Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh phổ biến ở nam giới, bệnh ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn có thể dẫn tới vô sinh. Nhưng nhiều người lại không biết về căn bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị… của bệnh này qua bài viết dưới đây.
1. Khái niệm bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh khá nguy hiểm và đây là hiện tượng các tĩnh mạch nằm trên tinh hoàn bị xoắn giãn một cách bất thường khiến tinh hoàn bị chảy xệ, bệnh này thường gặp ở bên tinh hoàn trái.
Bệnh gây nên do hệ thống van của tĩnh mạch tinh bị yếu hoặc không có van nên xảy ra hiện tượng dòng máu trào ngược tĩnh mạch thận và gây rối tĩnh mạch tinh, nó có thể làm đông máu phía trên tinh hoàn, hình thành bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được xác định do các nguyên nhân sau:
- Nhiệt độ tinh hoàn thay đổi do sự bất thường ở cùng bìu dẫn làm giãn tĩnh mạch thừng tinh.
- Ứ đọng máu tĩnh mạch do sự trào ngược các chất từ thận và thượng thận vào mạch tinh gây ra.
- Cấu trúc bẩm sinh của tĩnh mạch như tĩnh mạch tinh không van trục trặc ở hệ thống van chống trào ngược cũng là một nguyên nhân.
- Do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch không giống người bình thường hay suy giảm van tĩnh mạch.
- Hoặc do bệnh lý gây ra, xuất hiện khối u ở vùng tiểu khung, u sau phúc mạc, khối u ở thận… cũng làm tăng áp lực ổ bụng.
- Yếu tố sinh lý cũng góp phần nguyên nhân trong căn bệnh này, thanh niên thường có sức trẻ, máu trong tinh hoàn cung cấp nhiều hơn, lâu dần sẽ tạo áp lực vào vùng bụng gây nên căn bệnh này.
3. Dấu hiệu nhận biết và biến chứng nguy hiểm của bệnh
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể có những dấu hiệu sau: Da bìu căng, nóng nhìn bằng mắt thường thấy các tia sợi màu đỏ hoặc gạch tím.
Vùng da bìu nhão, nhăn nheo, bị chảy xệ, tinh hoàn cứng, nổi cục hay hai bên bẹn nổi hạch, khiến người bệnh đau và khó khăn trong việc vận động. Cùng với đó là một số biểu hiện kèm tiểu đau, tiểu buốt, tiểu ít nhưng liên tục mắc tiểu.
- Đau bìu
Bìu có cảm giác đau tức, khó chịu những cơn đau này tăng lên khi bệnh nhân ở một tư thế quá lâu như ngồi lâu, đứng lâu hoặc vận động nhiều. Các triệu chứng trên sẽ giảm xuống khi được nghỉ ngơi, vì vậy bệnh này ảnh hưởng tới lao động và sinh hoạt của người bệnh rất nhiều.
- Máu trào ngược
Khi siêu âm douppler màu có thấy luồng máu trào ngược từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ đến tĩnh mạch tinh.
- Tĩnh mạch bìu giãn to
Người bệnh có thể quan sát thấy dưới biểu bì tĩnh mạch giãn to, nổi xanh đen.
Nếu bệnh để lâu có thể gây một số biến chứng như viêm, nhiễm trùng, teo tinh hoàn, vô sinh…
Người bệnh thường chủ quan đối với những triệu chứng ban đầu của bệnh, các triệu chứng này sẽ giảm khi nằm ngửa nên thường âm thầm chịu đựng đến khi đau, khó khăn trong việc di chuyển cũng như những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày thì người bệnh mới nhờ đến sự giúp đỡ.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Các chuyên gia cho biết bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sinh sản của nam giới, là một trong nhiều nguyên nhân khiến nam giới bị vô sinh.
Bệnh làm giảm đi số lượng và chất lượng tinh trùng, bởi tinh trùng được sinh sản trong nhiệt độ từ 3-4 độ C nhưng căn bệnh này lại làm tăng nhiệt độ nên chất lượng cũng như số lượng tinh trùng giảm đi.
Nếu người bệnh trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có thể nhanh chóng nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện bệnh và điều trị các nguy cơ của bệnh.
4. Phương pháp điều trị
Phương pháp Đông y
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy vào từng thể có những phương thức chữa trị khác nhau. Hai bài thuốc được sử dụng trong chữa trị nhiều nhất:
- Bài thuốc số 1
Tác dụng: Người bệnh với các triệu chứng tinh hoàn đau tức, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, có điểm ứ huyệt, vùng hạ sườn đau tức, lưỡi có màu tím. Bài thuốc này có tác dụng tán độc, hoạt huyết, hóa ứ.
Nguyên liệu: Bạch thược, đan sâm, xuyên luyện tử, quất hạch mỗi loại 15g, xuyên khung, sài hồ, chi xác mỗi vị 10g, cam thảo 5g, thủy diệt 3g.
Thực hiên: Bạn sắc với 700ml nước cạn cho tới khi còn khoảng 200ml, chia thuốc làm hai phần bằng nhau, uống hai lần một ngày vào sáng và tối, trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Một liệu trình trị liệu kéo dài 10 ngày, sau 10 ngày tiến hành tái khám để kiểm tra độ tiến triển tốt hay không, nếu tốt thì có thể dùng thêm 10 ngày nữa rồi ngưng.
