Bệnh viêm gân là một căn bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở phụ nữ, tuổi trung niên, cao tuổi, những người phải sử dụng cổ tay và ngón tay nhiều.
Bệnh nằm trong nhóm bệnh phần mềm quanh khớp, rất thường gặp. Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau dẫn đến hạn chế các hoạt động sinh hoạt, lao động thường ngày của bệnh nhân.
Viêm gân là tình trạng thoái hóa do thiếu máu để nuôi gân. Đây là nơi vốn dĩ ít máu nuôi, do mật độ collagen dày đặc để thực hiện việc chuyển tải các lực từ cơ tác động lên khớp.
Có ba vị trí hay gây đau đó là khớp vai, khuỷu, vùng gót chân và gan bàn chân.
1. Thế nào gọi là bệnh viêm gân?
Bệnh viêm gân là sự viêm nhiễm hoặc kích ứng của gân sợi dây chằng nối từ cơ đến xương góp phần giữ cho hoạt động của khớp được linh hoạt.
Do đó gân bị viêm tuy là dạng tổn thương ngoài khớp nhưng người bệnh vẫn sẽ có cảm giác đau khi khớp cử động.
Bệnh viêm gân bao gồm: viêm gân bám tận, viêm bao hoạt dịch gân hay gọi là viêm bao gân, hội chứng đường hầm cổ tay và ngón tay lò xo.
Nếu bệnh viêm gân nghiêm trọng và dẫn đến đứt gân, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật. Nhưng trong hầu hết trường hợp, viêm gân được điều trị thành công khi kết hợp với nghỉ ngơi, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc giảm đau.
2. Nguyên nhân
Mặc dù bệnh viêm gân có thể được gây ra do một chấn thương bất ngờ hay sự cố ngã nhẹ rồi gây tổn thương ở gân nhưng tình trạng này sẽ xảy ra nhiều hơn nếu như bạn thường xuyên lặp lại một vận động nào đó.
Hầu hết mọi người phát triển viêm gân vì công việc hoặc sở thích của họ liên quan đến chuyển động lặp đi lặp lại nhiều lần, làm các dây chằng thực hiện nhiệm vụ cần thiết nặng thêm.
Tập luyện quá sức
Bệnh viêm gân có thể do nhiều lý do nhưng hoạt động thể thao là nguyên nhân chính.
Phải thường xuyên luyện tập các bài tập nặng, gân phải hoạt động liên tục, lặp đi lặp lại của một động tác, đó là yếu tố khởi động quá trình viêm gân.
Sự co gân mạnh xuất hiện khi những động tác đột ngột như một cú sút bóng, bay bắt bóng… Hay hoạt động cố gắng quá trong thi đấu: Dừng lại đột ngột, hay những cú nhảy,…
Do chấn thương trực tiếp
Đôi khi là do chấn thương trực tiếp, đặc biệt là ở gân bánh chè, ở bàn chân, đầu gối, …
Nguyên nhân khác
Ngoài ra trong các trường hợp khi bị bệnh viêm gân: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, rối loạn chuyển hóa; Thoái hóa gân do tuổi già; cử động sai tư thế, chấn thương…
3. Triệu chứng và dấu hiệu
Đau ở vị trí gân bị tổn thương, đau khu trú tại chỗ, ít lan xa, đau liên tục cả ngày và đêm, đau nhiều hơn khi cử động.
Vùng tổn thương có thể đỏ và sưng nề, ấn tại chỗ rất đau, làm các động tác co cơ chủ động của gân làm đau hơn.
Hội chứng xuất hiện các triệu chứng: dị cảm, tê bì như kim châm, đau buốt, hạn chế vận động và rối loạn dinh dưỡng ở bàn tay và các ngón tay trong khu vực chi phối của thần kinh giữa gây ra tê và đau buốt ở đầu các ngón tay 1,2,3.
Tê và đau gan bàn tay, đau tăng lên về ban đêm. Khi khám có thể thấy vùng cổ tay hơi sưng. Điều đó làm cho cảm giác nông các ngón tay 1,2,3 giảm rõ rệt.
Nếu duỗi bàn tay hết cỡ, sử dụng búa phản xạ gõ vào cổ tay sẽ thấy tê và đau các ngón 1,2,3.
Bệnh viêm gân này thường xảy ra sau viêm khớp dạng thấp, chấn thương vùng cổ tay, một số trường hợp phải sử dụng nhiều cổ tay như ép, vặn, quay…
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm gân dễ nhất nhưng lại không được phát hiện sớm khi những biểu hiện này xảy ra trên cơ thể là: đau, thường được mô tả đau âm ỉ, đau dịu, sưng nhẹ.
Một số gân quanh vùng bám tận có các túi hoạt dịch, với nhiệm vụ làm đệm, ngăn cách gân với nền xương và những gân lân cận khác.
Tổn thương phần màng ngoài xương, là viêm cốt mạc ngoài gân, tổn thương ở phần thanh dịch gọi là viêm túi thanh dịch, thực tế khó phân biệt được hai dạng viêm này nên gọi chung là viêm gân bám tận.
Một số gân dài khi đi qua các vị trí đặc biệt, nhất là khi gân đổi hướng, có một bao hoạt dịch bọc lấy, đóng vai trò như một ròng rọc cố định đường đi của gân, có cấu trúc giống như màng hoạt dịch, phần chính giữa có dịch nhầy, nếu bị tổn thương sẽ làm cản trở hoạt động của gân.
