Bệnh Gout cũng được xem là một căn bệnh hệ quả của lối sống hiện đại và ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống ngày nay. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra không ít những phiền toái cho sinh hoạt, đời sống và thậm chí là năng lực lao động của người đó.
Vì vậy, việc hiểu biết nhận thức đúng đắn về các dấu hiệu bệnh lý, nguyên nhân tiềm ẩn, cách phòng tránh hiệu quả là rất quan trọng. Sau đây là những kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về điều trị bệnh Gout cho bạn đọc tham khảo.
1. Bệnh Gout là bệnh gì?
Bệnh Gout xảy ra do sự lắng đọng các axit uric trong khớp, các axit uric này khi tăng quá cao sẽ dẫn đến tình trạng không thể chuyển hóa hết qua thận được mà tích tụ lại gây ra chứng viêm khớp. Các vị trí tích tụ thường nằm ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… gây ra đau đớn, sưng tấy, nhức mỏi vô cùng khó chịu.
2. Nguyên nhân gây bệnh Gout
Theo như phân tích chuyên khoa, bệnh Gout hệ quả của sự tăng axit uric đột biến khiến cơ thể nhất thời không thể kịp chuyển hóa hết chúng trong cơ thể. Vì vậy, nguyên nhân gây bệnh Gout chính là nguyên nhân làm gia tăng axit uric trong cơ thể.
Nguyên nhân bẩm sinh
Đối với nguyên nhân mắc bệnh này khá hiếm gặp và thường xảy ra ở trẻ nhỏ bởi cơ thể từ khi sinh ra đã thiếu hụt men HGPT dẫn đến chuyển hóa axit uric không ổn định. Trường hợp này thường rất nặng và khó điều trị.
Nguyên nhân di truyền
Đây là trường hợp xảy ra do mang gen di truyền từ gia đình, những người này thường có nồng độ purin trong máu cao (axit uric được sinh ra trong quá trình phân hủy purin) nên cũng làm nồng độ axit uric tự nhiên tăng theo.
Nguyên nhân chủ quan
Những người tiêu thụ nhiều thức ăn, thực phẩm như nội tạng động vật, nấm, tôm, cua, thịt đỏ,…,thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tăng nồng độ purin trong cơ thể, tạo điều kiện gia tăng axit uric dẫn đến sự lắng đọng hợp chất này trong khớp và gây bệnh Gout.
Đây được xem là nguyên nhân mang tính “xã hội” khi mà ngày càng nhiều người không kiểm soát được thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của bản thân.
Nguyên nhân bệnh lý
Bệnh Gout còn có thể là biến chứng đi kèm của các bệnh đa hồng cầu, đau tủy xương, suy giảm chức năng thận, thừa cân, béo phì, sử dùng thuốc lợi tiểu khiến purin khó phân hủy.
3. Triệu chứng thường gặp của bệnh Gout
Một số biểu hiện thường gặp cho thấy bạn đã mắc phải bệnh Gout như sau:
Giai đoạn cấp tính
- Các cơn đau khớp, thường là khớp ngón chân cái và một số khớp khác xuất hiện vào ban đêm, hoặc gần sáng. Đau trong nhiều giờ liên tiếp, kèm theo cơn đau là các biểu hiện sưng tấy, xung huyết, căng da, nóng đỏ, khó cử động khớp. Các vùng da quanh khớp thường tím đỏ, mẩn ngứa và bong tróc.
- Có thể xảy ra một số triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, nhức đầu, sốt nhẹ, tiểu nhiều, ớn lạnh.
- Các cơn đau có thể biến mất sau vài tuần và trở lại sau vài tháng hoặc 1, 2 năm tùy thuộc vào việc chuẩn trị và sinh hoạt của người bệnh Gout.
Giai đoạn biến chứng nặng của bệnh Gout
- Các cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, nhiều hơn, xuất hiện thành từng đợt, có thể từ đau nhẹ cho đến đau đớn dai dẳng kéo dài, đau dữ dội.
