Trẻ ít nói, sống khép kín một mình với những hành vi như đập đầu vào tường, cào cấu,…Đó chính là một trong những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em hiện nay. Để hiểu rõ căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh tự kỷ là gì?
Bệnh tự kỷ hay còn gọi là rối loạn tự kỷ. Đây là một chứng bệnh do rối loạn của hệ thần kinh, chúng tác động đến não bộ gây rối loạn quá trình phát triển.
Bệnh thường xuất hiện trước 3 tuổi, với những biểu hiện ra bên ngoài như: khó khăn về giao tiếp, không tương tác xã hôi, các hành vi, sở thích mang tính hạng hẹp và lặp đi lặp lại nhiều lần.
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 10000 người thì có 12 người mắc chứng tự kỷ và số lượng trẻ nam mắc bệnh cao gấp 3 lần số trẻ nữ.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ
Di truyền
Hầu hết các nghiên cứu gần đây đều cho thấy hơn 90% trẻ bị mắc bệnh tử kỷ là do di truyền.
Vì thế, trong gia đình có bất cứ ai bị tự kỷ thì con hay cháu của họ sẽ có nguy cơ bị bệnh rất cao.
Tự ý sử dụng thuốc khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai tự uống các loại thuốc như: Thuốc kháng sinh, an thần, thuốc điều trị đau dạ dày… đều có thể khiến thai nhi mắc bệnh tự kỷ khi chào đời.
Do đó, các mẹ khi có thai không nên tùy tiện dùng thuốc mà cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Mẹ bị bệnh cúm, sởi khi mang thai
Virus cúm, sởi sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ khi ở trong bụng mẹ, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cho trẻ sau khi sinh cực kỳ cao.
Khi mang thai mẹ bị căng thẳng, mệt mỏi
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy khi phụ nữ mang thai thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi hay phiền não thì trẻ sinh ra cũng dễ bị bệnh tự kỷ.
Vì thế, để con yêu luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện, khi mang thai các mẹ cố gắng giữ tâm trạng thật thoải mái và vui vẻ.
Môi trường sống của trẻ
Cũng giống như yếu tố di truyền, môi trường cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phát triển não bộ của trẻ. Nếu một đứa trẻ thiếu sự quan tâm của bố mẹ, lúc nào cũng bị cô đơn thì rất dễ mắc bệnh tự kỷ.
Bạo lực gia đình
Những cãi cọ, lời xúc phạm của bố mẹ khiến đứa trẻ bị ám ảnh, sống trong sự sợ hãi sẽ là điều kiện thuận lợi dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Và thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy.
Triệu chứng
Sống khép kín, ít nói hoặc thờ ơ với việc giao tiếp. Ở trẻ nhỏ thì chậm nói, khó tiếp thu từ ngữ giao tiếp.
Không có phản ứng đáp lại khi được gọi tên, không quan tâm đến mọi chuyện xung quanh.
Có những hành vi như: tự đập đầu vào tường, cào cấu, thích ở một mình.
Lặp đi lặp lại nhiều các hành vi, cử chỉ cơ thể.
Rụt rè, nhút nhát, sợ chỗ lạ, không thích chơi với người khác chỉ một mình chơi những trò chơi quen thuộc.
9 cách chữa trị tự kỉ tại nhà
Magie
Một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng là điều cần thiết cho tất cả trẻ em. Đặc biệt, với trẻ bị mắc bệnh tự kỉ, việc bổ sung Magie là hoàn toàn cần thiết. Thiếu Magie có thể dẫn đến một số triệu chứng trùng khớp với các mẫu hành vi thường gặp ở trẻ tự kỉ như nghiến răng, lo lắng, khả năng tập trung kém,…
Do vậy, bổ sung một lượng Magie trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp giảm các triệu chứng và giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dầu cá
Axit béo omega-3, cùng với một số loại axít béo khác, là vô cùng có lợi và cần thiết cho sự phát triển bình thường ở trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng omega-3 cao có thể giúp trẻ tự kỉ tăng tính hòa nhập và làm dịu đi các hành vi gây rối. Dầu cá là một trong những nguồn cung omega-3 phổ biến và dễ tìm thấy nhất.
