Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm nhất mà phụ nữ có thể mắc phải. Hiện nay, số ca tử vong do căn bệnh quái ác này ngày càng tăng nhanh chóng. Chính vì điều này mà các chị em phụ nữ cần hiểu biết thêm về kiến thức phụ khoa và cách phòng tránh cần thiết. Để giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về loại ung thư này hãy cùng tham khảo rõ hơn qua bài viết ngay sau đây:
1. Khái niệm ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung phát triển bởi các tế bào ung thư tại niêm mạc tử cung. Sau đó chúng phát triển một cách nhanh chóng, khó kiểm soát và hình thành khối u lớn. Bệnh này thường gặp phải ở những phụ nữ trên độ tuổi 30 và ít gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Đặc biệt, độ tuổi xuất hiện nhiều nhất là từ 40 đến 50 tuổi.
Hiện nay, tại Việt Nam cứ hơn 1000 phụ nữ thì có 2 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung. Đây cũng là con số đáng báo động và trong đó có rất nhiều trường hợp không chữa khỏi và tử vong do tế bào ung thư ở giai đoạn cuối, chúng đã xâm lấn và di căn sang các bộ phận khác.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải nhất ở phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh và làm giảm nguy cơ mắc phải bằng nhiều phương pháp khác nhau.
2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
Lây nhiễm virus HPV:
Đây là loại vi rút phổ biến dễ xuất hiện ở phụ nữ. HPV cũng là loại vi rút gây bệnh sùi mào gà và mụn cóc ở bộ phận sinh dục của phụ nữ. Tuy loại này không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh mà làm giảm chất lượng cuộc sống giữa hai vợ chồng và có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao.
Quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình:
Loại vi rút HPV nguyên nhân chủ yếu lây truyền quan đường tình dục. Trường hợp nếu quan hệ trong độ tuổi còn quá trẻ với nhiều người có khả lây nhiễm vi rút cao hơn. Tuy nhiên, không đánh đồng với việc người đó quan hệ trăng hoa. Đặc biệt, người chỉ quan hệ một vợ một chồng vẫn có khả năng mắc bệnh cao.
Hút thuốc:
Những người có thói quen hút thuốc cũng là nguyên nhân gây nên ung thư, có hại cho sức khỏe, đặc biệt cũng có thể bị ung thư cổ tử cung.
Người có hệ thống miễn dịch suy yếu:
Ung thư tử cung cũng có thể dễ bị mắc phải với những người có hệ miễn dịch kém. Đặc biệt, những người đang mang trong cơ thể loại vi rút HPV hay người thường xuyên sử dụng thuốc làm ức chế miễn dịch.
Thừa hưởng các yếu tố di truyền:
Khoa học cũng đã chứng minh được rằng: Ung thư tử cung có thể bị mắc phải do di truyền. Nếu trong gia đình có bà hoặc mẹ đã từng bị ung thư tử cung thì thế hệ phía sau cũng có nguy cơ bị mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác.
Ức chế, căng thẳng tinh thần kéo dài:
Nếu tinh thần luôn căng thẳng, mệt mỏi kéo dài trong một khoảng thời gian thì khả năng mắc bệnh cũng cực kì cao.
Từ những chứng minh từ các công trình khoa học nghiên cứu từ nhiều trung tâm, nếu chị em phụ nữ luôn được sống trong tình trạng vui vẻ, lạc quan thì sẽ ngăn nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm khác thấp hơn nhiều so với người hay lo nghĩ, căng thằng và trầm cảm nặng.
Chính vì vậy, việc sống và làm việc với tinh thần thoải mái, vui vẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta.
Sinh con khi tuổi đời còn trẻ:
Những phụ nữ sinh con trong khi tuổi đời còn rất trẻ cũng là nguy cơ mắc bệnh cao. Cũng do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, kiến thức về sinh dục và vệ sinh cá nhân chưa được nắm rõ nên dễ bị mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đặc biệt là những em nhỏ vị tuổi thành niên dưới 17 tuổi.
Sinh đẻ nhiều lần:
Những người phụ nữ có số lượng sinh đẻ nhiều cũng có nguy cơ cao gấp 2 lần so với những phụ nữ sinh con ít hoặc không sinh con. Cụ thể ở những phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên.
Lạm dụng thuốc tránh thai:
Việc lợi dụng sử dụng thuốc tránh thai cũng là nguy cơ mắc ung thư tử cao. Cũng do nỗi lo sinh con ngoài ý muốn nên việc sử dụng biện pháp tránh thai không an toàn làm người phụ nữ dễ bị mắc các bệnh nguy hiểm khác, trong đó có ung thư tử cung. Vì vậy, để tránh thai nên sử dụng các biện pháp an toàn hơn.
Có tiền sử mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục khác:
Những người trước kia đã từng mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục như lậu, giang mai cũng có khả năng bị ung thư tử cung. Điều này được các nhà khoa học và bác sĩ có chuyên môn đã khuyến cáo.
Điều kiện kinh tế gia đình thấp:
Những người không có đủ tiềm lực kinh tế, kinh tế không ổn định cũng là nguyên do gây nên bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi những người này không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để chăm sóc bản thân tốt như người có điều kiện. Cũng chính vì thế mà số lượng người mắc bệnh ở đối tượng này cũng có xu hương tăng cao.
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
Ra máu âm đạo hoàn toàn không bình thường
Trường hợp phổ biến thường xuyên xảy ra đó là chảy máu âm đạo một cách bất thường. Nếu một người đang trong giữa thời kì kinh nguyệt, sau quan hệ hay bị mãn kinh bị chảy máu không nguyên so thì đây là giai đoạn chứng tỏ bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm.
