Bệnh loãng xương là một trong những biểu hiện điển hình của quá trình lão hóa cơ thể và thường gặp ở những người lớn tuổi. Loãng xương làm xương giòn, mỏng, dễ ảnh hướng tới sức khỏe và cuộc sống, vậy có cách điều trị nào không? Bài viết dưới đây không chỉ muốn giới thiệu tới các bạn cách điều trị mà còn thêm nhiều thông tin bổ ích như nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa căn bệnh này.
1. Khái niệm bệnh loãng xương là gì?
Bệnh loãng xương còn được gọi với các tên khác như bệnh giòn xương hoặc xốp xương, làm cho xương có hiện tượng liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa. Loãng xương làm xương giòn, dễ tổn thương, gãy dù chỉ bị những chấn thương nhẹ.
Nó là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện đến khi xương bị gãy. Nhiều người cho rằng đó là một hiện tượng bình thường của cuộc sống nhưng các chuyên gia cho rằng nó có thể được phòng ngừa, những người đang bị bệnh cũng có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa, bệnh chậm tiến triển và giảm nguy cơ gãy xương.
Bệnh loãng xương có thể ảnh hưởng cả nam và nữ ở mọi chủng tộc như phụ nữ da trắng, châu Á, nhất là những phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh có nguy cơ mắc loãng xương cao nhất.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Trẻ thiếu cân, thiếu dinh dưỡng canxi
Theo những nghiên cứu hiện nay, bệnh loãng xương được xác định do những trẻ bị thiếu cân, còi xương lúc nhỏ sau lớn lên có nguy cơ bị loãng xương càng cao hoặc với những chế độ ăn kiêng thiếu canxi trầm trọng cũng khiến tăng nguy cơ hơn.
Di truyền
Những gia đình có tiền sử mắc loãng xương, con cái của họ cũng đễ dàng mắc bệnh này hơn.
Corticosteroids
Steroids là một trong số thuốc gây loãng xương nguy hiểm nhất, những thuốc chuyên trị cả bệnh viêm đa khớp dạng thấp nặng. Nếu dùng corticosteroids trong thời gian dài sẽ làm cho bạn tăng nguy cơ mặc bệnh loãng xương.
Thiếu estrogen
Estrogen có tác dụng tốt trong việc tổng hợp canxi cho xương và tăng cừng tạo xương khỏe hơn nhưng vào những ngày kinh nguyệt của phụ nữ thì lượng này bị giảm mạnh. Nếu bạn không cung cấp đủ những dinh dưỡng cho cơ thể thì nguy cơ mắc bệnh loãng xương sẽ cao hơn.
Xương mỏng và tỷ trọng xương thấp
Trẻ có tỷ trọng và khối lượng quá thấp thì nguy cơ phát triển chứng loãng xương càng thêm trầm trọng khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương: bất động quá lâu do bệnh, nghề nghiệp, do các bệnh thận: thải nhiều calci, chạy thận nhân tạo; các bệnh nội tiết: tăng cường vỏ thượng thận, suy tuyến sinh dục, cường giáp trạng…
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Quá trình loãng xương diễn ra khá chậm, thường được ví như kẻ trộm giấu mặt, người bệnh sẽ không cảm thấy khó chịu vì nó diễn biến thầm lặng, chỉ có một số dấu hiệu ban đầu nhưng cũng không rõ ràng như vài triệu chứng đau, nhức, mỏi không cố định, đau dọc các chi…
Bệnh loãng xương về sau càng có nhiều đấu hiệu rõ ràng hơn và nó kèm với bệnh thoái hóa khớp, hai loại bệnh này kết hợp làm cho tình trạng ngày càng trở nặng hơn.
Đau xương
Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức các đầu xương, đau nhức, mỏi dọc các xương dài như châm chích toàn thân. Những vùng xương xuất hiện triệu chứng đau như vùng chịu gánh nặng của cơ thể: cột sống, thắt lưng, xương chậu…đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cột sống, đau như thắt ngang cột sống
Người bị bệnh loãng xương đau cột sống thường kèm cứng các cơ dọc cột sống gây đau, giật cơ khi thay đổi tư thế, chỉ khi nằm người bệnh mới cảm thấy dễ chịu, lưu ý lựa chọn best mattress phù hợp.
