Chế độ nghỉ thai sản 2018 ban hành được áp dụng cho các bà mẹ ngay từ khi mang thai. Ngoài ra chế độ này theo luật bảo hiểm xã hội được áp dụng cho cả vợ và chồng. Rất nhiều chị em đang thắc mắc về vấn đề nghỉ thai sản của mình chưa biết có đúng hay không.
Bài viết này của chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn những thông tin xung quanh các chế độ thai sản theo luật lao động Việt Nam mới nhất. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn về các chế độ này nhé.
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Những điều kiện hưởng chế độ nghỉ thai sản
Đối với các trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi, lao động nữ sử dụng biện pháp triệt sản hoặc đặt vòng tránh thai, lao động nam đang thực hiện đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Tất cả các trường hợp này nếu đóng bảo hiểm đủ 6 tháng trở lên trong thời gian trước khi sinh con 12 tháng hay nhận nuôi đều sẽ được hưởng chế thai sản theo luật bhxh mà nhà nước đã ban hành.
Các trường hợp lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội đủ từ 12 tháng trở lên, nhưng khi mang thai theo yêu cầu của bác sĩ tại nơi khám chữa bệnh có thẩm quyền phải được nghỉ dưỡng.
Đối với những trường hợp như vậy thì người lao động phải đóng 3 tháng bảo hiểm xã hội trước khi sinh con 12 tháng thì họ vẫn được hưởng chế độ thai sản theo đúng luật quy định.
Người lao động khi đã thực hiện đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trở lên nếu chấm dứt hợp đồng lao động hay nghỉ việc trước khi sinh, nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì họ vẫn được nhận đầy đủ theo chế độ thai sản.
Theo luật bảo hiểm xã hội thì những trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con được diễn ra trước ngày 15 hàng tháng thì tháng đó sẽ không được tính vào 12 tháng trước sinh hoặc nhận nuôi.
Còn với những lao động sinh con hoặc nhận nuôi con diễn ra từ ngày 15 trở đi thì tháng đó sẽ vẫn được tính vào 12 tháng trước khi sinh và nhận nuôi con.
Luật bảo hiểm mới nhất đã bổ sung thêm trường hợp chỉ có người cha nếu tham gia bảo hiểm từ 6 tháng trở lên, khi vợ sinh con thì được hưởng 2 tháng lương cơ bản cho mỗi đứa bé.
Những quyền lợi khi hưởng chế độ nghỉ thai sản
- Thời gian nghỉ khi sinh con:
Lao động nữ sẽ được hưởng chế độ nghỉ ngơi theo đúng quy định của luật bảo hiểm xã hội khi đã đóng đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh.
Theo quy định thì thời gian nghỉ là 6 tháng trước và sau khi sinh con. Với những trường hợp đặc biệt như sinh đôi hay sinh 3 thì người mẹ sẽ được nghỉ thêm mỗi con một tháng. Với thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng theo quy định.
- Trợ cấp thai sản mà người lao động được hưởng:
Người lao động được hưởng 100% với mức lương bình quân đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra người lao động còn có chế độ trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 4 tháng tuổi.
Mức trợ cấp đó bằng hai tháng lương tối thiểu cho mỗi con.
2. Cách tính tiền hưởng chế độ thai sản
Tham khảo cách tính tiền hưởng chế độ nghỉ thai sản khi sinh con qua ví dụ dưới đây:
Chị A là nhân viên công ty Savi được 2 năm, công ty Savi có đóng bảo hiểm đầy đủ cho chị.
Trong 6 tháng cuối năm của năm 2017 mức lương của chị A là: 4.000.000 đồng, sang tháng 1 năm 2018 mức lương của chị đóng bảo hiểm đã tăng lên 4.200.000 đồng.
Vào ngày 15/01/2018 chị A sinh 1 cháu bé ở chế độ sinh thường.
Cách tính tiền thai sản mà chị A nhận được theo chế độ như sau:
Mức trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm của 6 tháng liền kề sau khi sinh con là: (4.000.000 x 5 + 4.200.000)/6 = 4.083.333VNĐ.
