Bệnh viêm da cơ địa dị ứng thường dễ bị tái phát, hầu hết bệnh biểu hiện ở trẻ nhỏ. Bệnh có nhiều biểu hiện dưới dạng cấp, bán và mãn tính vì vậy rất khó chuẩn đoán chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về căn bệnh này và cách điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm da dị ứng cơ địa.
1. Khái niệm bệnh viêm da cơ địa dị ứng là gì?
Bệnh viêm da cơ địa dị ứng hay còn được biết đến với cái tê là bệnh eczema, chàm thể tạng, hay sẩn ngứa Besnier, Lichen mạn tính. Bệnh có thể bị chuẩn đoán nhầm do sự đa dạng trong dấu hiệu bệnh và chuẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi người bệnh sử dụng nhiều thực phẩm, chế phẩm đa dạng.
Bệnh có yếu tố di truyền, huyết thống, thường xuất hiện ở những người hay bị hen xuyễn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu có thới 36% trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng có bệnh hen. Cách chuẩn đoán bệnh dựa trên lâm sàng và xét nghiệm nồng độ LGE có trong máu. Nếu nồng đọ LGE tăng cao đồng nghĩa với việc mắc bệnh.
2. Nguyên nhân gây bệnh
Do di truyền
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa chưa được xác định rõ nhưng qua nghiên cứu thì có tới 60% người mắc bệnh là do di truyền và các yếu tố gia đình huyết thống. Người ở mọi chủng tộc đề có nguy cơ mắc Eczema.
Do gen sinh sản Filaggrin
Theo khám phá mới năm 2006 thì đột biến gen sinh sản Filaggrin làm tăng mạnh nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa dị ứng.
Filaggrin là một loại protein có vai trò cân bằng độ ẩm trên da, nếu ai bị đột biến gen này sẽ dẫn đến biểu hiện khô da. Bên cạnh đó còn do nhiều nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài như các chất thải, ô nhiễm môi trường, rệp, len dạ,…
Do thực phẩm
Một số loại thức ăn như trứng cá, sữa, bột mì, đậu phộng, lạc, đậu tương,.. và các yếu tố khác làm bệnh thêm nặng. Làm giảm chức năng hệ miễn dịch của da phá vỡ lớp bảo vệ da làm suy giảm lớp ceramic bao bọc bề mặt da khiến da khô, mất cân bằng độ ẩm dễ gây khô da.
Do độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng
Nguyên nhân chính là do độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococus aureus. Đây được xem là siêu kháng nguyên gây kích thích hoạt hóa đại thực bào và T lympho hoạt động. Dị ứng nguyên trong huyết thanh của người bệnh có chứa kháng thế LGE có thể phản ứng, kích thích LGE hoặc tế bào T lympho đáp ứng viêm.
Một số nguyên nhân khác
Vào giai đoạn giao mùa thu đông, và giao hè thường hay bùng phát bệnh do gặp moi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh nở, phát triển. Những đồ như quần áo, khăn choàng cổ, mũ len, găng ty giữ ấm, thảm hay đệm giường gây bệnh. Đối với những người di ứng lông động vật, lông chó mèo trong nhà cũng là nguyên nhân khiến bệnh thêm nặng.
Do nguồn kháng sinh Histamin ngoại sinh dung nạp vào cơ thể nhiều có thể gây ra hiện tượng khó chịu và ngứa ngáy. Theo nghiên cứu có đến 30% ca bệnh được cải thiện khi thay đổi chế độ ăn không có histamine. Các món ăn có thành phần Histamin cao như phô mai, xúc xích, rượu, bia, và các thực phẩm lên men, cá, tôm, cua và các đồ hải sản, rau bina, cà lim.
Để xác định rõ nguyên nhân gây viêm da dị ứng cơ địa, người bệnh nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra chuẩn đoán cụ thể. Các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm điều tra nguyên nhân gây bệnh, các xét nghiêm vô cùng an toàn, và rất có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán bệnh tình.
