Tháo vòng tránh thai là điều chị em cần làm khi muốn sinh con hay khi vòng tránh thai đã đặt hết hạn sử dụng. Có nhiều người thắc mắc tháo vòng có đau không, sau khi tháo vòng có bị ảnh hường gì không… Bài viết dưới đây wikisuckhoe sẽ giải đáp những thắc mắc đó để chúng ta có thể tham khảo thông tin một cách đầy đủ hơn.
1. Khái quát về đặt vòng tránh thai?
Đặt vòng tránh thai là một phương pháp tránh thai hiệu quả, có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai, nhưng không ảnh hưởng tới quá trình giao hợp.
Khi đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ, nó tạo một phản ứng viêm, vì vòng tránh thai là vật lạ gây ra những thay đổi về sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung, tạo sự tiết dịch làm cho lượng prostaglandin tăng lên.
Bạch cầu đa nhân xuất hiện tại nội mạc tử cung, tiếp theo là các tế bào cầu đơn nhân, đại thực bào. Do đó tinh trùng không thể xuất hiện ở buồng tử cung, đồng thời phản ứng viêm tại nội mạc tử cung sẽ không thuận lợi cho trứng thụ tinh làm tổ.
Trên vòng tránh thai có thuốc như vòng chữ T đồng có hàm lượng đồng, hay progesterone, ngăn hấp thụ estrogen của nội mạc tử cung, thay đổi chất nhày cổ tử cung, ảnh hưởng tới sự di động và sống sót của tinh trùng.
Với những ưu điểm này mà các cặp vợ chồng luôn ưu tiên áp dụng phương pháp này để thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
2. Khi nào nên tháo vòng tránh thai?
Khi vòng hết hạn sử dụng
Cần tháo vòng khi vòng hết hạn sử dụng, vì sẽ không phát huy tác dụng nữa. Mỗi vòng tránh thai đều có thời hạn sử dụng nhất định. Nếu không, vòng có thể bị gãy hoặc bám chặt vào tử cung gây viêm nhiễm. Vòng cũng có thể bị tuột và trôi đến các vị trí khác trong ổ bụng gây nguy hiểm.
Tháo vòng khi nó gây ra sự cố
Vòng có thể bị tuột, lỏng hoặc rơi khỏi vị trí trong buồng tử cung và di chuyển đến các vị trí khác. Khi này, cần tháo và đặt lại vòng tránh thai theo tư vấn của bác sĩ. Hoặc trường hợp thành tử cung quá mỏng, vòng tránh thai có thể gây thủng tử cung, cần tháo vòng ngay trước khi vòng di chuyển.
Khi muốn sinh con
Chị em nếu muốn sinh con thì có thể tháo vòng tránh thai. Tháo vòng rồi, chị em có thể mang thai bình thường.
Tháo khi đang đặt vòng mà vẫn mang thai
Trường hợp này cần phải nhanh chóng tháo vòng tránh thai để không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Cùng với đó, cần siêu âm và thăm khám ngay bởi nguy cơ mang thai ngoài tử cung là khá cao.
Khi đã mãn kinh
Khi đã mãn kinh được hơn nửa năm thì chị em nên tháo vòng, bởi khi mãn kinh phụ nữ đã không còn khả năng mang thai để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Ngoài ra một số trường hợp mắc những bệnh lý về tử cung như u xơ tử cung, polyp tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung thì cần tháo vòng để thuận lợi cho quá trình trị bệnh.
3. Trường hợp nên và không nên tháo vòng tránh thai
Không nên
- Những chị em phụ nữ đã đến thời kỳ cần tháo vòng nhưng sức khỏe không tốt hoặc mắc các bệnh ở thời kỳ cấp tính thì tạm thời chưa cần lấy vòng tránh thai ra mà chờ đến khi sức khỏe đã hồi phục.
- Những phụ nữ mắc các viêm nhiễm bộ phận sinh sản thì cần điều trị khỏi bệnh rồi mới thực hiện.
- Không nên tháo vòng khi đang mắc các bệnh phụ khoa, nhất là những bệnh gây ra do nhiễm trùng đường sinh dục.
Nên
- Nên thực hiện vào ngày gần sạch kinh.
Sau khi tháo vòng, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ kê liều lượng thuốc kháng sinh, kháng viêm để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn và dính buồng tử cung.
Đây là thao tác đơn giản, tùy vào thời gian đặt vòng tránh thai mà việc lấy vòng ra dễ hay khó. Các bác sĩ kiểm tra và dùng dụng cụ đưa vào âm đạo và lấy vòng tránh thai ra.
- Nên tháo vòng đúng hạn bởi vì khi tháo đúng hạn
Khi tháo đúng hạn thì việc lấy ra không vấn đề gì, chỉ cảm thấy đau nhói như khi đặt vòng. Thủ thuật khá đơn giản, nhanh gọn.
Sau khi tháo vòng, khi quan hệ tình dục mà không thực hiện các biện pháp tránh thai thì sẽ có thể có thai như bình thường. Còn nếu để quá thời hạn, việc tháo vòng quá hạn sẽ gây đau do vòng tránh thai bám dính vào thành tử cung, vòng bị gãy rơi vào ổ bụng thì khó khăn hơn nhiều.
4. Những lưu ý khi tháo vòng tránh thai
Thời gian mang thai sau khi tháo vòng
Không nên mang thai ngay khi vừa tháo vòng tránh thai, để bảo vệ sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của bản thân. Đặt vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến tử cung, dù thời gian đặt là dài hay ngắn.