Mức trợ cấp 1 lần khi sinh con:
Mức lương cơ sở = 1.300.000
Vậy trợ cấp 1 lần = 2 x 1.300.000 = 2.600.000 VNĐ
Vậy tổng số tiền nhận được theo chế độ thai sản là: 4.083.333 x 6 + 2.600.000 = 27.099.998VNĐ
3. Thủ tục hưởng chế độ nghỉ thai sản
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
- Hồ sơ của lao động nữ sinh con hoặc lao động nam có vợ sinh con cần có bản sao giấy chứng sinh, sổ bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp sinh con bị mất thì cần có thêm giấy chứng tử của con , nếu như người mẹ mất thì cần bổ sung giấy chứng tử của mẹ.
- Những trường hợp nhận con nuôi thì cần phải bổ sung giấy chứng nhận nhận con nuôi, sổ bảo hiểm.
- Trường hợp lao động nữ bị sảy thai, nạo hút thai hay thai chết lưu thì cần có sổ bảo hiểm và giấy chứng nhận ra viện khi điều trị nội trú.
- Trường hợp lao động nữ mang thai hộ thì cần có sổ bảo hiểm, giấy chứng sinh cùng bản thỏa thuận mang thai hộ.
- Đối với lao động nữ nhờ mang thai hộ cũng cần bổ sung sổ bảo hiểm, giấy chứng sinh và bản thỏa thuận mang thai hộ.
Các thủ tục hưởng chế độ nghỉ thai sản
Bước 1:
Người lao động hoặc doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm có:
- Danh sách nhân viên đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
- Giấy khai sinh hay giấy chứng sinh của con bản sao có công chứng của chính quyền địa phương.
- Sổ bảo hiểm xã hội bản gốc.
- Giấy chứng minh thư nhân dân của người lao động được hưởng chế độ thai sản, bản phô tô công chứng.
Bước 2:
Người lao động hoặc doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ tới bộ phận một cửa tại nơi công ty mình đóng bảo hiểm hoặc nơi người lao động có hộ khẩu thường trú.
Bước 3:
Chế độ thai sản sẽ được cơ quan bảo hiểm thanh toán trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ từ người lao động hay doanh nghiệp.
4. Chế độ hưởng bảo hiểm thai sản
Mức hưởng chế độ nghỉ thai sản
Mức hưởng chế độ thai sản dựa vào mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh. Nếu như trường hợp người lao động không đóng liên tục thì có thể cộng dồn các tháng lại.
Với những trường hợp lao động nữ làm việc đến tận ngày sinh mới nghỉ thì tháng sinh con đó sẽ được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Bởi vậy khi tính mức hưởng chế độ thai sản sẽ là mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng trước khi sinh tính cả tháng sinh con của người lao động.
Thời gian nghỉ thai sản
Người lao động sẽ được phép nghỉ trước và sau khi sinh tổng cộng là 6 tháng, nhưng trường hợp nghỉ trước khi sinh tối đa là 2 tháng.
Với những người mang thai đôi hay 3 thì với mỗi một bé mẹ lại được tính nghỉ thêm 1 tháng nữa. Nếu như người lao động chưa đủ sức khỏe hoặc gặp khó khăn thì có thể xin nghỉ phép không hưởng lương.
Còn nếu như các bà mẹ sau sinh có đủ sức khỏe và điều kiện để đi làm sớm hơn thì vẫn được hưởng đầy đủ chế độ nghỉ thai sản theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Ngoài ra người lao động vẫn được nhận lương tháng bình thường mà doanh nghiệp trả cho họ.
Những trường hợp người lao động là giáo viên nếu sinh con vào đúng thời gian nghỉ hè thì sẽ được nghỉ bù thêm 2 tháng. Nhưng bảo hiểm sẽ không chỉ trả lương cho hai tháng hè mà chỉ trả đủ theo chế độ mà người lao động được hưởng theo quy định.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh
Người lao động sau khi đã hết chế độ nghỉ thai sản 6 tháng, trong 30 ngày đầu tiên làm việc nếu sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức từ 5 đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sẽ được tính như sau: Thời gian nghỉ 10 ngày đối với sinh đôi trở lên, nghỉ 7 ngày đối với sinh mổ, nghỉ 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức đó tính cả vào những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần. Nếu như thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sau sinh nằm trong khoảng từ năm trước sang năm sau thì thời gian nghỉ sẽ tính vào năm trước đó.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức của người lao động sẽ tính bằng 30% theo mức lương cơ sở hiện nay.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về chế độ nghỉ thai sản năm theo luật bảo hiểm xã hội mới nhất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về chế độ mà mình được hưởng khi nghỉ sinh.
Ngoài ra đóng góp tới người lao động những kiến thức bổ ích trong việc đóng bảo hiểm và hưởng chế độ thai sản.