Bệnh ung thư thanh quản được xem như căn bệnh gây nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong khá cao tại Việt Nam. Thông thường, người bệnh chỉ phát hiện và điều trị trong giai đoạn khá muộn bởi dấu hiệu không rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Vậy ung thư thanh quản là gì? Nguyên nhân, cách điều trị, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ rõ hơn qua bài viết chi tiết ngay sau đây.
1.Khái niệm
Ung thư thanh quản là một dạng ung thư tại biểu mô thanh quản. Thanh quản là bộ phận nằm trước cổ và ngay phía sau khí quản, có vai trò tạo ra âm thanh, giọng nói và được gọi chung là hộp âm.
Nếu chức năng thanh quản bị tổn thương thì cũng đồng nghĩa với việc giọng nói, âm thanh bị ảnh hưởng theo.
Bệnh ung thư thanh quản là bệnh các tế bào ác tính được hình thành tại thanh quản, chiếm 2% tỷ lệ người mắc phải ở nước ta.
Bệnh này thường gặp phổ biến ở nam giới, chiếm đến 90%, độ tuổi có người mắc bệnh nhiều nhất là từ 50 đến 70 chiếm 70%, từ 40 đến 50 chiếm khoảng 12%.
Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, phụ nữ và trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
2. Nguyên nhân
Hiện nay, chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào có thể biết được nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư thanh quản. Tuy nhiên, sau đây là những yếu tố góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Thuốc lá là tác nhân gây
Từ những nguồn lợi nhuận mà ngành công nghiệp thuốc lá đem lại không thể bù đắp hết thiệt hại to lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt trong đó có bệnh ung thư thanh quản.
Được biết đến là một trong nhưng thủ phạm chính gây các bệnh liên quan đến phổi, tim mạch, hô hấp, thanh quản.
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, trong thuốc lá có chứa hàm lượng chất độc gây hại cho tế bào, khiến cho cấu trúc gen bị thay đổi, kích thích tế bào ung thư phát triển.
Những người hút thuốc lá thường xuyên sẽ tác động trực tiếp đến niêm mạc thanh quản. Sau một khoảng thời gian dài, chất độc này tích tụ lâu ngày gây phá hủy tế bào thanh quản, phát sinh nên khối u.
Do sử dụng Rượu, bia
Rượu bia chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư dạ dày, ung thư vùng cổ, ung thư gan…
Đặc biệt, những người thường xuyên có thói quen hút thuốc lá hay uống nhiều bia rượu, chất kích thích khiến cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần người không sử dụng.
Vì thế, nên hạn chế sử dụng các thức uống có hại này.
Tuổi và giới tính
Theo các chuyên gia đã nhận định rằng ai cũng có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao. Tuy nhiên số lượng người mắc phải chiếm tỷ phần cao ở nam giới và người lớn tuổi.
Theo thống kê có tới hơn 72% số bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản ở nam giới độ tuổi 40 đến 50.
Để lý giải nguyên nhân này thì các bác sĩ cho biết nam giới thường có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia và một số chất kích thích.
Yếu tố nghề nghiệp
Theo như thống kê hàng năm các bệnh viện có ca bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thanh quản cao như ca sĩ, giáo viên, công nhân làm việc trong môi trường hóa chất, nhiều bụi bẩn…cao hơn số người làm các công việc khác.
Ca sĩ hoặc giáo viên có đặc thù nghề nghiệp là cần nói nhiều, hát thường xuyên khiến dây thanh quản bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản cao.
Đặc biệt, công nhân viên làm việc trong môi trường nhà máy thường xuyên phải tiếp xúc hóa chất hóa học độc hại, phơi nhiễm hóa chất khiến tình trạng đột biến gen gia tăng.
Từ đó, khiến cho người bệnh dễ mắc phải bệnh ung thư dây thanh quản cao.
Để giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh này, chúng tôi nên khuyên các bạn không nên hút thuốc, uống rượu bia, các chất kích thích, không nên tiếp xúc thường xuyên với môi trường có chứa chất độc hại.
Nên thực hiện chính sách khám sức khỏe định kỳ hàng tháng để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
3. Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng
Khàn tiếng
Chứng bệnh khàn tiếng cũng là dấu hiệu đầu thường xuyên gặp phải ở bệnh nhân mắc ung thư thanh quản.
Đặc biệt nếu như chứng bệnh này kéo dài trên 3 tuần thì cần được xét nghiệm và thăm khám kịp thời.
Chứng khàn tiếng từng bị một thời gian ngắn rồi sau đó dứt nhưng sau này lại gia tăng số lần khàn tiếng cùng giọng nói khô và cứng, đau họng khi nói.
Nếu trường hợp khối u càng to, người bệnh càng thấy mệt mỏi, câu nói không tròn vành rõ chữ, thanh môn bị hẹp, tiếng nói khàn đặc, mất hết âm sắc, đôi lúc khó nghe, đôi lúc mất luôn tiếng.
Trường hợp này cho dù người bệnh có dùng thuốc đặc trị cũng vô tác dụng và không chữa lành hẳn bệnh.
