Bệnh ung thư trực tràng là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Hầu hết dấu hiệu của bệnh ung thư trực tràng đều không được chú ý nên phần lớn các trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, không thể cứu chữa được và là nỗi ân hận của rất nhiều bệnh nhân và người thân.
1. Khái niệm bệnh ung thư trực tràng
Bệnh ung thư trực tràng là một hiện tượng bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi và một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao như người có tiền sử gia đình, người béo phì, nghiện hút thuốc lá hay mắc một chứng bệnh nào đó liên quan tiêu hóa….
Sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng. Chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng, tạo nên các khối u nằm trong lòng trực tràng.
Trong trực tràng, các khối u tồn tại ở hai thể chính là thể lành tính và thể ác tính. Có rất nhiều loại u lành tính ở trực tràng, có thể là polyp trực tràng, u mỡ, u xơ, u cơ, u mạch máu và một số u lành tính hiếm gặp khác.
2. Nguyên nhân của bệnh ung thư trực tràng
Gen quy định sự hình thành và phát triển của tế bào bị đột biến khiến cho các tế bào phát triển không bình thường và tạo nên những khối u trực tràng. Một số khác có thể do di truyền từ gia đình hoặc niêm mạc trực tràng bị viêm nhiễm kéo dài, có trường hợp lại do kí sinh trùng.
Mặt khác, có những nguyên nhân khác gây ra bệnh ung thư trực tràng như vấn đề về tuổi tác, tuổi càng cao khi các chức năng của mọi cơ quan trong cơ thể suy giảm, hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến cho các khối u trực tràng có nguy cơ xuất nhiều ở lứa tuổi này (đa số ca cắt khối u trực tràng gặp ở người trên 50 tuổi ).
Bên cạnh đó, khối u đại tràng còn gặp ở nam nhiều hơn nữ; người có thói quen hút thuốc lá và sử dụng nhiều bia rượu; chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý; người béo phì, lười vận động; hoặc người đã từng cắt bỏ khối u trực tràng có thể có khả năng tái phát lại.
Theo các nghiên cứu thì trên 75% bệnh ung thư trực tràng xuất hiện ở những người có liên quan tới yếu tố về gen.
Theo đó, những người mà có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại trực tràng thì khả năng người đó bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2-3 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, bệnh ung thư trực tràng ở nam giới thường hay bị hơn nữ, người lớn tuổi hay bị hơn so với người trẻ tuổi và sẽ tăng dần theo tuổi.
3. Triệu chứng – dấu hiệu nhận biết bệnh
Giai đoạn đầu, bệnh ung thư trực tràng thường không có biểu hiện rõ ràng, chỉ về sau mới có các triệu chứng rõ ràng như đi ngoài ra máu, phân lỏng, phân lẫn máu như máu cá, đau bụng… Ở giai đoạn muộn, triệu chứng này còn đi kèm với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, sút cân…
Triệu chứng ở người khi bị bệnh này thì một số không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe định kỳ hay vì một nguyên nhân nào đó. Một số khác có thể có dấu hiệu như sau:
Táo bón
Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Chứng này được sinh ra khi bạn thay đổi chế độ ăn uống hoặc luyện tập hàng ngày, đồng thời cũng là sự cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể của bạn rồi đó.
Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Do đó, nhiều người chủ quan cho tới khi phát hiện bệnh.
Đi ngoài phân nhỏ
Đi ngoài phân nhỏ là một dấu hiệu chứng tỏ trên đường đào thải ra bên ngoài phân của bạn đã gặp phải những vật cản khác trong đường tiêu hóa làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi. Những vật cản đó có thể là các khối u đang được hình thành trong ruột kết.
Đi ngoài ra máu
Khi phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu. Do vậy mà đi ngoài ra máu cũng là một trong những triệu chứng nghiêm trọng của ung thư đại trực tràng.
Cân nặng giảm bất thường
Khi các khối trong ruột kết tiết ra những chất hóa học làm thay đổi sự trao đổi chất trong cơ thể sẽ gây nên hiện tượng giảm cân bất thường mà người bệnh không tìm được ra nguyên nhân.
Do đó, những người có nguy cơ này và các triệu chứng kể trên nên chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để phòng tránh và phát hiện sớm bệnh ung thư trực tràng.
4. Phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng
Một số bài thuốc đông y
Hậu phác trị ung thư trực tràng
Thành phần: Hậu phác 9g, Bạch truật, Phục linh mỗi vị 12g, Bội lan 9g, Nhục khấu 10g, Thương truật 9g, Thái tử sâm 12g, Cam thảo 9g.
Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
Công hiệu: Kiện Tỳ cầm tiêu chảy thích hợp dùng chứng sau khi thủ thuật ung thư trực tràng tiêu chảy không cầm.
Một số bài thuốc Nam
Khi ung thư trực tràng giai đoạn 1
Vào giai đoạn đầu của ung thư trực tràng, bệnh nhân thường chưa có dấu hiệu đau đớn gì nên rất khó để nhận biết. Lúc này người bệnh sẽ thường cảm thấy đau bụng, chán ăn, sút cân không rõ nguyên do,…
Nguyên liệu sử dụng cho bài thuốc gồm có 12g mỗi vị Bạch truật, bạch linh, đảng sâm, xích thược, quy đầu, hồng đằng + 8g mỗi vị Bán hạ, hạnh nhân, nhục đậu khấu, xa phân, mộc hương hậu phát + 16g Bại tương thảo và 20g Ý dĩ.