Vùng mỏm châm quay có bao hoạt dịch bọc chung hai gân của cơ dạng dài và dạng ngắn quanh ngón tay cái, gây sưng và đau bờ ngoài mỏm châm quay, đau hơn khi cử động ngón cái, nhất là động tác duỗi.
Khi khám thấy vùng mỏm châm quay hơi nề, ấn vào sẽ thấy đau. Bệnh hay gặp ở phụ nữ cứ động bằng tay nhiều như giặt, xách, dệt, đan…
Vùng cổ tay khu vực phía trước có gân gấp chung các ngón tay và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ.
Bao bọc hai gân là bao hoạt dịch ở giữa có đường hầm gọi là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm bị viêm gây ra chèn ép dây thần kinh giữa gây ra hội chứng đường hầm cổ.
4. Phương thức điều trị
Mục đích của việc điều trị viêm gân là để giảm đau hoặc giảm viêm. Để điều trị bệnh, tùy thuộc vào vị trí phát bệnh và mức độ mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp phù hợp và hiệu quả cho mình.
Điều trị bằng Đông y
- Uống thuốc
Với bài thuốc dân gian với các thành phần thảo dược như: Mộc hương, đinh hương, địa liền, quế hồi, long não, bạc hà, xuyên khung, mạn kinh tử, độc hoạt, tang ký sinh, quế chi, hoàng bá, dây đau xương, thương truật…
Cách dùng: Cho tất cả những thảo dược trên vào nồi và sắc uống nagfy 3 lần sáng trưa tối sau ăn.
Có tác dụng: Xâm nhập vào sâu căn nguyên gây bệnh, diệt trừ bệnh tận gốc, không lo tái phát. Bồ bổ cơ thể, ngoài chữa trị bệnh còn giúp tăng cường sức khỏe từ bên trong.
Được chiết xuất từ 100% thảo dược thiên nhiên, thực sự an toàn cho sức khỏe người bệnh khi phải sử dụng lâu dài. Chi phí tiết kiệm phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình.
Lưu ý: Thời gian cảm nhận được hiệu quả của thuốc cần 1-3 tháng sau khi sử dụng.
Người bệnh cần có sự kiên trì. Khi dùng phương pháp trị bệnh viêm gân này gây ra tình trạng sức khỏe yếu nếu sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là cơ quan nội tạng như gan, dạ dày,…
Dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc một số vấn đề khác liên quan đến hệ thần kinh.
Thuốc thường chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Một số trường hợp cơ thể khiến bệnh không thể áp dụng thuốc.
Châm cứu
Châm cứu bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp đông y chữa bệnh hiệu quả có tác dụng giúp cho khí huyết lưu thông, làm giảm đau sưng tấy vùng bị viêm.
Phương pháp này kết hợp với massage nhẹ nhàng tình trạng bệnh có thể giảm, đặc biệt khi tình trạng bệnh mới xuất hiện nếu sử dụng phương pháp này có thể đẩy lùi căn bệnh.
Trong trường hợp nếu bệnh viêm bao gân ngón tay nặng hơn, người bệnh nên uống thuốc để bệnh tình nhanh chóng được cải thiện.
5. Cách phòng ngừa
Để phòng tránh bị viêm gân, bạn cần:
Giữ cơ thể thoải mái
Tránh các hoạt động căng thẳng quá mức về gân, đặc biệt là trong thời gian dài. Nếu thấy đau khi hoạt động, dừng ngay mọi hoạt động và nghỉ ngơi.
Đặc biệt là luôn giữ tâm trạng vui vẻ để duy trì các tế bào tích cực đẩy lùi những tế bào không tốt ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất.
Bên cạnh đó là chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng nhịp độ làm việc để cơ thể không bị stress và làm bệnh viêm gân nặng thêm.
Thay đổi thói quen
Thói quen là điều cực kì đáng sợ. Vì 1 khi đã lười một lần thì việc lặp lại xẩy ra rất cao. Nếu tập thể dục hoặc hoạt động gây ra đau, đặc biệt đau liên tục, hãy thử bài thể dục phù hợp hơn.
Cross-trainning giúp kết hợp bài thể dục liên quan đến sức mạnh, như chạy bộ, kết hợp với bài thể dục tác động thấp hơn, như đi xe đạp hoặc bơi lội.
Hãy thay đổi thói quen của bản thân để có một cơ thể khỏe mạnh, nói không với bệnh tật.
Cải thiện kỹ thuật thể thao
Nếu kỹ thuật của bạn trong một hoạt động hay tập thể dục là sai, nó sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề về gân. Nên có quá sự hướng dẫn chuyên nghiệp khi bắt đầu một môn thể thao hoặc sử dụng thiết bị tập thể dục.
Tăng cường cơ bắp trong mọi hoạt động hoặc môn thể thao nào đó có thể giúp làm việc tốt hơn và chịu được áp lực lớn.
Căng cơ
Trước khi tập thể dục bạn không được bỏ qua bước khởi động và căng tối đa phạm vi chuyển động của khớp. Điều này giúp giảm thiểu chấn thương ở các mô.
Nơi làm việc thích hợp
Nếu có thể, hãy tối ưu không gian làm việc, điều chỉnh ghế, bàn phím và máy tính phù hợp với tư thế của bản thân. Điều này bảo vệ khớp xương và gân không làm việc quá mức.
Bệnh viêm gân là căn bệnh cần được điều trị sớm để tránh những hâu quả không đáng có về sau này, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để được chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Qua bài viết trên hy vọng bạn đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức hơn về bệnh viêm cân và cách phòng tránh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.