Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Tiêu hóa

Bệnh viêm đường ruột: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Thi Nam by Thi Nam
06/09/2020
in Tiêu hóa
0
1
SHARES
405
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh viêm đường ruột: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

Hệ tiêu hóa có vai trò quan trọng, giúp chuyển hóa những gì chúng ta ăn vào thành các chất dinh dưỡng và hấp thụ chúng vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Tuy nhiên, ngày nay các căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa ngày càng nhiều.

Sau đây, bài viết xin đưa đến các thông tin liên quan đến bệnh viêm đường ruột, một căn bệnh không thể chủ quan.

Mục lục bài viết

  1. 1. Bệnh viêm đường ruột là gì?
    1. Bệnh viêm ruột kết gây loét
    2. Bệnh Crohn
  2. 2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm đường ruột
    1. Do di truyền
    2. Do chế độ ăn uống
    3. Môi trường
    4. Hút thuốc lá
  3. 3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường ruột
    1. Tiêu chảy
    2. Táo bón
    3. Các triệu chứng khác
  4. 4. Phương pháp điều trị bệnh viêm đường ruột
    1. Chữa bệnh viêm đường ruột bằng bài thuốc Đông y
    2. Chữa bệnh viêm đường ruột bằng thuốc Nam
    3. Cách điều trị bệnh viêm đường ruột bằng Tây y
  5. 5. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

1. Bệnh viêm đường ruột là gì?

Bệnh viêm đường ruột là bệnh chỉ tình trạng viêm nói chung xảy ra ở ruột do vi khuẩn và virus gây ra.

Bệnh viêm đường ruột vô cùng nguy hiểm
Bệnh viêm đường ruột vô cùng nguy hiểm

Hiện nay, căn bệnh này được chia làm 2 loại: Bệnh viêm ruột kết gây loét và bênh Crohn.

Bệnh viêm ruột kết gây loét

Đây là tình trạng bệnh lý bị viêm ở ruột già hay còn được gọi với cái tên khác là ruột kết. Viêm ruột kết gây loét nặng nhất là ở khu vực trực tràng, gây ra việc tiêu chảy thường xuyên, phân có lẫn máu và nước nhầy.

Bệnh Crohn

Đây là bệnh xảy ra ở phần cuối ruột non. Tuy nhiên, bệnh này lại khá nguy hiểm, vì nó không chỉ hoạt động giới hạn trong khu vực này mà còn có thể công phá các bộ phận khác của bộ máy tiêu hóa trong cơ thể. Do gây viêm và ăn sâu hơn vào các lớp của thành ruột, so với bệnh viêm ruột kết gây loét thì nó ăn sâu vào hơn rất nhiều, làm ảnh hưởng tới toàn bộ thành ruột.

2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm đường ruột

Ngày nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra viêm đường ruột. Tuy nhiên, họ đều cho rằng nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là:

Do di truyền

Do bố mẹ ốm yếu, sinh con ra cũng ốm yếu. Các tạng phủ của trẻ đều yếu, ăn kém, dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Do chế độ ăn uống

Ăn không đúng giờ, ăn quá nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều vi khuẩn, hoặc khi xử lý thực phẩm không đúng cách, không đảm bảo an toàn thực phẩm, cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm ruột.

Môi trường

Bạn sinh sống ở những nơi có môi trường chứa nhiều chất độc hại cũng góp phần dẫn đến căn bệnh này.

Hút thuốc lá

Đã có rất nhiều bằng chứng về y học chứng minh thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm ruột.

Hút thuốc lá một nguyên nhân mắc bệnh viêm đường ruột
Hút thuốc lá một nguyên nhân mắc bệnh viêm đường ruột

3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường ruột

Một số biểu hiện của bệnh viêm đường ruột là:

Tiêu chảy

Nếu bạn ăn uống không đúng cách thì việc bạn bị tiêu chảy là dấu hiệu rất hay gặp. Tuy nhiên, tình trạng này cứ kéo dài mãi 2 – 3 ngày liên tục thì có thể bạn đã mắc bệnh viêm ruột cấp. Tình trạng bị tiêu chảy phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Khi bị viêm đường ruột nặng thì bạn có thể đi vệ sinh một ngày tầm 20 lần.

