Bệnh chấn thương sọ não rất hay gặp trong xã hội phát triển hiện nay, nó gây hậu quả nặng nề cho bản thân, gia đình và xã hội về mặt sức khỏe và kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin về bệnh như nó là gì, triệu chứng, nguyên nhân, các chữa và có thể phòng ngừa được hay không?
1. Khái niệm bệnh chấn thương sọ não là gì?
Bệnh chấn thương sọ não bắt nguồn từ các loại chấn thương não gồm cháy máu, chấn động mạnh (rung động não hoặc não bị bầm) và những chân thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương. Nó cũng được phân loại theo mức độ nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu.
Hầu hết, mọi người đều bị những chấn thương nhẹ ở não nhưng với những chấn thương nặng ở đầu sẽ gây tổn thương não, biến chứng sang những bệnh nặng hơn thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính gây ra bệnh chấn thương sọ não do đầu đập mạnh đột ngột hoặc có khi có vật gì đó đâm vào tròng não. Một số nguyên nhân thường gặp:
Tai nạn giao thông
Các trường hợp bị chấn thương sọ não đều bắt nguồn từ tai nạn giao thông với việc người tham gia không tuân thủ đội mũ hoặc đi với tốc độ quá cao sai với luật đề ra.
Do ngã cao
Nguyên nhân gây ra chấn thương cũng do ngã từ trên cao xuống như leo cây, sạp dàn giáo, ngã cầu thang…
Trượt chân
Khi bị trượt chân khiến đầu đạp vào một vật cứng cũng khiến đầu bị chấn thương, một số trường hợp hay xảy ra trượt khi gặp sàn nhà, nhà tắm, đường …. trơn.
Đánh nhau, bạo hành
Các vụ ẩu đả với hung khí như đá, búa, gậy… bạo hành vũ lực vào đầu cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh chấn thương sọ não.
Bị vật rơi vào đầu
Các vật cứng rơi vào đầu cũng là một nguyên nhân không thể bỏ qua gây ra căn bệnh này.
Chấn thương sọ não thường dễ gặp ở những người dưới 35 tuổi và người tuổi cao, tỉ lệ nam giới mắc gấp đôi phụ nữ. Tuổi tác chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương sọ não, một số đối tượng dễ gặp như trẻ sơ sinh đến 4 tuổi, thanh niên từ 15 đến 24 tuổi, người già từ 75 tuổi trở lên.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh
Các triệu chứng của bệnh chấn thương sợ não tùy thuộc vào độ nặng của chấn thương đầu, một số biểu hiện ban đầu để nhận biết như nôn ói, ngủ gà, đau đầu, lú lẫn, hôn mê, mất ý thức…
Một số biểu hiện khi nặng hơn như giãn đồng tử, thị giác thay đổi, dịch não tủy chảy ở ngoài tai hay mũi, chóng mặt, rối loạn chức năng thăng bằng, có vấn đề hô hấp, nhịp tim chậm, tiếng vang trong tai…. Đó chỉ là những biểu hiện cơ bản bên ngoài, để biết rõ hơn cần làm các xét nghiệm để xác định rõ các loại chấn thương:
Tổn thương ngoại khoa
Đây là một vùng tổn thương khu trú có thể gây áp lực bên trong não, dễ gặp nhất là máu tụ và dập não. Khối máu tự khi máu bên trong đông lại ở trong não hay bề mặt não, nó có thể xảy ra ở bất kì vị trí nào của não.
Máu tụ ngoài màng cứng là một khối màu nằm ở giữa màng cứng và phần bên trong não, máu dưới màng cứng là khối nằm giữa màng cứng và màng nhện – ngay trên bề mặt não.
Dập não là dập mô não, quan sát dưới kính hiển vi có thể so sánh với vết bầm trên cơ thể, rỉ máu ra khỏi động mạch, tĩnh mạch hoặc mao mạch.
Chấn thương não lan tỏa
Loại chấn thương này khó có thể thấy được trên CT scan, nó có thể xảy ra cùng lúc hoặc không cùng lúc với khối choán chỗ. Một số tổn thương có thể gây ra như thiếu máu cục bộ não, không đủ máu nuôi não.
Nứt sọ
Nó có thể gây chấn thương thần kinh, động mạch hoặc các cấu trúc khác, có thể gây rò rỉ dịch não từ mũi hoặc tai.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Đông y
Bệnh chấn thương sọ não có nhiều biểu hiện khác nhau, mỗi biểu hiện lại có những bài thuốc đông y khác nhau để chữa trị.
- Bài thuốc số 1: Thanh não trục ứ thang
Bài thuốc gồm: các vị như sinh địa hoàng 15, bạch thược 12, đào nhân 10, hoa hồng 10, câu đằng 15, bạch quyết minh 15, ti lạc qua 12, cúc hoa 12, trúc nhự 12, cam thảo 3.
Cách dùng: Mỗi ngày sắc một thang thuốc lấy nước uống.
Bài thuốc này trị hoạt huyết ứ, thông kinh chỉ thống. Bài thuốc đã chữa trị cho bệnh nhân được chuẩn đoán là chấn động não kèm theo xuất huyết dưới màng nhện với các triệu chứng như trạng thái nửa hôn mê, mạch huyền, rêu lưỡi vàng dày…
Bài thuốc này có thể dùng kèm với siro Kim bất hoán 500ml uống xen kẽ nhiều lần với Vân Nam bạch dược 4g, duy trì uống thuốc khoảng hơn nửa tháng thì các triệu chứng có thể thuyên giảm và hồi phục các chức năng.