Nếu người bệnh gặp phải trường hợp này cần cẩn thận và đến ngay cơ sở y tế chuyên ngành để được chữa trị kịp thời.
Ho
Ho là biểu hiện thường gặp ở những bệnh nhân có biểu hiện liên quan đến đường hô hấp như: viêm amidan hoặc viêm họng.
Ở bệnh nhân mắc ung thư thanh quản thường xuất hiện các triệu chứng ho như: ho sặc sụa, ho từng đợt, ho cơ thắt ruột, sặc thức ăn, khó nuốt.
Khó thở
Khó thở được xem như biểu hiện sớm của bệnh, đôi lúc kèm theo triệu chứng khàn tiếng. Đặc biệt, nếu khối u càng tăng thì khẩu hình thanh quản càng hẹp lại.
Ban đầu, người bệnh có triệu chứng khó thở khi mang vác vật nặng lên cầu thang nhưng về sau bệnh lại càng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
Khó nuốt
Bên cạnh chứng khó thở và khàn tiếng, lúc này tế bào ung thư đã lan rộng ra vùng hậu họng kèm theo cùng biểu hiện đau tai.
Bệnh nhân mắc ung thư thanh quản thường không ăn cơm được, khó nuốt, nuốt vào là đau, chỉ có thể ăn cháo và uống sữa. Thậm chí nặng hơn là đặt ống sonde vào dạ dày để bơm thức ăn xuống.
Sút cân
Người bệnh trở nên sụt cân trầm trọng, không có nguyên nhân cụ thể được xem là bằng chứng rõ ràng của bệnh ung thư thực quản.
Lúc này, biểu hiện sụt cân cho thấy bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân cần được chữa trị và chuẩn đoán kịp thời.
4. Cách điều trị
Điều trị bằng Đông y
Tác dụng: ích khí dưỡng âm, thanh nhiệt hóa đàm.
Bài thuốc bao gồm: thục địa 8g, sa sâm 12g, xuyên bối mẫu 8g, đẳng sâm 20g, mạch môn 12, hoài sơn 20g, ngũ vị 6g.
Cách sử dụng: Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần. Liệu trình sử dụng uống liên tục 2 tuần.
Điều trị bằng Nam y
Chuyên điều trị: chứng khó thở, váng đầu, có ứ huyết, sườn ngực đau tức, mạch huyền sáp, rêu lưỡi mỏng vàng.
Tác dụng: Hành khí hoạt huyết, hóa đàm, nhuyễn kiên.
Bài thuốc bao gồm: hoa phấn 12g, xích nhược 12g, đương quy 12g, xuyên sơn giáp 12g, hạ khô thảo 20g, hải tảo 20g, bối mẫu 12g, huyền sâm 12g, qua lâu 6g, hồng hoa 6g.
Cách sử dụng: Sắc uống ngày một thang chia làm 3 lần. Thực hiện liệu trình uống liên tục 10 ngày liên tục.
5. Cách phòng chống
Không hút thuốc lá
Thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý nguy hiểm khác cho con người. Chính vì thế, việc hạn chế hút thuốc và dứt hẳn thuốc là việc nên làm nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản.
Ngoài ra, việc hút thuốc còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người hít phải khói thuốc lá.
Các bác sĩ đã khuyên rằng, nếu đồng thời sử dụng cả thuốc lá lẫn bia rượu thường xuyên nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh cao.
Hạn chế uống rượu
Theo nghiên cứu, tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư thanh quản cao gấp 3 lần so với phụ nữ. Một trong số nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư thực quản do thói quen uống nhiều rượu bia.
Vì vậy, nam giới nên hạn chế uống rượu bia. Nên thực hiện uống 2 ly nhỏ/ ngày là tốt nhất.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều rau xanh ( rau diếp, bông cải xanh, rau bina), hoa quả, đặc biệt là cà chua và trái cây họ cam quýt, dầu ô liu cũng có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư thanh quản.
Nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, có khoa học để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thanh quản.
Đặc biệt nên ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả, tăng cường vitamin trong các loại quả như cam quýt, chanh, bổ sung protein trong thịt cá.
Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào. Nên thực hiện ăn đủ bữa, đúng giờ, không nhịn ăn hoặc ép cân quá mức cho phép.
Khám sức khỏe định kỳ
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, ít nhất 6 tháng/năm để sàng lọc lại những bệnh lý nguy hiểm một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường liên quan đến thanh quản nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để được chuẩn đoán và chữa trị nhanh chóng.
Tránh tiếp xúc với hóa chất
Hóa chất độc hại chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư, trong đó có ung thư thanh quản.
Nếu bạn làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại nên sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động đúng cách.
Đồng thời tránh để tay, chân tiếp xúc với hóa chất, dùng thêm khẩu trang và mặt nạ chống độc để bảo vệ cơ thể.
Qua những thông tin chia sẻ trên về bệnh ung thư thanh quản. Giúp cho các bạn biết thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như cách phòng bệnh tốt hơn.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.