Tiêu chảy khiến cuộc sống của bạn trở nên rất phiền phức, cơ thể khó chịu: bị mất nước, tim đập nhanh, tụt huyết áp. Nặng hơn nữa là đi ra phân có máu còn có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị thiếu máu.

Đi vệ sinh nhiều lần
Đi vệ sinh nhiều lần

Táo bón

Đây cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường ruột. Khi bị bệnh viêm ruột kết gây loét thì táo bón có thể là triệu chứng của bệnh viêm trực tràng (hay có tên là viêm ruột thẳng). Còn nếu bạn bị bệnh Crohn thì táo bón xảy ra là kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột.

Các triệu chứng khác

Việc đại tiện không diễn ra như bình thường gây ra cho bệnh nhân sự mệt mỏi. Do bị tiêu chảy và viêm ruột mạn tính sẽ làm cho cơ thể rơi vào tình trạng thiếu ăn, mất nước, gây nên triệu chứng sốt, sụt cân.

Do một số bệnh cũng có biểu hiện tương tự như trên nên để xác định chuẩn xác bạn có bị viêm đường ruột hay không thì cách tốt nhất bạn nên đến bệnh viện tiến hành làm các xét nghiệm cụ thể.

4. Phương pháp điều trị bệnh viêm đường ruột

Chữa bệnh viêm đường ruột bằng bài thuốc Đông y

Theo quan niệm chữa bệnh Đông y cho rằng thử tháp bạo tả, vừa là thực, vừa là nhiệt, nên xử lý bằng cách sơ lợi, thiên về hư, hàn thì lại phải cố sáp. Đơn thuốc đông y điều trị hiệu quả viêm đường ruột đó là vị linh thang và tam nhân thang gia giảm.

Công thức của bài thuốc này gồm 15g phục linh, 9g trư linh, 9g thương truât, 9g hậu phác, 9g trạch tả, 3g quế chi, 6g cam thảo, 9g dĩ mễ, 9g hạnh nhân, 3g thông thảo, 6g bạch khấu nhân, 9g hoạt thạch, 6g sinh khương. Sắc uống một thang mỗi ngày.

Chữa bệnh viêm đường ruột bằng thuốc Nam

  • Súp lơ, chuối tiêu

Bệnh đường ruột như bệnh Crohn thường có các vi khuẩn bám vào tế bào thành ruột, làm phá vỡ lớp bảo về thành ruột. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích, trong súp lơ và chuối tiêu có thành phần chất xơ, có khả năng làm giảm rõ rệt lượng vi khuẩn bám vào thành ruột này.

  • Lá mơ lông

Lá mơ lông có tên khoa học là Paed tomentosa, mang trong mình hai chất ancaloit parderin α và β. Một chất tan trong ête kết tinh ở dạng kim nhỏ, còn một chất vô định hình, hơi tan trong rượu amylic, clorofoc và benzene; có công dụng chữa lỵ trực tràng shiga rất công hiệu.

Ngoài ra, lá mơ lông còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị hội chứng lỵ amib cấp, trị khẩu ghiga, shigella, vi khuẩn đường ruột hoặc giúp điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm độc do ăn phải thức ăn có chứa salmonella.

Lá mơ lông
Lá mơ lông

Bạn có thể dùng lá mơ lông trộn trứng gà rán vàng không cho dầu, mỡ. Mỗi ngày ăn 2 đến 3 lần, ăn liên tục từ 7 đến 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sắc cùng với cỏ sữa, rau sam, ngân hoa, búp dim sắc lấy nước uống.

  • Hạt bí

Có rất nhiều người thường có thói quên bỏ hạt bí đi, nhưng đây lại là nguồn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Công dụng: Hạt bí rất giàu phytosterol, một chất tham gia vào việc kích thích, xoa dịu hệ miễn dịch. Bơ hạt bí rất tốt, cung cấp các axit béo cần thiết cho trẻ nhỏ kích thích hệ miễn dịch và tăng khả năng nhạy bén trí tuệ.

