Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp

Bệnh viêm âm đạo: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa

Thi Nam by Thi Nam
13/09/2020
in Bệnh thường gặp
0
1
SHARES
148
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh viêm âm đạo: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng ngừa

Bệnh viêm âm đạo là một loại bệnh phụ khoa chủ yếu ở nữ giới hay gặp, cho đến hiện nay thì đa số 95% nữ giới từ độ tuổi dậy thì trở lên đều có nguy cơ mắc phải. Tuy bệnh không ảnh hướng đến tính mạng, nhưng viêm âm đạo là một trong những nguyên nhân chính gây nên vô sinh hoặc nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Vậy nên hãy tìm hiểu những thông tin về bệnh cũng như nguyên nhân, cách điều trị và phòng chống trong bài viết này để có thêm kiến thức, hãy cùng theo dõi nhé.

Các bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm?
Các bệnh viêm âm đạo có nguy hiểm?

Mục lục bài viết

  1. 1. Bệnh viêm âm đạo là bệnh gì?
  2. 2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo
    1. Mắc viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn
    2. Nấm men
    3. Nhiễm khuẩn Trichomonas vaginalis
    4. Một số nguyên nhân gây bệnh khác
  3. 3. Biểu hiện cụ thể của bệnh viêm âm đạo
    1. Có sự thay đổi về màu sắc:
    2. Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín
    3. Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục:
    4. Tiểu đau, rát:
    5. Chảy máu sau khi quan hệ:
    6. Thường xuyên đau vùng bụng dưới:
  4. 4. Cách điều trị bệnh viêm âm đạo như thế nào?
    1. Điều trị bằng phương pháp y học hiện đại
    2. Điều trị viêm âm đạo trong Đông Y
  5. 5. Cách phòng ngừa các bệnh viêm âm đạo

1. Bệnh viêm âm đạo là bệnh gì?

Bệnh viêm âm đạo là tình trạng cơ quan sinh dục của nữ giới bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng dẫn đến tình trạng tiết dịch gây ngứa, đau và rát.

Bệnh được gây ra chủ yếu bởi chưa có nhiều kiến thức và hiểu biết sai lệch về cách vệ sinh vùng âm đạo như: Sử dụng các loại chất khử mạnh, dung dịch xà phòng có chất tẩy rửa cao, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ nhiều hóa chất,… Bệnh gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống tình dục vợ chồng.

Bệnh viêm âm đạo phổ biến ở nữ giới
Bệnh viêm âm đạo phổ biến ở nữ giới

Bệnh viêm âm đạo khá phổ biến hiện nay, đa số chị em ở độ tuổi dậy thì đều có nguy cơ mắc bệnh.

Nhưng do nhiều người chưa được phổ biến kiến thức, kèm theo vấn đề nhiều chị em coi những việc làm đó là bình thường nên chủ quan, hay ngại ngùng không giám đi khám nên dễ dẫn đến nhiều hệ lụy khác nguy hiểm hơn như: Ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng,…

Hiện nay theo nghiên cứu thì có nhiều loại viêm âm đạo khác nhau, nhưng phổ biến nhất là các loại:

  • Nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn:

Là trường hợp hệ vi sinh mất cân bằng trong môi trường âm đạo, dẫn đến các loại vi sinh vật khác có cơ hội phát triển bên trong và gây viêm nhiễm.

  • Nhiễm nấm men:

Chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm do nấm Candida Albicans gây nên

  • Truchomomasis:

Thường xuất hiện trong quá trình quan hệ tình dục, gây ra bởi các ký sinh trùng.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm âm đạo

Theo nghiên cứu từ chuyên gia bác sĩ thì bệnh viêm âm đạo được hình thành bởi một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo
Nguyên nhân gây viêm nhiễm âm đạo

Mắc viêm âm đạo do nhiễm vi khuẩn

Nguyên nhân chủ đạo gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo là do sự thay đổi của vi khuẩn ấn náu trong âm đạo, các vi sinh vật khác chúng phát triển một cách quá mức và nhanh chóng.

Vi khuẩn phát triển nhất là khi quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, hoặc do khi vệ sinh thường sử dụng nhiều loại dung dịch, chất tẩy rửa có nhiều hóa chất.