Lúc này có thể khối u đang lan rộng sang các mô lân cận, di căn sang cơ quan khác thì bệnh nhân nên đi khám trong thời gian sớm nhất để kịp thời chữa trị.
Kinh nguyệt ra nhiều
Nếu bạn phát hiện kinh nguyệt kéo dài có màu sẫm, xuất hiện kinh nguyệt hai đến ba lần trong tháng thì nên đến xét nghiệm và khám ngay. Bởi rất có thể bạn đã bị mắc bệnh liên quan đến phụ khoa hoặc tệ hơn là bị ung thư tử cung.
Khí hư âm đạo
Khí hư là tình trạng phụ nữ thường xuyên gặp phải. Tuy nhiên, tùy theo mức độ ra khí hư mà báo động tình trạng bệnh khác nhau.
Nếu bị mắc ung thư tử cung thì khí hư sẽ có mùi hôi và màu hồng, đỏ hoặc nâu hoặc có thể lẫn chất hoại tử. Vì khối u có thể tiết ra chất dịch khiến cho khí hư ra liên tục mà người bệnh không phát hiện hoặc không rõ nguyên do ở đâu.
Đau vùng chậu, lưng, hoặc chân
Nếu đột nhiên bạn cẩm thấy đau nhức vùng xương chậu. Có nghĩa là dấu hiệu của tế bào ung thư tử cung thay đổi, có thể bệnh đã di căn đến bàng quang, phổi, gan hoặc ruột. Lúc này, bạn thường xuyên cảm thấy đau quanh vùng xương chậu, chân hoặc lưng.
Những triệu chứng này chứng tỏ bạn đã ở giai đoạn muộn. Vì thế, cần được phát hiện sớm hơn và điều trị kịp thời, tránh tình trạng muộn hoặc bệnh đã di căn sang bộ phận nguy hiểm khác.
Mệt mỏi nhiều
Mệt mỏi chắc chắc là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư tử cung. Tuy nhiên, dấu hiệu này khó có thể nhận ra và dễ bị lẫn với bệnh lí khác.
Nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi là do âm đạo bất thường làm giảm lượng hồng cầu và oxy trong cơ thể. Điều này làm cho cơ thể kiệt sớm, mệt mỏi, chóng mặt…Lúc này, bệnh nhân cần được kiểm tra và có liệu trình điều trị nhanh chóng.
Luôn có cảm giác muốn ói
Nếu bạn luôn cảm thấy buồn nôn và tình trạng khó tiêu kéo dài thì đây chính là dấu hiệu của ung thư tử cung. Đây là tình trạng khi ung thư đã phát triển vào khoang bụng làm tử cung sưng lên, chèn ép đường ruột và gây khó chịu cho người bệnh.
Vì tình trạng buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu gặp trường hợp này nên đi khám và kiểm tra kĩ lưỡng để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Sụt cân ngoài ý muốn
Nếu trong vòng 3 đến 4 tháng bạn bị sụt cân một cách nghiêm trọng thì lúc này đánh dấu tình trạng bệnh đã khá nặng. Khi tình trạng chán ăn, buồn nôn, khó chịu kéo dài cũng dẫn đến sức khỏe bị giảm sút trầm trọng. Lúc này, cần đến các cơ sở gần nhất để kiểm tra.
4. Phương pháp điều trị bệnh ung thư cổ tử cung
Đối với trường hợp ung thư cổ tử cung không xâm lấn
Trường hợp bệnh nhận đang ở giai đoạn đầu của bệnh thì việc kết hợp các phương pháp điều trị có thể mang lại kết quả khả quan. Hơn nữa, tỉ lệ có thể chữa khỏi là rất cao. Hiện nay, những bệnh nhân đang trong gian đoạn chưa xâm lấn có thể được điều trị bằng những cách sau:
- Phương pháp phẫu thuật laser:
Sử dụng các tia laser cường độ lớn để tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư.
- Phương pháp phẫu thuật điện:
Dùng vòng dây dẫn điện thay cho dao phẫu thuật
- Phương pháp dùng dao mổ:
Tìm vị trí bất thường và cắt bỏ tế bào ung thư.
Đối với ung thư cổ tử cung xâm lấn
Những trường hợp đã khá muộn hoặc ung thư giai đoạn xâm lấn thì các bác sĩ cần tiến hành chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Sau đó tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp như:
- Phẫu thuật cắt bỏ: Loại bỏ hoàn toàn ung thư, tùy vào mức độ xâm lấn mà bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ tử cung. Có thể là một phần hoặc hoàn, việc này cũng đồng nghĩa rằng họ sẽ mất khả năng sinh con.
- Xạ trị: Thực hiện tia X năng lượng cao để tiêu diệt khối u ác tính.
- Hóa trị: Sử dụng chất hóa học tiêu diệt tế bào ung thư. Bệnh nhân cần sự kết hợp giữa hóa trị và xạ trị để đạt kết quả tốt nhất. Việc đưa hóa trị vào giúp hạn chế khả năng lây lan và tiêu diệt tế bào.
6. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Không quan hệ tình dục sớm
- Tiêm vắc xin HPV
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
- Xây dựng cuộc sống lành mạnh
- Không nên dùng thuốc tránh thai hoặc chất kích thích
- Khám phụ khoa định kỳ
Qua những thông tin chia sẻ hữu ích trên về bệnh ung thư cổ tử cung. Mong rằng các chị em phụ nữ có thể hiểu thêm về loại căn bệnh nguy hiểm này cũng như biết cách chăm sóc bản thân, phòng ngừa bệnh và khám xét định kì hàng tháng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.