Bệnh xơ cứng bì là một trong số cá thể bệnh hiếm gặp, thường không phải là bệnh phổ biến. Tuy nhiên, một khi đã phát hiện mặc bệnh thì cần có những hiểu biết và nhìn nhận đúng đắn về bệnh để không chỉ phòng ngừa, mà còn xử trí bệnh, ngăn chặn bệnh tiến triển làm tổn thương đến các cơ quan trên cơ thể.
Bệnh về cơ bản co thể gây ra xơ cúng trên da và các mô kết nối. Từ tổn thương da dần dần sẽ lan xuống các tổ chức dưới da như mạch máu rồi cuối cùng là tấn công vào các cơ quan nội tạng gây tổn thương nghiêm trọng ở đây.
Bệnh xơ cứng bì là gì?
Khái niệm
Bệnh xơ cứng bì là bệnh xảy ra khi các tổ chức liên kết bị tổn thương đặc trưng là các liên kết trong mạch máu, động mạch nhỏ, mao mạch gây ra tắc nghẽn và xơ cứng.
Các triệu chứng ban đầu phát triển ở da, tuy nhiên, có những trường hợp các tổn thương lan rộng trên các cơ quan như ống tiêu hoá, tim, phổi, thận và các cơ quan khác nhau.
Bệnh xơ cứng bì xảy ra ở các cơ quan khác nhau cũng có những triệu chứng khác nhau. Bệnh cũng được ghi nhận là có tỷ lệ xảy ra ở nữ giới cao hơn và thường phát tác trong độ tuổi từ 30 – 50.
Phân loại bệnh
Trong đó, bệnh xơ cúng bì cũng được chia làm 2 dạng chủ yếu:
- Xơ cứng bì cục bộ
Bệnh xơ cứng bì dạng này chủ yếu chỉ gây tổn thương cho da của người bệnh và không ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác.
Có những trường hợp bệnh tự khỏi sau một thời gian, tuy nhiên, trong nhưng trường hợp khác, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Diễn biến xấu nhất là phá hủy, làm biến dạng các vùng da bị tổn thương.
- Xơ cứng bì hệ thống
Bệnh xơ cứng bì ở dạng hệ thống có tính toàn phát trên toàn bộ cơ thể, gây tổn thương không chỉ ở da mà còn trên các bộ phận khác như mạch máu và các cơ quan nội tạng.
Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng bì do đâu?
Do hiện tượng tự miễn
Để nói về nguyên nhân gây bệnh thì các nghiên cứu hiện nay đưa ra sự lý giải về một hiện tượng gọi là hiện tượng tự miễn trong cơ thể có liên quan đến khả năng gây bệnh.
Cơ chế của hiện tượng tự miễn này xảy ra khi cơ thể phát hiện thấy có sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus từ bên ngoài.
Tuy nhiên, đây lại là những cảnh báo không chính xác, và các kháng thể thay vì tấn công các vi khuẩn, virus lại tấn công vào các mô, tổ chức liên kết trên da và dưới da dẫn đến sự hình thành căn bệnh xơ cứng bì ở người mắc.
Do yếu tố gen và các bất thường nhiễm sắc thể
Đối với các căn bệnh liên quan đến hệ tự miễn, yếu tố gen và các bất thường nhiễm sắc thể cũng được chỉ ra là có những liên quan trực tiếp. Do đó, những người có người thân mang bệnh cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Các triệu chứng
Tùy vào các cơ quan bị ảnh hưởng mà các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì cũng không giống nhau.
Thông thường, sẽ thấy các triệu chứng phát triển trên da trước, đặc biệt ở thể xơ cứng bì cục bộ thì đây là các triệu chứng bệnh điển hình.
Triệu chứng bệnh xơ cứng bì trên da
Theo quan sát thì các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì sẽ phát tác trên da qua 3 giai đoạn: xuất hiện các đốm sưng, hình thành xơ cứng, cuối cùng là teo da.
Các đốm sưng thường kèm theo đỏ, phù, da căng bóng. Sau vài tuần hay vài tháng, các đốm sưng trở nên phẳng và dàn dần da tại vùng đó bị teo lại gọi là teo da.