Cột sống sẽ có những biến dạng như gù, vẹo, còng lưng, chiều cao của cơ thể giảm vài cm so với tuổi lúc còn trẻ.
Gãy xương
Các đoạn xương như cổ tay, xương hông, cổ xương đùi do giảm mật độ các chất làm xương nên dễ gãy.
Loãng xương toàn thân
Người bị bệnh loãng xương toàn thân hay bị chuột rút, thường ra mồ hôi, đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở. Triệu chứng này thường kèm theo các rối loạn của người già như giãn tĩnh mạch chân, thoái hóa khớp…
Biểu hiện có thể thấy rõ sau khi có những chấn thương nhẹ như ngã, đi xe, đường quá sóc, ban đầu có thể xuất hiện từ từ nhưng tăng dần theo thời gian.
4. Phương pháp điều trị bệnh
Phương pháp Đông y
Các bài thuốc chữa loãng xương bằng đông y cho hiệu quả cùng sự an toàn bởi nó sử dụng các vị thuốc, ít gây tác dụng phục cho cơ thể, nhất là gan. Các bài thuốc này được uống theo thang và tùy theo thang mà có liều lượng và cách dùng khác nhau.
- Bài số 1: Bổ trung ích khí thang
Các vị thuốc: nhân sâm 15g, huỳnh kỳ 15g, bạch truật 10g, bạch linh 15g, đương quy 15g, thăng ma 15g, sài hồ 10g, trần bì 10g, hoài sơn 15g, đại táo 15g, cam thảo 10g.
Các dùng: sắc thuốc theo thang, mỗi ngày một thang và nên uống trước 30 phút, khi thuốc còn ấm.
- Bài số 2: Thập toàn đại bổ
Nguyên liệu gồm: nhân sâm 15g, đương quy 10g, bạch truật 5g, xuyên khung 10g, bạch linh 5g, thục địa 15g, cam thảo 10g, bạch thược 10g, huỳnh kỳ 5g, nhục quế 10g.
Cách dùng: Thang thuốc này cũng có cách dùng như thang đầu tiên, sắc lấy nước mỗi ngày một thang, uống trước khi ăn 30 phút và còn ấm.
- Bài số 3: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị
Bài thuốc này không chỉ có những chứng đau mà kèm theo cả sốt jhi về chiều, đau mỏi lưng âm ỉ, cảm giác nóng trong người, thỉnh thoảng có những cơn nóng phừng mặt, lưỡi đỏ, rêu vàng…
Bạn có thể dùng bài thuốc gồm: thục địa 32g, hoài sơn 16g, đơn bì 8g, bạch linh 8g, đơn sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược 8g để điều trị các triệu chứng trên.
- Bài số 4
Nguyên liệu: 500g đậu đen, 10g sơn thù, 10g bạch linh, 10g quy đầu, 10g tang thầm, 10g thục địa, 10g phá cố chỉ, 10g thỏ ty tử, 10g hạn liên thái, 10g ngũ vị, 10g ký tử, 10g đại cốt bì, 10g vừng đen.
Thực hiện: Trước khi sắc, lấy đậu đen ngâm với nước ấm khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại, sau đó phơi khô hoặc sấy khô cho vào lọ kín, mỗi ngày ăn khoảng 20-30g.
Các vị thuốc còn lại đem sắc kỹ 4 lần, mỗi lần 30 phút, sau 4 lần thu được 4 bát khác nhau và hòa đều 4 bát lại. Cuối cùng, cho đậu đen và muối vào sắc bằng lửa nhỏ đến khi cô đặc lại thành một bát.
Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng bổ thân, dưỡng can, cường gân và tráng cốt.
Phương pháp Nam y
- Tỳ thận dương hư
Người bệnh loãng xương với các triệu chứng như lưng và thắt lưng đau, yếu, mệt mỏi, tinh thần uể oải, không có sức, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Nhược, Trì…
- Phương thuốc: Hữu Quy Ẩm gia vị.
