Subscribe to get Updates
  • Login
wikiSucKhoe
No Result
View All Result
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
  • wikiSuckhoe
  • Bệnh thường gặp
    • Bệnh truyền nhiễm
    • Cơ Xương Khớp
    • Da liễu
    • Gan mật tụy
    • Hô hấp
    • Huyết học
    • Khoa nhi
    • Mắt
    • Nam khoa
    • Răng Hàm Mặt
    • Sản phụ khoa
    • Tai Mũi Họng
    • Não – Thần kinh
    • Thận Tiết Niệu
    • Tiêu hóa
    • Tim mạch
    • Ung bướu
  • Bài thuốc hay
  • Dinh dưỡng
  • Làm đẹp
  • Liên hệ
  • Tin y tế
No Result
View All Result
wikiSuckhoe
No Result
View All Result
Home Bệnh thường gặp Tiêu hóa

Bệnh tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triêu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

Lưu Dung by Lưu Dung
10/09/2020
in Tiêu hóa
0
1
SHARES
612
VIEWS
Chia sẻ FacebookChia sẻTwitter

Bệnh tiêu chảy cấp: Khái niệm, nguyên nhân, triêu chứng,điều trị và cách phòng ngừa

Những năm gần đây, người mắc bệnh tiêu chảy cấp ngày càng trở nên tăng nhanh chóng bởi nhiều nguyên nhân như chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Vậy tiêu chảy cấp có nguy hiểm hay không? Cách điều trị và phòng chống bệnh như thế nào là phù hợp nhất. Tất cả sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết chia sẻ ngay sau đây.

Bệnh tiêu chảy cấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc phải
Bệnh tiêu chảy cấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mắc phải

Mục lục bài viết

  1. 1. Khái niệm
  2. 2. Nguyên nhân
    1. Virus
    2. Vi khuẩn
    3. Ký sinh trùng
    4. Nấm
  3. 3. Dấu hiệu
  4. 4. Triệu chứng
    1. Số lượng tình trạng đi ngoài thay đổi
    2. Đi ngoài phân nát hoặc có màu khác biệt
    3. Hay bị đau bụng buồn nôn
    4. Người bệnh có biểu hiện sốt cao
    5. Mất nước nhiều
    6. Đau rát ở hậu môn
  5. 5. Cách điều trị
    1. Điều trị bằng bài thuốc nam
    2. Điều trị bằng thuốc đông y
  6. 6. Cách phòng tránh
    1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
    2. An toàn vệ sinh thực phẩm:
    3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
    4. Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp:

1. Khái niệm

Tiêu chảy cấp là căn bệnh thường xuyên gặp tại đời sống hàng ngày. Mỗi người ít nhất gặp một vài lần bị tiêu chảy tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ.

Nhưng nếu chúng ta có thêm hiểu biết về bệnh lí này thì có thể thấy chúng tiềm ẩn những nguy hiểm không ngờ tới cho sức khỏe con người.

Tiêu chảy cấp có thể xuất hiện ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, tiêu chảy được xác định bởi số lần đi đại tiện và khi đi phân lỏng hơn bình thường.

Bệnh nhân thường có số lần đại tiện trong ngày nhiều hơn 3 lần và tình trạng này có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm khiến cho tình trạng mất nước trầm trọng. Nếu bệnh nhân không được chữa trị vá cấp nước thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo thống kê, hàng năm có hàng triệu ca mắc và tử vong cao, khoảng 5 đến hơn 10 triệu người.

Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp tăng cao hàng năm
Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiêu chảy cấp tăng cao hàng năm

2. Nguyên nhân

Virus

Vi rút chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Chúng bao gồm một số loại vi rút như Rotavirus, Adenovirus, Norwalk virus.

Trong số đó thì Rotavirus chính là tác nhân gây bệnh chính cho những đối tượng trẻ em dưới 2 tuổi.

Vi rút khi đã xâm nhập tới ruột non và có thể không ngừng tăng số lượng phá hoại cấu trúc ban đầu. Chúng làm nhung mao ruột, gây rối loại tiêu hóa của người mẹ, tăng xuất tiết nước cũng như điện giải trong lòng ruột.

Vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn có thể gây hại cho trẻ em, làm rối loạn hệ tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy cấp, bao gồm nhưng nhóm sau đây:

  • Coli sinh độc tố ruột
  • E. Coli bám dính
  • Coli gây bệnh
  • Coli xâm nhập
  • Coli gây chảy máu

Trong số những loại vi khuẩn trên thì Coli độc tố ruột chính là tác nhân chính gây tiêu chảy cho người lớn và ở trẻ em tại một số nước đang phát triển trên thế giới.

Ký sinh trùng

Một số kí sinh trùng gây bệnh cho người như: Entamoeba hystolytica, Giardia lamblia, Cryptosporidium.

Nấm

Candida albicance chính là loại nấm gây tiêu chảy cấp. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em sau khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài hoặc những trẻ có khả năng miễn dịch kém.

3. Dấu hiệu

Người bệnh đi đại tiện có tiêu phân nước lỏng, không thành khuôn và đi trên 3 lần trong 1 ngày. Còn đối với trẻ em đang ở độ tuổi còn bú sữa mẹ thường trên 5 lần trên một ngày. Một số trường hợp được phân loại như sau:

  • Tiêu đàm máu: nếu thấy xuất hiện một lần thì đã được xếp ngay vào dạng tiêu chảy cấp
  • Tiêu chảy cấp: ít hơn hoặc bằng 14 ngày đã xuất hiện biểu hiện tiêu chảy
  • Tiêu chảy kéo dài: thường xuất hiện số lần đi trên 14 ngày
  • Tiêu chảy mạn: Trên 30 ngày
Hình ảnh bệnh tiêu chảy cấp
Hình ảnh bệnh tiêu chảy cấp

4. Triệu chứng

Số lượng tình trạng đi ngoài thay đổi

Đối với những người bị bệnh tiêu chảy cấp thường bị nhiễm trùng và có số lần đi đại tiện liên tục, thường ít nhất 5 lần một ngày.

Tình trạng lượng phân không ổn định, lỏng đục, không kèm theo các hiện tượng bình thường như đau bụng hoặc sốt thì có thể là bị nhiễm khuẩn tả.

Đi ngoài phân nát hoặc có màu khác biệt

Người đột nhiên xuất hiện tiêu chảy thường có màu sắc phân khác biệt so với biểu hiện thường ngày. Đó chính là trạng thái cũng như màu sắc của phân.

Hiện tượng thấy phân bị nát, có màu đen và không thành khuôn cục thì có thể bạn đã bị tiêu chảy cấp. Hơn nữa, nếu thấy đi tiêu chảy lẫn máu thì đây là triệu chứng khá nguy hiểm của bệnh này.

Hay bị đau bụng buồn nôn

Những người bị tiêu chảy thường đi kèm theo những cơn đau bụng dữ dôi và giảm hẳn đi sau mỗi lần đi.

Hơn nữa, bên cạnh triệu chứng buồn nôn khả năng mất nước của người bệnh là khá trầm trọng và cần được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người bệnh có biểu hiện sốt cao

Những người bị bệnh tiêu chảy cấp thường có biểu hiện sốt cao. Kèm theo đó là bệnh nhân có thân nhiệt lúc nóng, lúc lạnh, không ổn định.

Nếu trường hợp này không dược xử lí kịp thời thì có thể dễ biến chứng thành hôn mê sâu hoặc bất tỉnh một thời gian.

Mất nước nhiều

Mất nước là tình trạng phổ biến nhất cho người mắc tiêu chảy. Lúc này, người bệnh có triệu chứng đi ngoài nhiều và buồn nôn.

Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy khát nước, niêm mạc mắt bị khô, da nhăn, huyết áp bị giảm đi, có trường hợp bị ngất xỉu do mất sức.

Đau rát ở hậu môn

Nếu đi quá nhiều lần đại tiện, người bệnh dễ bị đau rát hậu môn. Đôi khi có nhiều trường hợp chảy máu.