Triệu chứng bệnh trên mặt
Người bệnh có thể sẽ phát hiện thấy da trên mặt trở nên căng, không còn thấy các nếp nhăn ở miệng, mắt…, mũi nhô ra, da căng làm môi nhỏ lại, khuôn mặt mất tự nhiên.
Biểu hiện trên da các chi
Các triệu chứng của bệnh xơ cứng bì xuất hiện trước trên các ngón tay. Có thể quan sát thấy các hiện tượng điển hình như da trên ngón tay cứng, mất co dãn, khó cử động làm ngón tay dài ra. Các xơ cứng này cũng làm ảnh hưởng đến khớp của tay, khiến bàn tay không thẳng ra được, các cử động co duỗi khó khăn.
Các biểu hiện xơ cứng bì sau đó lan dần ra da trên cẳng tay, cánh tay, cẳng chân, đùi. Phát hiện thấy xơ cứng ăn sâu vào các tổ chức liên kết dưới bề mặt da.
Vào giai đoạn cuối của tiến trình bệnh thể cục bộ, khi các xơ cứng chỉ gây tổn thương trên da, vùng da bị ảnh hưởng sẽ có thể có màu sậm hoặc nhạt hơn, rụng lông xảy ra kèm theo giảm bài tiết trên da.
Triệu chứng trên hệ tiêu hóa
Các vị trí trong hệ tiêu hóa có thể bị tổn thương là thực quản và ruột non:
- Trong đó, ở thực quản, sự xơ hóa có thể gây ra chứng trào ngược và khó nuốt cho người bệnh.
- Trong ruột non, các hóa xơ màng nhầy làm ruột giảm khả năng hấp thu hoặc gây tiêu chảy.
Triệu chứng bệnh trên phổi
Các xơ cứng trên da ở vị trí phổi làm cứng da khiến việc hít thở lồng ngực ở biên độ thấp. Sư xơ hóa bên trong lại gây ra cản trở việc giãn nở khiến phổi thiếu oxy gây hô hấp khó khăn.
Triệu chứng bệnh xơ cứng bì trên thận
Thận cũng là một trong những cơ quan có thể bị tấn công bới chứng bệnh xơ cứng bì. Những ảnh hưởng này thường xuất hiện trong giai đoạn muộn của bệnh và gây những biến chứng nguy hiểm.
Trong đó, các tổn thương trên thận từ sự xơ cứng có thể dẫn tới thận nhiễm mỡ, suy thận, viêm cầu thận.
Các biểu hiện bệnh trên hệ xương khớp
Những tổn thương khi đã ảnh hưởng đến hệ xương khớp sẽ gây tổn hưởng không nhỏ đến chức năng khớp.
Căng da gây hạn chế cử động khớp, dẫn đến viêm đa khớp, gây biến chứng cứng khớp, khớp khó cử động. Biến dạng khớp gây mất đường cong sinh lý tự nhiên, giảm hoặc mất khả năng lao động, vận động.
Các triệu chứng tim mạch
Tim mạch là cơ quan cuối cùng chịu các ảnh hường do bệnh xơ cứng bì gây ra. Các triệu chứng của bệnh xảy ra trên tim có thể có các biểu hiện khó thở, tức ngực. Xơ cứng khi ăn vào cơ tim làm xáo trộn sự dẫn truyền tim và gây viêm màng ngoài tim.
Có thể thấy các biểu hiện, triệu chứng bệnh ở thể cục bộ tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng nhưng vẫn để lại các biến chứng trên da gây xáo trộn không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.
Khi bệnh phát triển ở thể bệnh xơ cứng bì hệ thống thì các tổn thương không chỉ dừng lại ở da mà bắt đầu tấn công các cơ quan nội tạng trên toàn bộ cơ thể.
Các tổn thương ban đầu có thể xuất hiện ở hệ tiêu hóa, sau lan dần sang phổi, thận và cuối cùng là tim. Đối với những biến chứng này thì không chỉ sức khỏe giảm sút mà tuổi thọ người bệnh cũng có thể bị rút ngắn.
