Tỷ lệ mắc bệnh viêm cơ tim hiện nay khoảng 1/100.000 đến 10/100.000. Trong đó, bệnh viêm cơ tim cấp đặc biệt nguy hiểm do khó khăn trong việc chẩn đoán, dẫn đến can thiệp y tế muộn, nguy cơ người bệnh tử vong cao.
Viêm cơ tim là gì?
Viêm cơ tim (Tên tiếng Anh là Myocarditis) là hiện tượng viêm, hoại tử hoặc ly giải tế bào cơ tim, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim và kéo theo những triệu chứng toàn thân. Bệnh thường xuất hiện ở người khỏe mạnh, thường dẫn đến suy tim cấp, rối loạn nhịp tim phức tạp và có thể khiến bệnh nhân tử vong.
Nguyên nhân
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh viêm cơ tim là do các yếu tố kích hoạt viêm ngoại sinh như siêu vi, khiến cơ thể có phản ứng nhẹ hoặc viêm bùng phát mạnh.
- Adenovirus
- Parvovirus
- Viêm gan siêu vi C
- Virus HIV: tỷ lệ mắc viêm cơ tim ở bệnh nhân nhiễm virus HIV lên tới 67%.
- Cúm: Khoảng 5% đến 10% bệnh nhân trong dịch cúm có những triệu chứng về bệnh tim mạch
- Nhiễm siêu vi phối hợp: Sự xuất hiện và phối hợp ủa các tác nhân siêu vi gây bệnh sẽ tương tác và thúc đẩy độc lực học lẫn nhau, dẫn đến đồng nhiễm đa tác nhân.
- Nhiễm trùng Clostridial: Có thể tạo thành các áp xe cơ tim, thủng cơ tim, viêm mủ mang ngoài tim dẫn đến tổn thương cơ tim và viêm cơ tim
- Bạch hầu: Có đến 50% bệnh nhân bạch hầu có những biểu hiện bệnh liên quan đến cơ tim.
- Nhiễm liên cầu khuẩn: Thường gặp nhất là nhiễm liên cầu beta
Bệnh Whipple (loạn dưỡng mỡ đường ruột) - Nhiễm xoắn khuẩn – viêm tim Lyme
- Bệnh lao
- Bệnh Chagas
- Bệnh nang sán: Thường gặp là Echinococcosis (nang sán gặp nhiều ở vùng nuôi cừu). Tuy nhiên, các biểu hiện viêm cơ tim do nang sán thường chỉ dưới 2%.
- Bệnh sán lợn Trichinella spiralis
- Phản ứng quá mẫn cảm với thuốc và kháng sinh: Thường gặp là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, allopurinol, các loại thuốc có gốc sulfa
- Tác nhân vật lý: Thường là do tia xạ, ví dụ khi chiếu liều quá 400Rad
- Các tác nhận gây bệnh này thường xâm nhập vào cơ tim hoặc tạo ra độc tố cho cơ tim (trường hợp bệnh bạch hầu) hoặc phá hủy cơ tim thông qua cơ chế miễn dịch.
Triệu chứng
Bệnh viêm cơ tim không có triệu chứng đặc hiệu, các triệu chứng của bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, triệu chứng thường gặp của bệnh là:
Sốt cao: Sốt 39 độ C đến 41 độ C
Đau cơ khớp, cơ thể mệt mỏi
Huyết áp hạ (đặc biệt là huyết áp tối đa), tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, mạch yếu, đau tức ngực
Khó thở, thở gắng sức
Giữ nước, thường phù bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân
Trường hợp viêm cơ tim do nhiễm siêu vi, người bệnh có thể nhức đầu, đau khớp, tiêu chảy hoặc viêm loét họng
Điều trị viêm cơ tim tại nhà
Bệnh viêm cơ tim cần được điều trị bằng thuốc đặc hiệu, tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, nên chú ý bổ sung các loại thực phẩm sau để hỗ trợ tốt nhất cho liệu trình.
Chuối
Chất xơ trong chuối giúp giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh viêm cơ tim. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều Kali – ổn định huyết áp và hoạt động của tim, hỗ trợ hạ đường huyết. Ngoài chuối, cũng nên bổ sung các loại hoa quả khác như: cam, bơ, bưởi…
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Theo các nghiên cứu, đậu nành được chứng minh là rất tốt cho hệ tim mạch: đậu nành chứa nhiều axit béo no, các protein quan trọng và đặc biệt là omega 3: có tác dụng điều hòa nhịp tim, ổn định đường huyết và huyết áp, duy trì ổn định hàm lượng cholesterol máu.
Các loại ngũ cốc
Chất xơ và các chất dinh dưỡng trong ngũ cốc giúp cân bằng ổn định lượng cholesterol trong máu đồng thời giảm mỡ máu. Các loại ngũ cốc cũng chứa một lượng lớn kẽm – hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Các loại rau xanh
Chất xơ, các chất chống oxy hóa và omega 3 trong rau xanh giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe người bệnh viêm cơ tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giúp bạn có 1 trái tim khỏe mạnh. Đặc biệt các loại rau cải rất tốt cho bệnh nhân viêm cơ tim.
Cá
Tương tự đậu nàn, cá rất giàu omega 3 tốt cho bệnh nhân viêm cơ tim. Ngoài ra, cá cũng cung cấp lượng lớn chất đạm, cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Trà xanh
Bổ sung trà xanh hàng ngày có thể giúp giảm các cơn đột quỵ do các bệnh tim mạch tới 50%. Tuy nhiên, trà xanh là một thực phẩm kích thích nhẹ, cần cân nhắc trước khi dùng cũng như chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải.
Nghệ
Nghệ có tính chống viêm, khử trùng sẽ hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh viêm cơ tim. Bên cạnh đó, cũng nên bổ sung một số loại gia vị khác như: gừng, hành tây, tỏi.
Phòng tránh
Việc phòng tránh bệnh viêm cơ tim không dễ dàng, do có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể tuân thủ những nguyên tắc sau để phòng và tránh bệnh hiệu quả nhất:
Tránh tiếp xúc với những bệnh nhân đang nhiêm siêu vi, cảm cúm
Vệ sinh cá nhân thường xuyên, tránh các loại vi khuẩn, virus có điều kiện xâm nhập
Phòng tránh HIV: quan hệ tình dục an toàn, không tiêm chích ma túy…
Vệ sinh môi trường sống, tiêu diệt côn trùng hút máu: muỗi, ve… đặc biệt vào mùa sinh sản của những loại côn trùng này
Tiêm phòng Rubella, bạch hầu, cúm là những bệnh có thể biến chứng thành viêm cơ tim
Ăn nhạt, hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn (không vượt quá 2gr đến 2.5gr/ngày