Việc sử dụng giấy vệ sinh nhiều lần, vô tình cọ sát mạnh làm tổn thương đến hậu môn.

Người bị bệnh tiêu chảy cấp thường mệt mỏi, khó chịu
Người bị bệnh tiêu chảy cấp thường mệt mỏi, khó chịu

5. Cách điều trị

Điều trị bằng bài thuốc nam

Phương pháp sử dụng thuốc dân gian để trị chứng bệnh tiêu chảy cấp là hết sức hữu hiệu.

Ngoài ra, việc sử dụng các bài thuốc dân gian còn áp dụng cho một số trường hợp do ăn phải thực phẩm lạ, người uống nhiều rượu bia, người bị rối loại tiêu hóa, đại tràng co thắt hoặc viêm đại tràng…

Sau đây là một số những bài thuốc được truyền miệng từ xa xưa và có hiệu quả nhanh chóng như sau:

  • Uống nước gạo rang khi bị tiêu chảy:

Mua gạo lứt về, mang đi rang cho vàng thơm. Sau đó lấy nước gạo đi nấu cùng với nước + thêm chút muối cho gạo nhanh chín mềm.

Chắt lấy nước và sử dụng trong ngày. Nên thực hiện cách này hàng ngày cho đến khi bệnh dã dứt hẳn.

  • Sử dụng gừng tươi và mật ong:

Lấy một miếng gừng dã nát rồi trộn cùng với mật ong. Chắt lấy nước và uống. Hai loại thực phẩm này có đặc tính kháng khuẩn và kích thích hệ tiêu hóa tốt nên có thể điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

Tuy nhiên, không nên sử dụng ngay khi đã uống xong trước đó. Có thể pha thêm đường vào hỗn hợp uống hàng ngày.

  • Bài thuốc trị tiêu chảy hiệu quả nhất từ cà rốt

Đây là bài thuốc hiệu quả và đơn giản. Bạn chỉ lấy một quả cà rốt tươi mang xay và lấy nước ép. Sau đó dùng nước cà rốt nấu chín thêm muối và uống.

Cà rốt ép có tác dụng không chỉ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dinh dưỡng mỗi ngày cho cơ thể mà còn phòng tránh được tiêu chảy.

Tuy nhiên, lưu ý không nên uống quá nhiều nước ép cà rốt mà chỉ nên uống 2 đến 3 lần/ tuần, trẻ em có thể ăn cà rốt sống 30 đến 50g/ lần.

Không nên quá lạm dụng cà rốt bởi trong trái có chứa nhiều chất beta – caroten gây vàng da, chán ăn và vàng mắt.

Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp
Thực hiện ăn chín uống sôi để phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp

Điều trị bằng thuốc đông y

  • Bài thuốc 1:

Bài thuốc bao gồm: Hoắc hương 12g, Bán hạ khúc 12g, Trần bì 6g, Tô diệp 8g, Phục linh 12g, Cát cánh 6g, Bạch chỉ 6g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Bạch truật 8g, Hậu phác 8g.

Tác dụng: trị tiêu chảy, nhuận tràng, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi.

Cách sử dụng: sắc thành thang thuốc uống trong ngày 2 lần trước bữa ăn chính.

Qua những liệu pháp dân gian trên, nếu vẫn không thấy hiệu quả và dứt bệnh thì nên lập tức đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được khám xét và điều trị tốt nhất.

  • Bài thuốc 2:

Bài thuốc bao gồm: Cát căn 12g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g, Sắc uống.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, đau bụng, tiêu chảy.

6. Cách phòng tránh

Bệnh tiêu chảy cấp nếu không được điều trị thời sẽ rất nguy hiểm và có nguy cơ mất nước và tử vong cao. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa và ngăn được dịch lây lan với nhưng biện pháp sau đây:

Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

Nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo không bị vi khuẩn xâm nhập. Mỗi một gian đình nên có nơi vệ sinh đại tiện sạch sẽ, không nên đi bữa bãi, mất vệ sinh.