Chuẩn bị: Các vị thuốc gồm thục địa 30, kỉ tử 15, sơn thù 12, hoài sơn 12, phụ tử 9, đỗ trọng 9, cốt toái bổ 9, bạch truật 9, nhân sâm 6, nhục quế 6, trích thảo 6.
Bài thuốc này có thể kiện tỳ, ích khí, bổ thận, tráng dương, mạnh gân xương.
- Can thận âm hư
Bài thuốc Tả Quy Ẩm gia vị gồm các vị thuốc thục địa 30, kỉ tử 15, tang kí sinh 15, hoài sơn 15, phục linh 9, sơn thù 9, cốt toái bổ 9, trích thảo 6.
Bài thuốc được sử dụng khi lưng và thắt lưng đau, chân và gối mỏi, yếu, chóng mặt, mất ngủ, rêu lưỡi trắng, mạch Tế, Huyền, Sác…Và có thể trị bổ thận, dưỡng Can, làm mạnh lưng và xương.
- Âm dương câu hư
Người bệnh loãng xương với các triệu chứng như lưng và thắt lưng đau mỏi, tê, mệt mỏi, nóng bừng, lạnh nửa ngừi bên dưới, phân lỏng, bộ phận bên trái Huyền, bộ xích Trầm hoặc Tế Phù…
Phương thuốc Bổ Âm Thang với các vị: thận âm thục địa 15, sinh địa 15, ngưu tất 12, cốt toái bỏ 12, qui đầu 9, bạch lược 9, tri mẫu 9, hoàng bá 9, đỗ trọng 9, phục linh 9, tiểu hồi 6, trần bì 6, nhân sâm 6, trích thảo 6.
- Khí trệ huyết ứ
Bài thuốc Thân Thống Trục Ứ Thang với đào nhân, hồng hoa, qui đầu, ngưu tất, xuyên khung, cam thảo, một dược, ngũ chi linh, cốt toái bổ, tục đoạn, qui bản mỗi vị 9, địa long 6, tần giao 3, khương hoạt 3, hương phụ 3.
Bài thuốc trị bệnh loãng xương với các triệu chứng như toàn cơ thể đau, da mặt sạm tối, mặt có vét nhăn, có mụn cơm, lưỡi đỏ, môi đỏ, mạch Huyền, Sáp…
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa và không gây ra các hậu quả nghiêm trọng như xương giòn, dễ gãy, viêm xương…nhờ:
Điều chỉnh chế độ ăn giàu canxi
Canxi hay vitamin D có vai trò quan trọn nhất giúp xương chắc khỏe và hình thành mô xương, tránh loãng xương, để phòng ngừa bệnh loãng xương, bạn nên có chế độ ăn giảu canxi.
Các loại thực phẩm cần được cung cấp đủ như rau xanh, tôm, cua, thịt trứng…khi sử dụng sữa nên chọn loại ít ngọt, không béo và không nên ăn quá nhiều để tránh bị béo phì, thừa cân.
Thường xuyên vận động thể chất
Lựa chọn môn thể thao yêu thích sẽ khiến cơ bắp vận động, hạn chế quá trình mất xương và tái tạo xương. Tập luyện còn giúp bạn có tinh thần thoải mái, hưng phấn khi làm việc, có lợi trong việc chữa bệnh loãng xương.
Tuy nhiên, khi vận động, bạn nên chú ý vận động nhẹ nhàng rồi tăng cường độ ở mức vừa phải, các bài tập đều về cơ bắp và cột sống, nếu bị bệnh loãng xương tránh các bài như trồng cây chuối, cúi gập người…
Trên đây là một số thông tin về bệnh loãng xương mà chúng tôi muốn cung cấp tới các bạn, dành cho những ai vẫn còn những thắc mắc hay câu hỏi về căn bệnh này. Mong rằng với ít phút lưu lại trên bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn để bảo vệ sức khỏe thật tốt.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.