Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Tiêu hóa

Bệnh trĩ ngoại: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Ngọc Lan by Ngọc Lan
05/09/2020
in Tiêu hóa
0
1
SHARES
199
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh trĩ ngoại: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

Bệnh trĩ ngoại là một dạng điển hình của bệnh trĩ. Trĩ ngoại rất dễ phát hiện bằng mắt thường nhưng nếu người nào không biết những điều cơ bản của trĩ ngoại cũng rất khó để phát hiện ra mình đang mắc bệnh.

Đến khi bệnh trở nặng hơn lại gây khó chịu và rất khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Vậy trị ngoại do nguyên nhân và có những dấu hiệu để nhận biết như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

  1. 1. Bệnh trĩ ngoại là gì?
  2. 2. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại
    1. Ăn uống không hợp lý 
    2. Thói quen vận động 
    3. Đại tiện không đúng cách 
    4. Phụ nữ mang thai và sau khi sinh 
  3. 3. Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh trĩ ngoại
    1. Giai đoạn 1 
    2. Giai đoạn 2 
    3. Giai đoạn 3 
    4. Giai đoạn 4 
  4. 4. Phương pháp điều trị trĩ ngoại
    1. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp đông y 
    2. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nam y 
  5. 5. Cách phòng chống bệnh trĩ ngoại
    1. Ăn uống khoa học 
    2. Không nên đứng hay ngồi một lúc quá lâu 
    3. Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày 
    4. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ 

1. Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là hiện tượng xưng phồng lên ở ở vùng hậu môn do bị chèn ép quá mức hoặc bị viêm hay tích tụ máu quá lâu mà người bệnh không pháp hiện ra.

Bệnh trĩ ngoại là gì ?
Bệnh trĩ ngoại là gì ?

Khác với trị nội tuy không phân thành cấp độ mà chỉ tăng dần theo kích thước khiến các búi trĩ ngày càng to ra gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu bệnh trĩ ngoại được phát hiện sớm hơn sẽ dễ có cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Bệnh trĩ ngoại tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ngứa ngáy, vướng víu và cảm giác khó chịu đến đời sông sinh hoạt của người bệnh. Việc người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm và kịp thời dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, suy giảm trĩ nhớ….

2. Nguyên nhân mắc bệnh trĩ ngoại

Ăn uống không hợp lý 

Những thói quen ăn uống không lành mạnh của con người sẽ khiến cho hệ tiêu hóa kém phát triển từ đó gây ra nhiều rắc rối và phiền toái đối với người bị bệnh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến trĩ ngoại mà nhiều người không để ý :

Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu
Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu

Dùng đồ ăn có nhiều chất đạm, protein mà ít có chất xơ gây nên hệ tiêu hóa kém phát triển và làm khó khăn trong quá trình đại tiện.

  • Dùng quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không chỉ dẫn đến trĩ mà còn gây ảnh hưởng đến sưc khỏe người dùng.
  • Uống ít nước.

Thói quen vận động 

Các đối tượng như nhân viên văn phòng, người làm trong xí nghiệp, nhà máy rất dễ mắc bệnh này. Do đặc thù công việc của họ thường xuyên phải ngồi nhiều trong thời gian dài gây nên chèn ép hậu môn, ảnh hưởng trực tiếp nên trực tràng và sau đó mắc trĩ ngoại.

Do vậy những nhóm người này nên chú ý đến việc vận động, đi lại sau 1-2 giờ làm việc để tránh gây ra các hậu quả khó lường nhất. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng đi lại như đi photo văn bản, đi lấy nước đi vệ sinh cũng là hình thức hoạt động để tránh bị trĩ.

Đại tiện không đúng cách 

Bạn hay nhịn đi đại tiện hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh có thể làm cho bệnh trĩ ngoại phát triển nặng hơn. Ngoài ra khi đi đại tiện bạn dùng nước quá nặng mùi hoặc vệ sinh không sạch sẽ cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên.

Vì vậy nếu bạn đang bị trĩ cần chú ý hơn về vấn đề này và cần vệ sinh sạch sẽ cũng như đúng cách khi vệ sinh xong. Bạn có thể chuẩn bị cho mình một khăn ướt sạch hoặc dùng giấy vệ sinh lau nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện.