Thực hiện: Bạn rửa sạch hạt bí, rồi trải lên giấy thấm cho khô ráo. Sau đó, bạn cho hạt bí lên vỉ nướng thành các lớp mỏng và nướng ở nhiệt độ 95 độ C trong vòng 20 phút. Để có thể tận dụng được hết các tính năng của hẹt bí bạn nên ăn tươi hoặc phơi khô hơn là rang.

  • Bài thuốc khác

Bạn có thể sử dụng các bài thuốc nam phối hợp như:

20g phèn đen, 10g võ rút, 20g củ phượng vĩ. Bạn sao tán bột và uống ngày 20g.

100g cỏ sữa lá to, 100g rau sam, 20g ngân hoa, 20g búp ổi, 100g búp sim. Bạn đem sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày và thời gian điều trị thường từ 5 đến 7 ngày.

400g rau sam, 100g hạt cau, 100g củ phương vĩ, 100g lá mơ lông, 400g có sữa lá nhỏ. Bạn đem tất cả sao tán bột, mỗi ngày dùng 20g, kéo dài từ 5 đến 7 ngày.

100g lá mơ lông, 100g lá phượng vĩ, 100g cỏ nhọ nồi tươi. Bạn đem sắc bài thuốc này lên uống trong 5 đến 7 ngày.

Cách điều trị bệnh viêm đường ruột bằng Tây y

Để chữa, làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn thì hiện nay, theo phương thức tây y được chưa làm 2 nhóm thuốc chính: Thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch.

  • Thuốc chống viêm: mesalamine, olsalazine và balsalazide…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: steroids, cyclosporin, azathioprine và kháng thể chống TNF…. Nhóm thuốc này có vai trò bảo vệ hệ miễn dịch trước sự tấn công của các mô cơ thể làm cho viêm nhiễm nặng hơn.
  • Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh của bạn đã rơi vào mức nghiêm trọng, có các biến chứng như hội chứng ruột ngăn, làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sự phát triển ở bệnh viêm ruột kết gây loét thì cần tiến hành cắt bỏ phần ruột kết đi.

5. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường ruột

Khi bị bệnh viêm đường ruột chúng ta gặp một loạt các phiền toái, các ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày, khiến cơ thể khó chịu, phải kiêng nhiều, vì vậy chỉ có thực hiện các biện pháp phòng bệnh là tốt nhất. Cách phòng ngừa bệnh viêm đường ruột đó chính là xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp:

  • Tiến hành rửa tay với xà phòng trước khi ăn, khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Uống nước đã được đun sôi, tránh dùng các nguồn nước không hợp vệ sinh.
  • Chọn mua và tiêu dùng các thực phẩm sạch, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, tránh mua những sản phẩm trôi nổi trên thị trường.
  • Nên ăn các thực phẩm đã được nấu chin, không ăn thực phẩm bị ôi thiu, nấm, mốc.
  • Chế biến, nấu ăn phải theo đúng quy cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau xanh, các chất xơ.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
Rửa tay sau khi đi vệ sinh
Rửa tay sau khi đi vệ sinh

Bên cạnh đó cần xây dựng khung giờ làm việc hiệu quả, hạn chế làm việc quá sức, giữ gìn tinh thần luôn được thư giãn, tránh căng thẳng giúp hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh.

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như sớm phát hiện ra các bệnh không có dấu hiệu rõ ràng khi mới bị. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên, cách chăm sóc và phương hướng điều trị tốt nhất.

Bệnh viêm đường ruột là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt đời sống của con người. Để có một sức khỏe tốt, các bạn đừng chần chờ gì nữa hãy đọc ngay bài viết trên đây nhé.

Hi vọng các kiến thức về khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa trị và phòng chống căn bệnh này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết trang bị cho mình trước căn bệnh này. Ngoài ra các bạn có thể theo dõi thông tin về các căn bệnh nguy hiểm khác vào những bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bệnh đại tiện ra máu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh trĩ hỗn hợp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh áp xe hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh rò hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh nứt hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh tả: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, phòng tránh

11/09/2020

Bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, điều trị, cách phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh trĩ nội: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

10/09/2020

Bệnh tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triêu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

10/09/2020

Bệnh trĩ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

09/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In