Chính vì thế sau khi tháo vòng, không nên sinh con ngay hãy để tử cung có thời gian phục hồi. Tốt nhất hãy chờ khoảng 2, 3 tháng sau khi đã tháo vòng để tử cung ổn định rồi mới có em bé.
Nên khám sức khỏe cẩn thận trước khi tháo vòng tránh thai.
Thực hiện chế độ ăn kiêng
Sau khi tháo vòng, cần thực hiện chế độ kiêng kem đầy đủ, để hạn chế tối thiểu tác dụng phụ, biến chứng có thể xảy ra.
Kiêng vận động mạnh
- Kiêng làm việc nặng ngay sau khi tháo vòng: Ít nhất 1 tiếng đầu sau khi tháo vòng, không nên đi lại nhiều, không nên lên xuống cầu thang nhiều. Không làm việc nặng trong khoảng 1 tuần, tránh những hoạt động thể thao, bơi lội, leo núi…
- Trường hợp nếu không may vòng lọt vào bụng, tiến hành phẫu thuật nội soi lấy vòng ra, thì bạn nữ nên nghỉ ngơi 2 – 3 tuần để không ảnh.
- Kiêng vận động
Không nên ngâm nước quá lâu
Kiêng thụt rửa vùng kín, ngâm mình trong bồn nước. Sau khi tháo vòng, chúng ta cần chú ý vệ sinh, nhưng phải đúng cách, không nên vệ sinh quá nhiều lần, không nên thụt rửa hay ngâm trong bồn nước để không gián tiếp gây viêm nhiễm phụ khoa.
Kiêng quan hệ tình dục sau khi tháo vòng
Tuy là thủ thuật đơn giản nhưng tháo vòng cũng có thể làm đau âm đạo, và tổn thương tử cung. Nếu quan hệ tình dục ngay sau khi tháo vòng có thể gây đau, chảy máu âm đạo, khiến vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập gây bệnh phụ khoa. Sau tháo vòng tránh thai 1 tuần đến 10 ngày, mới nên quan hệ trở lại.
Việc quan hệ nên nhẹ nhàng. Nếu sau khi quan hệ thấy có hiện tượng bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng, khí hư bất thường… cần lập tức đến các cơ sở y tế kiểm tra lại.
Một số lưu ý khác
Nếu không đủ điều kiện sức khỏe, hoặc đang mắc những bệnh cấp tính, tạm thời chưa nên tháo vòng, hãy chờ cho đến khi cơ thể khỏe mạnh trở lại. Trường hợp chị em bị viêm nhiễm vùng kín, cần trị dứt điểm sau đó mới tiến hành tháo vòng.
Sau khi tháo vòng, chị em cần thực hiện đúng những chỉ dẫn của bác sĩ về việc dùng thuốc kháng sinh để chống viêm, có chể độ ăn uống đầy đủ, hạn chế vận động mạnh và làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi thoải mái để hồi phục cơ thể.
5. Những thay đổi của cơ thể sau khi tháo vòng
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bị thay đổi thất thường từ1-2 tháng sau khi tháo vòng. Tuy nhiên tùy cơ địa từng người mà thời gian kinh nguyệt có thể lâu hơn. Và thông thường, sau 2 tháng kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại như lúc đầu. Vì thế nên các chị em hãy yên tâm.
Hiện tượng chảy máu âm đạo
Một số trường hợp để vòng tránh thai quá hạn khi tháo vòng có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo và có thể gây nên trễ kinh nguyệt kéo dài hơn 10 ngày. Cùng với đó là các biểu hiện đi kèm như: tức ngực, buồn nôn, tụt huyết áp… Vì vậy chị em cần chú ý để tháo vòng đúng thời điểm.
Nhiều trường hợp sau tháo vòng, không có biểu hiện gì bất thường về sản khoa, số khác thì có thể ra một chút máu ở âm đạo rồi tự hết, tâm lí bồn chồn…
Điều này tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Hiện tượng này được các bác sĩ cho là bình thường, đặc biệt thường gặp ở những phụ nữ sử dụng loại vòng có chứa hormone. Do đó chị em không nên quá lo lắng. Nếu những triệu chứng trầm trọng một cách bất thường thì nên tìm gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.
6. Tháo vòng sau bao lâu thì có thai?
Khi vòng tránh thai ở trong tử cung, sự rụng trứng và phóng noãn vẫn diễn ra bình thường nên khi tháo vòng tránh thai, chị em có thể mang thai ngay. Tuy nhiên, theo ý kiến của bác sĩ, vòng tránh thai đã ở trong tử cung một thời gian dài nên ít nhiểu sẽ có tác động đến tử cung.
Do đó, khi tháo vòng tránh thai chị em không nên có thai ngay mà hãy chờ 2-3 tháng để tử cung có thời gian hồi phục như ban đầu. Mang thai khi tử cung chưa ổn định sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy cơ sảy thai khá cao
-
Sau khi tháo vòng
Chị em nên uống thuốc kháng viêm, kháng sinh để tránh viêm nhiễm và dính buồng tử cung theo chỉ định của bác sĩ. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách. Đồng thời nếu có ý định mang thai thì nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sắt, axit folic là tiền đề quan trọng trước khi mang thai.
Đặt vòng và tháo vòng tránh thai là những phương pháp mà mỗi phụ nữ cần biết. Để thực hiện một cách an toàn việc tháo vòng tránh thai, bạn cần phải hiểu biết rõ để có chế độ kiêng kem cụ thể, đảm bảo sức khỏe sau khi thực hiện.
Hi vọng những thông tin về tháo vòng tránh thai trên đây có thể cung cấp những kiến thức hữu ích về sức khỏe sinh sản cho chị em.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.