Nấm men

Khi lượng nấm trong âm đạo xuất hiện và có sự tăng trưởng quá nhiều, chủ yếu là nấm C. Albicans thì dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt là ở những vùng ẩm ướt khác trong cơ thể ngoài âm đạo như miệng, nếp gấp da, giường móng.

Nhiễm khuẩn Trichomonas vaginalis

Đây là loại khuẩn lây qua đường tình dục gây ra, thường là khi quan hệ với người bị bệnh.

Một số nguyên nhân gây bệnh khác

  • Khi đi vệ sinh sử dụng các loại giấy vệ sinh như giấy lụa hoặc tampon không kỹ, thường để dễ bị xót lại trong âm đạo nên cũng dễ gây kích thích các mô âm đạo và bị viêm nhiễm.
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể như đến thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai hoặc giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Mắc bệnh tiểu đường nhưng lại không kiểm soát được chỉ số đường huyết cũng sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh.
  • Mặc quần ẩm ướt, chật chội
  • Sử dụng các dụng cụ tử cung để tránh thai

3. Biểu hiện cụ thể của bệnh viêm âm đạo

Một số biểu hiện và triệu chứng cụ thể hay gặp của bệnh viêm âm đạo là:

Xuất hiện các biểu hiện bất thường ở âm đạo
Xuất hiện các biểu hiện bất thường ở âm đạo

Có sự thay đổi về màu sắc:

Thay đổi màu sắc, mùi và lượng dịch tiết ra trong âm đạo. Thường thấy xuất hiện dịch có màu lạ như vàng, xanh,… có mùi hôi khó chịu và tiết ra nhiều dịch hơn bình thường.

Cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín

Đây là trường hợp bị viêm âm đạo nào cũng có thể xuất hiện. Trường hợp này là do vi khuẩn Vaginosis hoặc Trichomoniasis gây nên.

Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục:

Đây là dấu hiệu khi phần âm hộ bị khô, rát dẫn đến khi bị tác động sẽ dễ gây viêm nhiễm. Ngoài ra nhiều trường hợp do sử dụng thuốc tránh thai, di ứng thuốc, di chứng việc sinh nở làm thay đổi lượng hormone nên gây ra đau rát khi “giao hợp”.

Tiểu đau, rát:

Do tình trạng bị nhiễm khuẩn nên khi đi tiểu tiện sẽ khiến âm đạo cảm thấy đau, rát, khó tiểu.

Chảy máu sau khi quan hệ:

Nếu sau khi quan hệ tình dục mà vùng kín của chị em có hiện tượng bất thường như chảy máu, thì thường là biểu hiện của viêm âm đạo, hoặc có thể là bệnh lý khác. Vậy nên các cặp đôi nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại bị chảy máu, để tìm được phương pháp giải quyết kịp thời.

Thường xuyên đau vùng bụng dưới:

Đây là biểu hiện của việc tới ngày “đèn đỏ”, nhưng nếu thấy xuất hiện thường xuyên kết hợp với biểu hiện như đầy hơi, đầy bụng,.. thì dễ bị mắc bệnh viêm âm đạo hoặc là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng.

4. Cách điều trị bệnh viêm âm đạo như thế nào?

Để điều trị bệnh viêm âm đạo thì không phải là điều quá khó, nhưng còn tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh thì sẽ có những cách điều trị khác nhau. Bao gồm một số phương pháp cơ bản như:

Điều trị bằng phương pháp y học hiện đại

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị phù hợp thì cần phải tiến hành khám âm đạo và một số xét nghiệm như:

  • Lấy mẫu để làm xét nghiệm:

Có thể lấy mẫu dịch tiết ra ở cổ tử cung hoặc âm đảo để làm xét nghiệm. Từ đó sẽ đưa ra chuẩn đoán bệnh viêm âm đạo đang ở mức độ nào và loại nào.

  • Xét nghiệm pH:

Ngoài ra có thể sử dụng kiểm tra đo độ pH âm đạo để đưa ra kết quả. Bằng cách sử dụng que thử pH hoặc giấy pH để thử, nếu pH tăng quá cao thì điều đó chứng tỏ âm đạo đã bị nhiễm khuẩn.

Sau khi xét nghiệm được đang bị viêm âm đạo ở mức độ nào thì tiến hành đưa ra phướng án điều trị phù hợp.