3. Triệu chứng- dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa dị ứng
Người mắc bệnh viêm da cơ địa có triệu chứng điển hình là vùng da bị tổn thương thường khô, ngứa ngáy. Do người bệnh gãi nhiều mà da trở nên dày, dẫn đến lichen hóa, người bệnh càng ngứa, càng gãi nhiều nên vòng bệnh lý trở nên luẩn quẩn, bệnh trở nên nặng hơn, có thể khiến da bị bội nhiễm vi khuẩn nặng, khó điệu trị để lại di chứng sau này.
4. Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa dị ứng
Đông y
Phương pháp chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng trong đông y là sử dụng các dược liệu tự nhiên để chữa trị. Đông y hướng tới điều trị tự nhiên không gây tác dụng phụ như thuốc tây y, Đông y dùng thỏa dược thiên nhiên thân thiện với môi trường và cơ thể người bệnh đồng thời mang lại hiệu quả điều trị cả bên trong với bên ngoài.
Thuốc dùng để đặc trị có nhiều loại như thuốc uống, thuốc bôi, thuốc ngâm tắm,…Tùy vào tình trạng bênh tình và cơ địa người bệnh mà thầy thuốc sẽ kê toa chữa bệnh hợp lý cho mỗi bệnh nhân.
- Thuốc uống
Thuốc uống có thành phần bao gồm thỏa dược phật phà, ô rô, tang diệt,.. Các thảo dược này có tác dụng thanh lọc cơ thể, mát gan, giải độc ở thận, gan và độc tố trong cơ thể.
- Thuốc bôi
Thành phần bao gồm có lá trầu không, nghệ tươi,…Lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn, tái tạo da giúp da nhanh chóng phục hồi, điều trị da ngứa, rát. Nghệ tươi đi kèm có tác dụng làm lành vết thương, tăng khả năng phụ hồi của da.
- Thuốc ngâm rửa
Thành phần thảo dược bao gồm có lá trầu không, lá lốt và mò trắng,…Có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, tăng sức đề kháng, độ đàn hồi cho da, mềm da, làm sạch da.
Thuốc tắm được thẩm thấu vào da, điều trị trực tiếp chỗ da bị tổn thương, ngăn viêm lan rộng. Thuốc ngâm đặc biệt có công hiệu khi ngâm nóng giúp tế bào da dãn nở, thầm thấu tốt hơn.
Tuy nhiên thuốc đông y có nhược điểm lớn là hiệu quả mang lại chậm tùy thuộc vào cơ địa từng người có hợp thuốc không. Phải kiêm trì dùng thuốc trong một thời gian dài mới thấy được sự cải thiện rõ rệt.
Nam y
- Bài thuốc Nam chữa bệnh viêm da cơ địa bằng lá đơn đỏ
Chuẩn bị: Lá đơn đỏ
Lá đơn đỏ là cây thực vật thuộc họ cây thầu dầu Euphobiaceae. Ở một số địa phương gọi cây đơn đỏ là đơn mặt trời hay có tên khác là đơn tía. Toàn bộ cây bao gồm lá, cành, thân đề dùng được để làm thuốc, cây được thu hoạch trong vụ thu đông là lúc dược thu được đem lại hiệu quả cao nhất.
Cây đơn đỏ được thầy thuốc đông y dùng trong giải độc, bài tiết cơ thể, thanh lọc cơ thể, làm mát gan,, điều trị viêm, nhiễm khuẩn, tổn thương ngoài da. Bên cạnh đó hoa đơn đỏ còn được dùng trong trị liệu một số bệnh về mẩn ngứa, nổi mề đay, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, gan nhiễm độc.
