Bệnh viêm tai giữa là bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở người lớn và trẻ em nhưng hiện vẫn không được nhiều người chú ý tới. Mặc dù không phải là căn bệnh nghiêm trọng nhưng viêm tai giữa có thể đem lại nhiều phiền toái. Chính vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả nhất về căn bệnh này.
1. Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên. Bệnh còn có tên gọi khác là nhiễm trùng tai giữa. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 12% dân số bị viêm tai giữa, trong đó có tới 80% bệnh nhân là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân.
Nguyên nhân của viêm tai giữa là do virut hoặc vi khuẩn vùng tai giữa nằm phía sau màng nhĩ bị viêm nhiễm sinh ra viêm nhiễm ứ đọng, tích tụ các chất dịch mủ trong tai giữa, làm ảnh hưởng đến vùng không gian sau màng nhĩ có chứa những rung xương nhỏ của tai, khiến màng nhĩ phình ra gây đau đớn.
Bệnh viêm tai giữa có thể sẽ tự khỏi mà không cần đến thuốc. Tuy nhiên, khi cơn đau nhức vùng tai kéo dài trên 2 ngày và kèm theo dấu hiệu bị sốt thì cần phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra kịp thời.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh viêm tai giữa đó là bệnh nhân có thể bị đau tai, ù tai, chỉnh nước ở tai và giảm thính lực. Đi kèm với đó, người bệnh có thể sốt trên 39 độ, có các triệu chứng như chóng mặt, sưng sau tai, tiêu chảy, buồn nôn, khó chịu, chán ăn, mất ngủ,..
2. Nguyên nhân bị bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa dễ gặp ở người sùi u vòm họng do viêm mũi, viêm xoang, người có các bệnh lý viêm nhiễm đường ho hấp, bệnh lý trào ngược hoặc có thể do bố mẹ có các bệnh về tai.
Bên cạnh đó, đường hô hấp bị nhiễm virut, vi khuẩn do môi trường, thời tiết hay các tác nhân có hại khác làm nghẹt mũi, gây ra các mầm bệnh cho viêm tai giữa.
Ở trẻ em, bệnh này có thể hình thành khi trẻ nằm và mút sữa bình do sữa có thể tràn vào ống thính giác gây viêm. Lưu ý, khi đi bơi, nếu không sử dụng nút chặn tai cũng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vùng tai giữa.
Có thể thấy, nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa rất dễ gặp. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn do có những biểu hiện dễ gây nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Điều này cũng là một phần lí do tại sao bệnh lại phổ biến đến như vậy.
3. Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh do các cơ quan chức năng chưa hoàn thiện được như người lớn và sức đề kháng còn kém. Trẻ thường mắc viêm tai giữa trong khoảng 2 – 4 tuổi do vòi ot-tat bên trong tai giữa của trẻ ngắn và nằm ngang so với người lớn khiến cho vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
- Triệu chứng viêm tai giữa cấp thể hiện rõ ở trẻ như sau:
- Trẻ sốt cao khoảng 39 – 40 độ, quấy khóc, kém ăn, nôn trớ, co giật…
- Một số trẻ có những triệu chứng như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt hay đi kèm theo những triệu chứng như ho, sổ mũi hay nghẹt mũi.
- Dịch trong tai giữa đọng nhiều, thúc ép màng nhĩ gây đau tai. Do đó, trẻ có thể kêu đau tai, trẻ sơ sinh có thể kéo giật tai mạnh, hoặc có những biểu hiện khó chịu và khóc nhiều hơn bình thường.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài lỏng nhiều lần, xuất hiện gàn như đồng thời với triệu chứng sốt.
Khi có những triệu chứng trên trẻ thường có những dấu hiệu viêm tai giữa khác như: Không có phản ứng với âm thanh yếu, bật to tivi, đài radio, nói to hơn bình thường, có biểu hiện mất tập trung ở trường. Nếu phát hiện những biểu hiện trên, phụ huynh nên cho trẻ thăm khám ngay để phát hiện bệnh kịp thời.
4. Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
- Cảm giác đau tai.
- Thấy có nước lỏng thoát ra từ tai.
- Ở giai đoạn sớm của bệnh viêm tai giữa, khi soi màng nhĩ sẽ thấy màng nhĩ căng xung huyết, hoặc đỏ rực, muộn hơn sẽ thấy màng nhĩ căng phồng, hoặc đỏ sẫm. Sau đó, màng nhĩ có thể loãng hoặc đặc, có thể có màu vàng lẫn máu.
- Thính giác bị giảm, nghe không rõ, đo thính lực giảm khoảng 35 – 40 dB, kiểu dẫn truyền.
- Đo nhĩ lượng sẽ cho thấy nhĩ đồ bệnh lý kiểu C: đỉnh nhĩ đồ thấp và chuyển sang vùng áp lực âm do mất chức năng vòi nhĩ. Hiếm hơn có thể thấy nhĩ đồ hạ thấp nhưng trục không lệch trái, thậm chí đỉnh còn thấy có thể nằm sang chiều dương. Đây là phép đo khách quan, có thể đánh giá được ở mức độ tắc vòi tai, mưng mủ trong tai giữa.
- Soi hốc mũi có thể thấy niêm mạc mũi sưng nề, đỏ, tăng tiết dịch. Có thể thấy dịch viêm, mủ trong hốc mũi, vòm họng, loa vòi tai.
- Soi vòm họng: ở trần vòm họng tổ chức VA thường quá phát, gây hạn chế thông khí, che lấp cửa vòi nhĩ, gây tắc vòi nhĩ và nghe kém.