Đặc biệt, nếu gia đình có bệnh nhân bị tiêu chảy cấp nên rắc bột vôi hoặc Cloramin B mỗi lần đại tiện xong.

Phân cũng như chất thải của người đã nhiễm bệnh cần phải được tiêu hủy sạch sẽ và an toàn. Nên tránh tụ tập ăn uống nơi có đông người như đám giỗ, đám cưới…Hạn chế người ra vào nơi có ổ dịch, người đang nhiễm bệnh.

An toàn vệ sinh thực phẩm:

Nên thực hiện theo quy định ăn chín, uống sôi, chế độ ăn uống lành mạnh, sạch sẽ, nguồn cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.

Không nên ăn các đồ sống như rau sống, nước lã, các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như nem chua, tiết canh, gỏi cá, hải sản tươi sống hoặc mắm tôm…

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm nhất là đối với các huyện vùng lũ, việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng.

Tất cả các nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông.

Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp:

Đặc biệt, nơi có người đang bị tiêu chảy cấp, cần thực hiện giữ vệ sinh chung và nơi ăn uống hàng ngày sạch sẽ, an toàn. Bởi những nơi này có mầm bẩm dễ bị nhiễm phải nếu không thực hiện đúng nguyên tắc chung.

Qua những thông tin chia sẻ hữu ích trên về bệnh tiêu chảy cấp, giúp cho các bạn có thể hiểu biết thêm về căn bệnh nguy hiểm này.

Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo. Muốn biết rõ hơn về căn bệnh này thì bạn hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn để nhận được những thông tin cụ thể nhất

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.

 

Đánh giá post

Bài viết liên quan

Bệnh đại tiện ra máu: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh trĩ hỗn hợp: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh áp xe hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh rò hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh nứt hậu môn: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa

12/09/2020

Bệnh tả: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, phòng tránh

11/09/2020

Bệnh ung thư hậu môn trực tràng: Khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện, điều trị, cách phòng ngừa

11/09/2020

Bệnh trĩ nội: Khái niệm, nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng chống

10/09/2020

Bệnh trĩ: Định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

09/09/2020

Bệnh đau dạ dày: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa

09/09/2020
Load More
Leave Comment
No Result
View All Result

Bài viết mới

  • Phụ nữ mang thai nên ăn gì và kiêng gì để thai nhi khoẻ mạnh?
  • Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa
  • Bệnh tâm thần phân liệt: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
  • Hội chứng Parkinson: Khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, cách phòng ngừa
  • 6 yếu tố về sản phẩm cần quan tâm để chọn được chân giả chất lượng và phù hợp với cơ thể
  • Sử dụng “Ghế văn phòng” đúng cách – Đau lưng chẳng còn là nỗi lo
  • Tìm hiểu thông tin uống tam thất có nóng không?
  • Tẩy lông bằng oxy già hiệu quả không? Lưu ý khi tẩy lông bằng oxy già
  • Bổ sung nước đúng cách cho người lao động nặng mua hè
  • Chế độ nghỉ thai sản 2018 theo luật bảo hiểm xã hội

Phản hồi gần đây

    • Chính sách điều khoản
    • wikiSuckhoe

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    No Result
    View All Result
    • wikiSuckhoe
    • Bệnh thường gặp
      • Bệnh truyền nhiễm
      • Cơ Xương Khớp
      • Da liễu
      • Gan mật tụy
      • Hô hấp
      • Huyết học
      • Khoa nhi
      • Mắt
      • Nam khoa
      • Răng Hàm Mặt
      • Sản phụ khoa
      • Tai Mũi Họng
      • Não – Thần kinh
      • Thận Tiết Niệu
      • Tiêu hóa
      • Tim mạch
      • Ung bướu
    • Bài thuốc hay
    • Dinh dưỡng
    • Làm đẹp
    • Liên hệ
    • Tin y tế

    © 2020 wikiSuckhoe - Thư viện sức khỏe đời sống gia đình

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms bellow to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In