Thực hiện
Cách chữa bệnh viêm da cơ địa với hoa đơn đỏ giúp hạn chế các triệu chứng bệnh, kích thích tính kháng viêm chống khuẩn, phục hổi tổn thương trên da. Bạn có thể sử dụng hoa đơn đỏ để chữa bệnh theo bào thuốc dưới đây:
Cách 1: Bài thuốc ngâm rửa
Dùng 100g thân và lá cây đơn đỏ phơi khô mang đi nấu với nước sôi trong vòng 10 phút. Sau đó mấy nước này ngâm, rửa vùng da bị viêm hỗ trợ giảm viêm loại bỏ các triệu chứng bệnh ngay tại chỗ.
Cách 2: Bài thuốc uống
Dùng khoảng 30 – 35g lá đơn đỏ tươi, mang đi rửa sạch rồi cho vào nổi đun sôi với hai vát nước trong tầm 20-30 phút. Chắt ra một bát nước uống khi còn ấm. Một ngày uống 3 lần kiên trì uống hàng ngày chắc chắn bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
-
Tây y
Theo các bác sĩ, chữa bệnh viêm da dị ứng cơ địa không khó có thể nhanh chóng chữa khỏi và không tái phát nếu bệnh nhân tuân theo liệu trình trị liệu của bác sĩ.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa bằng thuốc tây y
Chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng bằng thuốc tây y chủ yếu sử dụng các loại kháng sinh, chống nhiễm trùng, kháng viêm dạng viên ném uống, kết hợp thoa kem và tiêm kháng sinh để điều trị, hạn chế sự phát triển bệnh ngày càng nặng.
Tùy thuộc vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh khác nhau mà bác sĩ chuyên gia sẽ kê toa hợp lý. Một số thuốc dùng để chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng được sử dụng như:
- Thuốc kháng sinh Histamin H1
- Thuốc uống và mỡ bôi Corticoid
- Thuốc làm ẩn da
- Thuốc bong vẩy, mềm sừng
- Kháng sinh chống viêm nhiễm
- Thuốc gây ức chế miễn dịch
Ưu điểm của thuốc Tây y: Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh chóng. Các biểu hiện có thể thuyên giảm nhanh chóng khi kết hợp uống thuốc kèm bôi thuốc mỡ.
Nhược điểm: Thuốc tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn cho cơ thể có thể ngây nguy hiểm đối với những người dị ứng với thành phần thuốc. Nếu lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nhờ thuốc và khó khăn trong việc điều trị sau này.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa, chữa bệnh viêm da cơ địa dị ứng bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hợp lý.
Tránh, hạn chế tiếp xúc nhiều hóa chất
Sử dụng găng tay cao su khi rửa bát, giặt,…để không tiếp xúc một cách trực tiếp với hóa chất và các chất tẩy rửa làm mất đi đọ đàn hồi và màng bảo vệ da tự nhiên.
Nên dùng các loại dầu gội tự nhiên như lá bồ kết, bưởi, lá xả và chanh thay thế dầu gội, hóa chất. Tránh để da lạnh nóng đột ngột, tránh các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa.
Tránh ăn các món ăn lạ không rõ nguồn gốc
Nhiều người di ứng với đồ hải sản, đò cay nóng khi ăn sẽ có biểu hiện di ứng, viêm da, cần kiêng ăn hoàn toàn.
Chú ý khi dùng mỹ phẩm
Nên tránh dùng nhiều mỹ phẩm, hóa chất lên da, nên dùng những mỹ phẩm lành tính, quen thuộc với da. Khi mua mỹ phẩm phải test thử lên tay trước khi bôi lên mặt xe có dị ứng hay không.
Không lạm dụng thuốc tây
Khi mắc bệnh thì nên tránh lạm dụng uống nhiều thuốc tây y khác nhau khiến bệnh chuyển biến phức tạp trở nên nặng hơn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm da dị ứng cơ địa. Nếu bạn hay người thân trong gia đình đang mắc bệnh viêm da dị ứng cơ địa thì đừng chần chờ gì nữa hãy đọc ngay bài viết trên để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết bảo vê sức khỏe tốt nhất nhé. Chúc các bạn thành công!
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.