- Khi bệnh Gout đã chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện ở nhiều khớp hơn: ngón chân, bàn chân, mắc cá chân, đầu gối, ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay,… kèm theo đó là các dấu hiệu sưng, nổi u cục hay còn gọi là các hạt tophi ở vị trí khớp hoặc quanh khớp.
- Bệnh Gout thể nặng sẽ dẫn đến biến chứng co cứng cơ khớp, biến dạng, teo cơ rất nguy hiểm.
4. Phương pháp điều trị bệnh Gout phổ biến
Chữa bệnh bằng phương pháp Đông Y
Đối với các căn bệnh mãn tính như bệnh Gout thì Đông Y thường được gợi ý là một lựa chọn chữa bệnh an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ so với Tây Y khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát. Một số bài thuốc Đông Y phổ biến chữa bệnh:
- Bài 1:
Thành phần: Sinh địa, tỳ giải, bạch truật, cam thảo, phòng phong, bạch giới tử, xích thược, tần giao, thổ phục linh, hoàng cầm, ngưu tất, đương quy, đại hoàng, tri mẫu, mộc thông…
Cách dùng: Sắc với nước 1 thang mỗi ngày, chia uống 3 lần
Công dụng: Bài thuốc này giúp cân bằng chuyển hóa axit uric trong máu, giảm đau, kháng viêm, bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, trừ thấp nhiệt, bổ huyết, hoạt huyết, phòng chống bệnh tái phát.
- Bài 2:
Thành phần: Bạch truột, xương truột, trạch tả, chỉ xác, bạch linh, bạch thược, cát căn, sinh địa, tỳ giải (16g), thanh bì (10g), cam thảo (4g), táo (3 quả).
Cách dùng: Sắc cùng 5 bát nước, chắt còn 3 bát rồi chia uống 3 lần mỗi ngày.
Chữa bệnh Gout bằng thuốc Nam
Cũng giống như Đông Y, cơ chế của thuốc nam là đẩy bệnh ra ngoài từ gốc rễ, sử dụng các loại thảo mộc trong dân gian ở dạng tươi theo đường ăn hoặc kết hợp để thành bài thuốc. Một số thuốc nam chữa bệnh Gout hiệu quả:
- Cây sói rừng
Được biết đến là một loại cây có khả năng giảm lượng axit uric trong máu hàng đầu, cây sói rừng giúp chữa bệnh Gout rất hiệu quả.
Sử dụng cây sói rừng như sau: Phơi khô phần rễ hoặc dùng tươi sắc với nước để uống thay nước trong ngày (khoảng 30g mỗi ngày).
- Cây tía tô
Loại cây dân gian này thì chắc hẳn ai cũng biết, ngoài công dụng nấu ăn, loại thảo mộc này cũng là một vị thuốc chữa nhiều bệnh, trong đó rất tốt cho người bị Gout.
Bên cạnh việc sử dụng kết hợp trong các món ăn hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng lá tía tô chữa bệnh theo cách sau: sắc nắm lá tía tô tươi với 350ml, đun cô còn 100ml thì dùng để uống mỗi ngày.
- Cây hy thiêm
Hay còn gọi là cây chó đẻ hoa vàng tuy khá hiếm và ít người biết nhưng lại có công dụng chữa bệnh Gout và các bệnh xương khớp vô cùng tốt.
Chữa bệnh Gout bằng Tây Y
Việc chữa trị bệnh Gout bằng Tây Y chủ yếu là dùng các thuốc để không chế cơn đau tức thì nhằm giảm đau và giúp người bệnh dễ chịu hơn. Phác đồ điều tị bệnh Gout bằng thuốc Tay như sau:
- Các thuốc chống viêm không chứa Steroid:
Diclofenac dùng tiêm bắp sâu từ 1-2 ống/ngày, tiêm trong vòng 2-3 ngày. Sau đợt tiêm người bệnh có thể được kê các loại thuốc uống như Meloxicam, Piroxicam… hoặc sử dụng thuốc tiêm khác là Felden.