Điều trị viêm âm đạo trong Đông Y

Với việc sử dụng thuốc Đông Y để điều trị viêm âm đạo rất được nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn, bởi có nhiều ưu điểm như có tính hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe, có tác dụng tốt mà mức chi phí hợp lý nên ngày càng được các chị em tin tưởng lựa chọn nhiều hơn. Dưới đây mình chia sẻ một số bài thuốc phổ biến như:

Bài thuốc Đông Y trị viêm âm đạo
Bài thuốc Đông Y trị viêm âm đạo
  • Bài thuốc 1:

Nguyên liệu:  gồm cam thảo, bạch thược, bồ công anh, bạch truật, hoàng bá, trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đương quy, bạch thược, tam thất, sài hồ, phục linh,… và nhiều loại dược liệu quý khác. Tùy theo mức độ bệnh thì các bác sĩ sẽ đưa ra lượng sử dụng khác nhau, rồi sắc uống sử dụng hàng ngày, dùng vòng 2-3 tháng.

  • Bài thuốc 2:

Sử dụng trinh nữ hoàng cung tươi khoảng 30g, nếu khô thì 15g, 7g tam thất rồi đem sắc với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml rồi sử dụng ngày 1 thang/lần trước khi ăn.

  • Bài thuốc 3:

Bao gồm hạ khô thảo 30g, sinh mẫu lệ 30g, tô tử 30g, vương bất lưu hành 100g. Rồi đem đi sắc với 500ml nước đến khi còn 200ml rồi uống 1 ngày/ lần/thang/ tháng.

  • Bài thuốc 4:

Nguyên liệu gồm đương quy 24g, chích cam thảo, 3g, ích mẫu 30g, đào nhân 9g, vừng đen 6g, hoa kinh giới sao 6g, xuyên khung 15g, sắc với 700ml nước cho đến khi còn 300ml đem sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 1 lần/ thang.

  • Bài thuốc 5:

Nguyên liệu gồm có mẫu lệ 15g, ngưu tất 9g, đan bì 9g, xích thược 12g, quế chi 12g, bạch linh 12g, đào nhân 9g, đan sâm 15g đem đi sắc với 500ml nước, cho đến khi còn 300 ml và sử dụng hằng ngày, mỗi ngày một thang.

Với công dụng của những bài thuốc trên giúp điều hòa khí huyết, dưỡng huyết, kháng viêm, điều hòa kinh nguyệt, hạn chế khí hư ra nhiều,…nên giúp hỗ trợ và điều trị bệnh âm đạo rất hiệu quả.

5. Cách phòng ngừa các bệnh viêm âm đạo

Với nguyên nhân gây ra bệnh viêm nhiễm âm đạo trên thì mọi người có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau:

  • Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, cả trước và sau khi quan hệ,..
  • Tránh mặc những loại quần lót quá chật, hoặc đang ẩm ướt sẽ vừa cản trở không khí tiếp xúc với da gây khí huyết không lưu thông, mà còn tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không nên tự ý thụt rửa âm đạo nếu không có sự tư vấn chỉ dẫn của bác sĩ, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH của âm đạo gây ra nhiều bệnh.
  • Tắm rửa, vệ sinh cá nhân, cơ quan âm đạo nên dùng nước sạch. Hạn chế đi bơi ở những hồ bơi nhân tạo vì họ dùng chất hóa học để vệ sinh hồ bơi hoặc tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.
  • Sử dụng những sản phẩm như xà phòng, dung dịch vệ sinh tự nhiên. Tránh sử dụng những loại có chất tẩy rửa mạnh, nhiều hóa chất sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên của âm đạo.
  • Quan hệ tình dục một cách an toàn, tránh quan hệ với nhiều bạn tình hoặc quan hệ quá mạnh bạo sẽ gây ảnh hưởng tới âm đạo.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm âm đạo ở nữ giới, hi vọng với bài viết này đã giúp các chị em có thêm kiến thức về sức khỏe để phát hiện, phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để có thể đưa ra hướng giải quyết hợp lý và điều trị hiệu quả thì nên trực tiếp đến các cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa tư vấn, xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

19/10/2020

Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

19/10/2020

Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

18/10/2020
Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo

Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?

15/10/2020

Bệnh liệt dương – vô sinh: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

11/10/2020

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

05/10/2020

Bệnh suy tim: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

04/10/2020

Bệnh ung thư đại trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, phòng chống

03/10/2020

Bệnh viêm não Nhật Bản: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

02/10/2020

Bệnh chấn động não: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

01/10/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In