Melatonin
Một trong những triệu chứng và điều kiện liên quan nhất đến chứng tự kỷ là thói quen ngủ kém. Sự gián đoạn trong chu kỳ ngủ bình thường có thể gây khó chịu, thiếu tập trung, lo lắng xã hội và căng thẳng mạn tính.
Tuy nhiên, melatonin là chất làm dịu và an thần, có tác dụng khiến giấc ngủ của trẻ chất lượng hơn và qua đó khiến những hành vi liên quan đến chất lượng giấc ngủ kém sẽ giảm đi.
Chất lợi khuẩn (probiotics)
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ là chế độ ăn uống. Nói cách khác, sự khỏe mạnh của đường ruột và lượng chất dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể là hai thủ phạm chính đằng sau sự nghiêm trọng (thậm chí là sự phát triển) của căn bệnh tự kỷ.
Theo đó, các chất lợi khuẩn (probiotics) được cho là có tác dụng kích thích sự phát triển và tăng trưởng của vi khuẩn lành mạnh trong ruột và giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả đồng thời bảo vệ ruột khỏi các bệnh nhiễm trùng.
Một trong những nguồn cung probiotics dồi dào là sữa chua. Với một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, một số triệu chứng của bệnh tự kỷ có thể được suy giảm.
Chế độ ăn không đường và không gluten
Nhiều người tin rằng việc loại bỏ đường, gluten và các thực phẩm chế biến khác, các triệu chứng của bệnh tự kỷ có thể giảm và các hành vi sẽ có thể bắt đầu quay trở lại bình thường.
Kháng khuẩn và chống ký sinh
Các lý thuyết khác về chứng tự kỷ từ góc độ môi trường lập luận rằng chứng tự kỷ phát triển cho ruột của trẻ bị tiếp xúc với vi khuẩn Candida và các chất ký sinh khác để lại dư lượng độc hại trong ruột.
Sự phơi nhiễm vi khuẩn nguy hiểm này ở một độ tuổi còn trẻ có thể giải thích nhiều triệu chứng của chứng tự kỷ. Do vậy, bảo vệ trẻ em khỏi các vi khuẩn và ký sinh trùng nguy hiểm là cần thiết để bảo vệ chúng khỏi khả năng phát triển rối loạn.
Vitamin D
Chất dinh dưỡng quan trọng này thường bị bỏ qua trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, vitamin D là một chất cực kỳ cần thiết đối với cả trẻ và mẹ.
Mức vitamin D thấp ở phụ nữ có thai có liên quan đến mức độ tự kỉ cao ở trẻ. Thiếu vitamin D có thể liên quan đến hội chứng ruột bị rò rỉ và các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, một khía cạnh quan trọng liên quan đến sự phát triển của bệnh tự kỷ.
Ngoài ra, vitamin D còn ảnh hưởng đến chức năng của các chất dẫn truyền thần kinh, ảnh hưởng tiêu cực đến những người bị chứng tự kỷ.
Vitamin C
Duy trì lượng vitamin C cao trong cơ thể có thể giúp tăng trưởng collagen, hoạt động chống oxy hóa, các chức năng nhận thức và sửa chữa tế bào trên toàn cơ thể. Tất cả đều có thể cải thiện các triệu chứng và sự nhạy cảm của một số cá nhân tự kỷ.
Củ nghệ
Là một trong những loại thảo mộc có nhiều tác dụng nhất với cơ thể, nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa cho cơ thể. Điều này cải thiện đáng kể sức khỏe đường ruột và đảm bảo lượng chất dinh dưỡng thích hợp để giảm bớt và loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của bệnh tự kỷ.
Điều cuối cùng, bạn cần phải nhớ rằng chứng tự kỷ là một rối loạn, không phải là một loại bệnh, cho dù người ta vẫn hay sử dụng cụm từ “bệnh tự kỷ”. Do vậy, sẽ không có một cách chữa bệnh cụ thể nào và các rối loạn khác nhau sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
Những biện pháp trên đây là những biện pháp bổ sung và nên được kết hợp với các liệu pháp hành vi khác. Nếu bạn nghi ngờ rằng con bạn bị mắc chứng tự kỷ, hãy tìm đến các bác sỹ để được điều trị kịp thời