- Colchicin:
Thuốc kháng viêm sử dụng trong kiểm soát các cơn đau Gout câp tính. Sử dụng ngay khi các cơn đau xuất hiện trong khoảng 12 – 36 tiếng. Đây là loại thuốc cần được sự chỉ định và kê toa của bác sỹ bởi nó thường kèm theo các tác dụng phụ như ỉa chảy, buồn nôn, tăng nguy cơ suy gan, suy thận, suy tủy xương…
- Các thuốc Corticosteroid:
Các thuốc này chỉ được sử dụng khi viêm nhiều khớp một lúc hoặc người bệnh không đáp ứng với các thuốc nhóm Colchicin, thuốc không chứa steroid, ngoài ra được sử dụng khi người bệnh đang áp dụng tiêm nội khớp.
Các thuốc nhóm này thường được hạn chế sử dụng tối đa do chứa nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
- Các thuốc giảm đau:
Các thuốc chứa thành phần giảm đau Paracetamol như Efferalgan, Efferalgan-codein…, kèm theo muối kiềm nabica pha nước uống hoặc nước khoáng có kiềm để kiềm hóa nước tiểu, tránh sỏi.
5. Cách phòng tránh bệnh Gout hiệu quả
Để phòng tránh bệnh Gout hiệu quả cần sự tham gia nghiêm túc của người bệnh trong việc tuân thủ và thực hiện các chỉ dẫn. Các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả mà bạn nên áp dụng như sau:
Chú ý đến cân nặng
Thừa cân, béo phì hiện nay được xem là một căn bệnh hiện đại bởi nó rất phổ biến và kéo theo nhiều hệ quả về các bệnh lý liên quan trong đó có Gout.
Vì vậy việc duy trì một cân nặng hợp lý để tránh tăng axit uric và sức ép lên các khớp. Ngược lại việc giảm cân cũng cần thực hiện khoa học nếu không muốn tình trạng bệnh Gout thêm trầm trọng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Những thứ chúng ta nạp vào cơ thể hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sức khỏe của mỗi người.
Lời khuyên cho người có nguy cơ mắc Gout là nên hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều đạm động vật, thực phẩm chứa nhiều purin như nội tạng động vật (gan, thận, não, lách), cá trồng, cá trích, cá thu, sò, trai,… Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay, nóng.
Cần tăng cường nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, đặc biệt là quả anh đào và quả mâm xôi cs tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ thuyên giảm bệnh.
Uống nhiều nước giúp đào thải độc tố, hỗ trợ quá trình chuyển hóa axit uric, đặc biệt nên uống nhiều các loại nước khoáng thiên nhiên chứa bicarbonat.
Cần loại bỏ rượu, bia, các loại nước có gas hoặc hạn chế tới mức thấp nhất có thể
Rèn luyện lối sống lành mạnh
Cần có thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, gia tăng các hoạt động thể chất để rèn luyện sức khỏe cơ khớp. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần.để phát hiện bệnh và điều trị từ sớm.
Đối với căn bệnh Gout, dấu hiệu gia tăng của bệnh và những hệ quả bệnh để lại hiện nay đang được cảnh báo rộng rãi.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, sự hiểu biết, tinh thần cảnh giác đúng đắn với bệnh chưa được chú trọng mà tỷ lệ bệnh vẫn có những dấu hiệu tăng không ngừng.
Bạn cần biết bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng hậu quả để lại có thể khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, công việc, lao động, hoạt động thể chất của bản thân.
Nên đừng chần chờ gì mà hãy đọc ngay những chia sẻ trên để trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ để bảo vệ bản thân và gia đình mình khỏi căn bệnh Gout này nhé.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