránh được các tình huống xấu xảy ra với chính sức khỏe của bạn và những người thân yêu.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.