- Ngoài ra còn có những biểu hiện khác như đau họng cũng cần phải lưu ý.
4. Các biến chứng của bệnh viêm tai giữa
Mặc dù các biến chứng liên quan đến viêm tai giữa không quá nhiều, nhưng chúng khiến cho bệnh có nguy cơ khó điều trị hơn. Dưới đây là năm biến chứng cực kỳ nguy hiểm mà bạn cần nắm thật rõ để dễ dàng phòng tránh.
Áp xe
Áp xe tai là những khối u chứa đầy mủ, gây đau đớn và thường hình thành bên trong hoặc xung quanh tai bị viêm. Áp – xe có thể tự lành, nhưng trong một số trường hợp, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa chích mủ thì mới có thể khỏi bệnh.
Ống tai bị hẹp
Nếu bạn bị viêm tai giữa lâu ngày (mãn tính), lớp màng nhĩ trở nên dày và khô, lớp vẩy của tổn thương sẽ tích tụ bên trong ống tai. Điều này làm cho ống tai bị thu hẹp, ảnh hưởng đến thính lực của bạn, thậm chí gây điếc tai.
Màng nhĩ thủng hoặc nhiễm trùng
Viêm tai giữa có thể gây lây lan vi khuẩn sang màng nhĩ của bạn. Trong một số trường hợp, viêm nhiễm sẽ tạo thành ổ mủ phát triển ở tai trong và làm cho màng nhĩ bị thủng.
Tình trạng này còn được gọi là “màng nhĩ đục lỗ”. Thủng màng nhĩ có thể lành trở lại sau vài tháng. Việc phẫu thuật thường được khuyến cáo nếu màng nhĩ của bạn không có dâu hiệu lành lại sau thời gian này.
Viêm mô tế bào
Đây là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, xảy ra khi bị viêm tai ngoài. Thông thường, khuẩn sống vô hại trên bề mặt da.
Nhưng khi da bị tổn thương, cụ thể ở đây là viêm tai giữa sẽ khiến chúng xâm nhập sâu hơn vào bên trong và gây viêm mô tế bào. Hầu hết các trường hợp viêm mô tế bào được điều trị bằng một đợt kháng sinh kéo dài 7 ngày. Nếu bị nặng hơn, rất có thể bạn sẽ phải nhập viện.
Bệnh viêm tai giữa ác tính
Viêm tai giữa cấp là một biến chứng hiếm hoi nhưng rất nghiêm trọng của bệnh. Đó là khi nhiễm trùng lây lan đến xương bao quanh ống tai. Nếu không điều trị hiệu quả và kịp thời, viêm tai giữa có thể gây tử vong. Tuy nhiên, có thể sử dụng kháng sinh hoặc phẫu thuật để loại bỏ tế bào ác tính.
5. Phương pháp điều trị
Viêm tai giữa có thể được điều trị bằng cả ba phương pháp: đông ý, nam y và tây y.
Chữa bệnh viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian
Có thể đun ngũ bội tử và phèn chua để tạo ra một hỗn hợp xốp sau đó thổi thuốc vào tai. Bạn cũng có thể giã lá bưởi tươi lấy nước, dùng để nhỏ 2 lần/ngày. Nhỏ nước rau diếp cá, lá hẹ, lá ích mẫu tươi cũng giúp chữa bệnh viêm tai giữa.
Chữa bệnh viêm tai giữa bằng phương pháp đông y
Một số bài thuốc như đại bổ âm hoàng, tri bá địa hoàng thang, thanh tì thang gồm những vị thuốc như hoàng bá, chi mẫu, thục địa, quy bản,… cũng có thể dùng để điều trị viêm tai giữa.
Chữa bệnh bằng phương pháp tây y
Một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, cephalosporine, kháng histamine tổng hợp, steroid thường được bác sĩ khuyên dùng trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa.
6. Một số cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Các bạn không chỉ quan tâm đến việc chữa bệnh viêm tai giữa, mà bên cạnh đấy các bạn cũng cần lưu ý đến việc phòng bệnh không chỉ ở trẻ em mà người lớn cũng cần phải lưu ý về căn bệnh này. Sau đây là một số biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa.
- Khi phát hiện những dấu hiệu như viêm mũi, viêm thanh khí quả, cần phải kiểm tra và điều trị sớm.
- Không thường xuyên tiếp xúc với môi trường có quá nhiều khói thuốc.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm tai giữa.
- Hạn chế không để nước vào tai khi tắm hoặc khi đi bơi.
- Vệ sinh tai nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh làm tổn thương niêm mạc tai hoặc thủng màng nhĩ gây viêm tai giữa.
- Thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng thật sạch bằng cách súc miệng nước muối, đánh rang ít nhất 2 lần một ngày.
- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, dọn dẹp, lau chùi thường xuyên, tránh ẩm thấp.
- Ngay khi mắc phải bệnh về tai, mũi, họng như viêm tai ngoài, thủng màng nhĩ, viêm xoang,… cần phải có biện pháp chữa trị kịp thời. Tránh dể chúng lây lan sang tai giữa.
- Tăng cường rèn luyện cơ thể để tránh sự tấn công của vi khuẩn.Đối với trẻ nhỏ, nên chữa trị sớm nếu mắc các bệnh về đường hô hấp. Không nên cho trẻ nằm ngửa khi bú.
Trên đây là những chia sẻ về các biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh viêm tai giữa an toàn và hiệu quả một trong nhiều bệnh thường gặp ở nước ta. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được các kiến thức cơ bản về căn bệnh này.
Chúng tôi hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn có thể dễ dàng bảo vệ mình và những người xung quanh khỏi bệnh viêm tai giữa.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