- Bài thuốc số 2: Khử ứ an thần thang
Dược liệu: đan sâm, qui đầu, hồng hoa, tam thất, phục thần. cốt toái bổ, tục đoạn, địa long, câu đằng, cam thảo.
Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang dùng để trị hoạt huyết ứ, an thần tức phong với các biến chứng khi ứ tắc não lạc, kiêm hiệp can phong.
Bài thuốc này cũng có thể sử dụng thêm một số loại khác với các triệu chứng khác như người đau đầu nặng thì thêm huyết kiệt 3g, nguyên hồ 6g. Người có những triệu chứng chóng mặt, sinh thạch quyết 15g, tật lê 9g sẽ được thêm vào, hoặc khi người bệnh bị mất ngủ nhiều có thể thêm trân châu mẫu 30g.
Nếu sau khi uống các triệu chứng của bệnh được giảm rõ rệt có thể thêm điền tam thất, tùy tình hình để thêm hà thủ ô, nữ trinh tử.
- Bài thuốc số 3: Gia giảm thông khiếu hoạt huyết thang
Bài thuốc chữa bệnh chấn thương sọ não khi bị thương vào đầu, làm ứ tắc đường kinh lạc của não. Đơn thuốc này có thể trị hòa ứ thông lạc, tỉnh não khai thiếu.
Các vị thuốc: xuyên khung 9, xích thược 13, hồng hoa 9, đào nhân 6, xạ hương 0.15, cát căn 12, bạch chỉ 6, ngưu tất 10, câu đằng 12, cúc hoa 10, sinh khương, hành củ rượu. Hành, gừng, rượu với lượng thích hợp để dẫn thuốc và sắc uống mỗi ngày một thang.
Phương pháp Nam y
Bài thuốc nam hiệu quả từ các loại thực phẩm giúp chữa được các biến chứng của bệnh chấn thương sọ não.
- Bài số 1
Nguyên liệu: hạt sen (cả tâm) 50g sao vàng, tán bột; long nhãn 30g, đường phèn vừa đủ. Tất cả các nguyên liệu nấu thành chè, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Món này có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người mất ngủ, hồi hộp, dễ kích động…do chấn thương sọ não.
- Bài số 2
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một con chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, long nhãn, long vải, hạt sen, ruowuk mỗi thứ 10g, kỷ tử 5g, đường phèn 15g. Tất cả hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: bổ ngũ tạng, an thần, ích trí, dùng cho người suy nhược cơ thể, hay đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút sau chấn thương sọ não.
- Bài số 3
Nguyên liệu chuẩn bị: Một con gà nhỏ chừng 750g, đông trùng hạ thảo 9g, ngũ vị tử 9g, kỷ tử 15g, long nhãn 15g, hoài sơn 30g, biển đậu 30g.
Cách dùng: Tất cả hầm nhừ thêm gia vị, chia đều ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Cơ thể suy nhược, chậm phục hồi sức khỏe của bệnh chấn thương sọ não.
- Bài số 4
Chuẩn bị: Nho tươi 500g rửa sạch, ép lấy nước cốt, bã đêm sắc kỹ lấy nước rồi hòa lẫn hai thứ nước với nhau, mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 100ml.
Công dụng: bổ hư, dưỡng tâm, an thần dùng với các trường hợp nhược thần kinh của bệnh chấn thương sọ não.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Để tránh bị bệnh chấn thương sọ não cũng có một số biện pháp giúp bạn có cuocj sống an toàn hơn:
Phương pháp chủ động
- Chấp hành và thực hiện đúng luật an toàn giao thông, những trang bị an toàn khi tham gia giao thông với những môn thể thao như đạp xe, trượt ván hay chơi những môn đối kháng.
- Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe.
- Hạn chế uống rượu bia, đặc biệt khi tham gia giao thông, nó không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân và những cùng lưu thông cùng.
- Lắp các tay vịn và thanh vị cho càu thang, nhà tắm để có điểm tựa mỗi khi trượt chân hoặc mất đà. Khi lắp tay vịn giúp gia đình có người già và trẻ nhỏ, mỗi lần lên xuống cầu thang hay những khu vực hơi trơn sẽ có đà để đi.
- Trong nhà đảm bảo đủ ánh sáng ngay cả các lối đi.
- Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, không vứt đồ vật bừa bãi ở cầu thang hoặc sàn nhà, khi lau nhà cần thông báo với các thành viên khác không nên đi lại ở khu vực mới lau hoặc đi dép chống trơn.
- Tập thể dục hàng ngày để cải thiện sự cân bằng cơ thể và tinh thần.Tuân thủ các quy định trong lao động với việc sử dụng đồ bảo hộ, nhất là trong trường hợp lao động ở độ cao.
Phương pháp thụ động
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh và học sinh về ý thức tham gia giao thông, những thành viên trong gia đình hay bạn bè nhắc nhở nhau đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, nếu không may xảy ra tại nạn cũng có khả năng bảo hộ một phần đầu do tác động.
- Yêu cầu các đơn vị đảm bảo an toàn lao động.
- Nâng cao chất lượng sơ cứu ngay tại hiện trường bằng việc trang bị những kiến thức cơ bản về cấp cứu ban đầu, có thể cứu người trong mọi trường hợp.
- Các đoạn đường xấu phải thường xuyên được tu sửa, tăng cường với hệ thống biển, đèn báo ở những nơi dễ xảy ra tại nạn giúp người tham gia giao thông cẩn trọng hơn.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về căn bệnh chấn thương sọ não cũng như phương pháp điều trị và phòng tránh bệnh sao cho hiệu quả. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh vì vậy hãy bảo vệ cho mình luôn được khỏe mạnh để không bị bệnh nhé các bạn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.