Các ảnh hưởng trên tim có thể gây ra cho bệnh
Điều trị bệnh xơ cứng bì
Điều trị bằng Đông Y
Để điều trị bằng Đông Y hiệu quả thì cần kết hợp 2 bài thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.
- Bài thuốc chữa bệnh
Vị thuốc: Đảng sâm: 20g, hoàng kỳ: 15g, thục địa: 22g, thủ ô: 15g, kê huyết đằng: 30g, quế chi, hồng hoa, hương phụ: đều 12g, đan sâm: 15g, lộc giác giao: 12g, cam thảo: 6g.
Sắc thuốc: Sắc thuốc với 1,2 lít nước, đun nhỏ lửa, cô còn còn khoảng 200ml thì đổ ra dùng.
Cách dùng: Ngày 3 thang, uống hàng ngày, kiên trì uống sẽ thấy tác dụng của bài thuốc.
- Bài thuốc dùng ngoài da
Vị thuốc: Quy vĩ: 20g, nhục quế: 16g, can khương: 18g, hồng hoa: 12g, sơn hoa tiêu mỗi vị: 30g, long não 8g, tế tân 15g, rượu 40 độ: 5oml.
Sắc thuốc: Ngâm toàn bộ các vị thuốc trên trong rượu 40 độ trong khoảng 1 tuần. Cách dung: Dùng rượu thuốc xoa bóp các vùng da bị xơ cứng bì để thuốc thẩm thấu sâu vào da.
Điều trị bằng thuốc Nam
Đối với điều trị bằng thuốc nam thì hiện nay, bệnh xơ cứng bì có thể điều trị tại nhà với các bài thuốc từ ra má sau đây:
- Nước rau má tươi
Rau má rửa sạch giã nát, pha với nước đun sôi đẻ nguội. Dùng rây lọc bỏ bã, uống hàng ngày.
- Rau má kết hợp với nước dừa tươi
Rau má rửa sạch, giã nát, pha với nước dừa tươi. Dùng rây lọc bỏ bã, uống hàng ngày.
- Nước đậu xanh rau má
Đậu xanh ngâm nở, đem hấp chín. Rau má tươi rửa sạch giã nát, lọc lấy nước hoặc để nguyên. Xay nhuyễn đậu xanh trộn cùng rau má. Uống hàng ngày.
Phòng ngừa bệnh xơ cứng bì
Do bệnh được xác định là do thể tự miễn gây ra nên khó có thể đưa ra một cách phòng tránh nào hiệu quả tuyệt đối.
Tuy nhiên vẫn có những bện pháp bạn có thể tự thực hiện cho bản thân để kiềm chế và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh.
Giữ gìn sức khỏe cơ thể
Việc nâng cao đề kháng của bản thân sẽ hạn chế được sự tấn công của vi khuẩn, virus, và giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.
Để nâng cao sức khỏe đề kháng thì cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, lối sống điều độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Bên cạnh đó, tập luyện được chứng minh là không chỉ có tác dụng nâng cao sức khỏe, gia tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho cơ khớp, qua đó ngăn ngưa sự cứng cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm thiểu nguy cơ triệu chứng bệnh, mà còn giữ được tinh thần thoải mái, tái tạo nguồn năng lượng mới.
Từ bỏ việc hút thuốc lá
Trong thuốc lá có nicotine – là chất làm gia tăng nguy cơ gây cứng các mô tim và phổi. Ở những người không mắc bệnh xơ cứng bì thì nó có thể gây ra các chứng bệnh liên quan đến cơ khớp và các bệnh nguy hiểm khác.
Còn đối với người mắc bệnh thì nó sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Do đó, cần thiết phải cai thuốc lá một khi phát hiện mắc bệnh nếu muốn bệnh có tiến triển tốt.
Không ăn các loại thực phẩm gây ợ nóng
Các acid trong các loại thực phẩm có thể gây ợ nóng có thể sản sinh ra acid phá hủy thực quản nên cần tránh các loại thức ăn này.
Với các kiến thức về bệnh xơ cứng bì trên đây, chắc chắn bạn đã phần nào biết được những điều cơ bản về cơ chế gây bệnh cũng như cách phòng ngừa để giảm bớt những hệ quả xấu của bệnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.