Cách dùng: Cho các vị thuốc trên vào ấm, đổ thêm nước rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc 1 thang chia làm 2 lần và uống 2 lần/ngày. Nên sử dụng bài thuốc này kiên trì trong một khoảng thời gian nhất định để có thể đạt được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất,
Ung thư trực tràng giai đoạn 2
Lúc này biểu hiện các triệu chứng cụ thể như xuất hiện khối u, bụng đau liên tục, bị kiết lỵ hoặc tiêu chảy đồng thời thấy có những đốm máu nhỏ hoặc dịch nhờn trong phân.
Nguyên liệu: 4g Cam thảo, 6-10g Hoàng liên, 8 đến 10g mỗi vị Bán hạ, hồng hoa, chỉ sác, đào nhân, 12g mỗi vị Tiên hạc thảo, bạch hoa xà, bán liên chi, 16g mỗi vị Sinh địa, hòe hoa và 20 g mỗi vị Ý dĩ, hoạt thạch.
Cách dùng: Bài thuốc này dùng để sắc uống. Liều dùng vẫn sẽ là 2 lần sắc 2 lần uống mỗi ngày và 1 thang/ngày.
Cần lưu ý thêm là nếu bệnh nhân có hiện tượng bị ứ huyết nặng thì thêm vào đó Xích thược, quy vĩ, đan bì mỗi vị 12g và Nga truật 8g. Còn nếu người bệnh có khí trệ và đau bụng nhiều hơn thì thêm vào 8g mỗi vị xuyên luyện tử, diên hồ sách, hậu phác.
Tất nhiên việc thêm bớt này không nên tùy ý mà cần hỏi ý kiến của thầy thuốc và tốt nhất nếu có thể thì để thầy thuốc bắt mạch trước khi điều chỉnh.
Bài thuốc ở giai đoạn 3
Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn muộn nhất của bệnh với những biểu hiện cực kỳ rõ rệt như khó chịu toàn thân, chóng mặt, miệng khô, đau đầu, sốt liên tục, bụng đau dữ dội,…
Bài thuốc này cần dùng đến 9 vị thuốc với liều lượng là 9g mỗi vị Đan bì, bạch linh, hoàng bá, trạch tả, 10g Tri mẫu, 12g Hoài sơn, 12g sơn thù, 16g Hà thủ ô.
Cũng tùy vào thể trạng của người bệnh mà thêm hoặc bớt thuốc. Nếu người bệnh có nhiệt độ cơ thể thấp hơn bình thường thì nên thêm vào đó Trần Bì, Thương truật, Bạch đầu ông. Nếu bị huyết ứ nặng thì thêm Xích thược, Đương quy võ, Đào nhân, Hồng hoa…
Bài thuốc chữa ung thư trực tràng mà tôi đã tìm về để điều trị bệnh cho bác tôi là do lương y Nguyễn Hữu Toàn kê đơn.
Gia đình lương y có truyền thống điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y từ rất nhiều đời rồi. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây y để chữa ung thư trực tràng, tôi nghĩ sử dụng thêm các bài thuốc này dù không phù hợp về thể trạng bệnh nhân thì cũng nhất định không gây ra tác dụng phụ gì.
Phương pháp Tây y thì thế nào?
Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp loại bỏ dứt điểm các khối u tồn tại trong lòng trực tràng. Dựa vào vị trí, tính chất, số lượng và sự phân bố của các khối u mà các bác sĩ lựa chọn cách điều trị thích hợp, có thể là: Cắt bỏ khối u bằng nội soi hoặc phẫu thuật, hay cắt bỏ một phần hay toàn bộ trực tràng…
Thế nhưng, cũng tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Cách phòng ngừa bệnh
Bệnh ung thư trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa có tiên lượng tốt, tuy nhiên, nếu được phát hiện muộn thì cũng giống như tất cả các loại ung thư khác, khả năng điều trị ít hiệu quả.
Để phát hiện sớm và chữa khỏi ung thư đại tràng thì cách tốt nhất là nội soi đại tràng toàn bộ, đặc biệt là đối với người có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.
Hiểu được về bệnh lý và sự nguy hiểm của việc xuất hiện các khối u trực tràng, người bệnh hãy tìm gặp bác sĩ ngay sau khi phát hiện khối u trực tràng đang tồn tại trong cơ thể. Từ đó có thể can thiệp chữa trị sớm nhất và mang lại kết quả tốt, tránh những hậu quả nghiêm trọng xảy ra do biến chứng của các khối u trực tràng.
Bên cạnh đó người bệnh nên chủ động khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư trực tràng, đặc biệt là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Mặt khác, nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp tránh sử dụng các loại bia rượu, thuốc lá, cà phê đồng thời kiểm soát trọng lượng của cơ thể bằng cách tăng cường luyện tập thể dục thể thao, duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh nhằm mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi muốn chia sẻ cho những đang quan tâm và phòng ngừa căn bệnh ung thư trực tràng. Nếu bạn có những biểu hiện trên thì liên lạc tới những Bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn với những cách giải quyết tốt nhất.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.