- Bài thuốc số 2
Bài thuốc này chữa trị những triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn, đau vùng tinh hoàn, buồn nôn, sắc lưỡi nhạt và có điểm ứ huyệt, lợm giọng, rêu lưỡi dày nhớt.
Nguyên liệu: Thương truật, hải tảo, hương phụ, phục tinh mỗi vị 15g, địa miết trùng, đởm nam tinh, trần bì, chỉ thực 10g mỗi loại, 5g cam thảo, 12g bán hạ, 3g thủy điệt, 1 con ngô công.
Thực hiện: Bài thuốc này cũng được sắc tương tự với bài thuốc thứ nhất với công dụng hòa ứ, hoạt huyết, định đàm.
Phương pháp Nam y
Tác dụng: Bài thuốc này giúp phục hồi và làm săn chắc tất cả các thành tĩnh mạch tại cơ quan sinh dục, giúp phục hồi các chức năng ban đầu vốn có và khỏe mạnh hơn.
Nguyên liệu: Bài thuốc chữa bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh gồm các theo dược hoàng kỳ, đương quy, xích thước, hồng hoa, xuyên khung, đào nhan, hồng hoa, thục địa và một vài vị thuốc khác.
Thực hiện: Bài thuốc với các vị thuốc nam, khá dễ dàng trong việc tìm kiếm nên nó là một bài đơn giản, được nhiều người áp dụng. Bạn có thể sắc thuốc theo thang lấy nước uống theo ngay để cho hiệu quả cao.
Phương pháp Tây y
Thuốc
Y học phát triển cùng với đó là điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh với các loại thuốc giảm đau như cefixim 200, melpixicam 7.5 từ 2-3 lần. Thời gian dùng thuốc người dùng cần chú ý tới những dấu hiệu thuyên giảm.
Bác sỹ dùng thuốc tiêm vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch được coi là giải pháp đơn giản, an toan theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật cột tĩnh mạch thừng tinh giãn
Trong trường hợp bệnh nặng, cảm giác đau vùng bìu trở nên nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để điều trị và có thể phẫu thuật vi phẫu.
Phương pháp phẫu thuật cột tĩnh mạch thừng tinh là một phương pháp được lựa chọn nhiều bởi tính an toàn, hiệu quả và nhanh chóng. Nó được chính những người bệnh thừa nhận về độ hiệu quả sau khi phẫu thuật.
Cuộc phẫu thuật để trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được tiến hành với các thiết bị chuyên khoa giúp nhận diện rõ động mạch, hạch bạch huyết và các tĩnh mạch bị giãn, giúp quá trình phẫu thuật có thể giảm được tối đa những sai sót.
Sau khi tiến hành phẫu thuật cần nghỉ ngơi 5-7 ngày, bạn mới có thể vận động mạnh, có thể tắm sau 24 giờ phẫu thuật nhưng không nên ngâm mình trong bồn tắm khoảng 5 ngày đầu.
Bạn có thể đi làm sau hai ngày, có một số triệu chứng như đau vừa hoặc hơi sưng ở bìu, có thể rỉ dịch trong đường mổ. Bạn ăn theo chế độ ăn bình thường và sử dụng những loại thuốc giảm đau.
- Bằng cách kẹp tĩnh mạch bị giãn
Phương pháp này được thực hiện ở một số trường hợp đặc biệt và dưới sự trợ giúp của các dụng cụ chuyên biệt, thuốc gây tê, gây mê. Sau khi gây tê các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở vùng bẹn hoặc bụng dưới, nội soi để kẹp tĩnh mạch.
Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, tràn dịch màng tinh như bìa sưng to và ứ dịch hoặc có thể tái phát, tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn.
Điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại thường có chi phí đắt hơn so với điều trị bằng các bài thuốc nam hay đông y nhưng hiệu quả mà nó mang lại là không thể ngờ tới. Nó giúp xử trí bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh tốt góp phần tích cực điều trị, giảm nguy cơ gây vô sinh.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới có thể gây vô sinh và không dễ dàng trong việc điều trị vì vậy cần phải có những cách để phòng ngừa căn bệnh này như sau:
- Luôn rèn luyện sức khỏe để máu lưu thông tới các bộ phận, tránh rượu bia, ngồi làm việc trên ghế lâu hoặc những công việc nặng. Nếu vậy, bạn có thể hạn chế được căn bệnh trên.
- Bạn không nên mặc quần áo bó chật làm cho dương vật cương đau khó chịu, làm ứ đọng máu, khiến cho tĩnh mạch giãn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và quan hệ tình dục an toàn cũng là một biện pháp giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Không lạm dụng việc thủ tinh hay những hình ảnh mang tính kích thích làm cho dương vật cứng lên nhưng không thể xuất tinh được.
- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 6 tháng/một lần để phòng ngừa các loại bệnh và kiểm soát tốt sức khỏe.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như có khả năng dẫn đến bị vô sinh.
Bạn không nên quá lo lắng khi chẳng may mắc phải căn bệnh này bởi hiện nay y học phát triển, có rất nhiều phương pháp chữa trị, quan trọng nhất là người bệnh có tâm lý thoải mái, nắm bắt được các giai đoạn tiến triển để chữa trị bệnh sớm hơn. Chúc bạn có sức khỏe tốt!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.