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh 

Đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi sẽ gây áp lực lên trực tràng trong khoảng thời gian dài khiến tĩnh mạnh bị giãn nở và gây nên bệnh trĩ ngoại.

Ngoài ra sau sau khi sinh con phụ nữ thường lười di chuyển, thường không có nhu cầu đi đại tiện trong nhiều ngày, quá trình đi đại tiện gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ ngoại đối với nhiều phụ nữ mang thai và sau sinh.

3. Dấu hiệu thường gặp khi mắc bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại không chia ra từng giai đoạn như trĩ nội mà thông qua mức độ biểu hiện nặng nhẹ của tình trạng bệnh mà ngươi ta có thể đoán đưuọc người bệnh đang ở giai đoạn nào.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ
Những dấu hiệu thường gặp của bệnh trĩ

Giai đoạn 1 

Ở giai đoạn đầu các búi trĩ thò ra khỏi hậu môn nhưng không nằm thường trực ở hậu môn mà chỉ khi bệnh nhân đi đại tiện hay cơ thể mệt mỏi sẽ khiến búi trĩ thò ra ngoài.

Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy ngứa ngày và khó chịu và ẩm ướt. Thường xuyên chảy máu khi đi đại tiện nhưng lượng máu không nhiều nên khiến cho người bệnh khó có thể phát hiện kịp thời.

Ở giai đoạn đầu này nếu người nào phá hiện được sớm và điều trị một cách đúng đắn có thể chữa trị dứt điểm được tình trạng bệnh và việc chữa trị vô cùng đơn giản.

Giai đoạn 2 

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn này thì bũi trí nằm thường trực bên ngay bên ngoài hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Khi đi đại tiện sẽ gây cảm giác rất đau đớn, khó chịu và có thể chảy lượng máu nhiều hơn khiến bạn dễ dàng nhận biết hơn so với giai đoạn đầu.

Ngoài ra nếu người bệnh không vệ sinh sạch sẽ cũng rất dễ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn và các vùng xung quanh.

Giai đoạn 3 

Tĩnh mạnh trĩ phát triển mạnh mẽ, búi trĩ trở nên lớn hơn nhiều so với 2 giai đoạn trước. Nếu không may bạn mặc quần quá chật sẽ khiến cho các búi trĩ cọ vào quần làm đau rát và chảy máu.

Ở giai đoạn này người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo lắng bồn chồn khi đi đại tiện thậm chí có người sợ hãi khi muốn đi vệ sinh. Lúc này máu có thể chảy nhiều hơn làm người bệnh thiếu máu hay mệt mỏi chóng mặt.

Giai đoạn 4 

Ở giai đoạn này các búi trĩ thực sự phát triển rất lớn, không chỉ gây cảm giác đau rát và ngứa mà còn tiết ra chất dịch có mùi hôi vô cùng khó chịu. Nếu có các dấu hiệu này thì thực sự bệnh trĩ ngoại đã có sự ảnh hưởng vô cùng lớn trong cuộc sống của bạn. Nếu là nữ giới có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất lớn.

Ở giai đoạn này, chỉ có giải pháp can thiệp ngoại khoa mới là cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả. Mọi biện pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc hoặc sử dụng các mẹo vặt dân gian đều không mang nhiều ý nghĩa.

4. Phương pháp điều trị trĩ ngoại

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp đông y 

Để chữa bệnh trĩ ngoại bằng đông y cần dựa theo mức độ và tình trạng bệnh để tìm ra các phương thuốc khác nhau để điều trị hiệu quả hơn :

Phương pháp điều trị hiệu quả bằng rau diếp cá
Phương pháp điều trị hiệu quả bằng rau diếp cá
  • Thuốc uống :

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp này cần có hoàng liên, hoàng bá, xích thược, trạch tả mỗi vị 12g, đào nhân, đương quy, đại hoàng mỗi vị 8g, sinh địa 16g mỗi ngày sắc uống một thang

  • Thuốc rửa :

Đông y chữa bệnh trĩ ngoại dùng cam thảo và xà sàng tử mỗi vị 40g tán thành bột và trộn đều lại với nhau chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày, mỗi lần uống 9g. Kết hợp thêm việc nấu nước xà sàng tử để xông và rửa giúp bệnh trĩ được giảm nhanh chóng.

Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng đông y với những trường hợp người cao tuổi, bệnh trĩ phát triển nặng, thường chảy máu nên sử dụng phương pháp này.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp nam y 

Thuốc nam trị bệnh trĩ ngoại từ loại rau diếp cá đã giúp không ít người thoát được những cơn đau do bệnh trĩ gây ra. Rau diếp cá là một loại cây mà bạn có thể ăn sống như những loại rau sống khác.

Chúng có nhiều công dụng cho sức khỏe như kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt các ký sinh trùng trong hệ tiêu hóa. Ngoài ra, việc sử dụng rau diếp cá làm bài thuốc nam chữa trị bệnh trĩ ngoại cũng hiệu quả không kém.

Có thể dùng rau diếp cá trong bữa ăn hằng ngày rất hiệu quả để chữa trị bệnh trĩ. Trước khi ăn nhớ rửa sạch bằng nước muối và sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Ngoài ra ta có thể sử dụng rau diếp cá để xông trực tiếp đối với các dấu hiệu sưng phồng, đau rát hậu môn do bệnh trĩ ngoại gây ra.

Bài thuốc này ta có thể chữa trị tại nhà và thường có hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu của bệnh. Ưu điểm của bài thuốc này là đơn giản và tìm đâu cũng có.  Hơn nữa các cách chữa bệnh trĩ này có hiệu quả không chỉ với bệnh trĩ mà còn giúp cho nhiều loại bệnh trong cơ thể bởi cơ chế của thuốc là tác động từ bên trong

5. Cách phòng chống bệnh trĩ ngoại

Phòng chống bệnh trĩ hiệu quả
Phòng chống bệnh trĩ hiệu quả

Ăn uống khoa học 

Thói quen ăn quá nhiều chất béo và chất bột bạn nên bỏ đi mà thay vào đó là nên bổ sung rau, củ quả và nhiều chất xơ trong bữa ăn hằng ngày. Nếu bạn sử dụng quá nhiều chất béo cùng là nguyên nhân dẫn đên táo bón sớm nhất và rất dễ bị bệnh trĩ ngoại.

Theo các chuyên gia nghiên cứu để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng dưỡng chất đặc biệt là rau củ quả tươi để hệ tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Không nên đứng hay ngồi một lúc quá lâu 

Nếu đứng hay ngồi yen một chỗ lâu trong ngày và thường xuyên thì chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Nếu vì đặc thù công việc phải ngồi hay đứng một chỗ như công nhân may, nhân viên văn phòng,…. thì cứ khoảng 1-2 tiếng bạn nên cố gắng đi lại để các mạch máu được lưu thông, phòng chống bệnh trĩ xuất hiện.

Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày 

Với cuộc sống hiện đại và bận rộn như ngày này thì có rất nhiều người có thói quen đọc báo hay nghịch điện thoại trong khi đi vệ sinh. Thói quen xấu này khiến bạn rất dễ gây nên táo bón và đè nặng hậu môn gây nên bệnh trĩ ngoại nhanh hơn.

Muốn phòng tránh bệnh trĩ ngoại hiệu quả mỗi ngày bạn hãy tập đại tiện vào một khung giờ nhất định và tránh các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh.

Vệ sinh hậu môn sạch sẽ 

Vùng hậu môn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bênh. Do đó, tất cả mọi người nên vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh. Nhớ rằng luôn giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh trĩ ngoại mà bạn nân biết để tìm cách phòng tránh để điều trị sớm nhất có thể. Các thông tin của bài viết trên đây chỉ nhằm với mục đích tham khảo hy vọng có thể giúp bạn tìm được các phương pháp phù hợp nhất với bạn.

Nếu bạn cần tư vấn hãy đến các cơ sở y tế để gặp các chuyên gia và bác sĩ để họ tư vấn trực tiếp các thắc mắc cho bạn một cách dễ dàng hơn.

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

 

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Tags: Bệnh trĩ

Bài viết liên quan

Bệnh đại tiện ra máu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh trĩ hỗn hợp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh áp xe hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh rò hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh nứt hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh tả: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, phòng tránh

11/09/2020

Bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, điều trị, cách phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh trĩ nội: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

10/09/2020

Bệnh tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triêu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

10/09/2020

Bệnh trĩ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

09/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In