Thủy đậu không còn là một căn bệnh quá xa lạ đối với người dân Việt Nam. Thông thường, bệnh này dễ xuất hiện ở trẻ nhỏ, tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc phải. Nếu không có cách chữa trị kịp thời thì có thể gây ra một số những biến chứng vô cùng nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chính vì vậy, sau đây chúng tôi xin gửi đến các bạn những thông tin cần thiết về bệnh thủy đậu để các bạn cùng tham khảo nhé.
1. Bệnh thủy đậu là gì?
Thủy đậu là một trong những dạng nhiễm trùng da do vi rút có tên Varicella Zoster (VZV) gây nên. Căn bệnh này sẽ xuất hiện những nốt mọng nước ở trên da gây tình trạng sốt cao, suy nhược cơ thể.
Nếu như không có biện pháp cách ly thì bệnh này rất dễ lây truyền từ người này sang người khác thông qua nhiều phương thức. Đặc biệt, nó có thể trở thành đại dịch lớn tại một vùng nếu không ngăn chặn kịp thời.
Những người mắc bệnh thủy đậu thường là lành tính và sẽ hỏi bệnh sau vài tuần. Tuy nhiên, có một số thành phần nhỏ sẽ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…
Theo như thống kê thì có đến 3 triệu người mắc bệnh thủy đậu hàng năm. Đặc biệt vào tầm tháng 3 đến tháng 5 nó có thể trở thành đại bệnh, lan nhanh ra nhiều người. Đây là một căn bệnh không phân biệt tuổi tác, tuy nhiên trẻ nhỏ sẽ là những đối tượng chủ yếu.
Thông thường, với một người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ rất ít khi tái phát lần tiếp theo. Điều này là do trong quá trình bạn điều trị bệnh cơ thể đã hình thành do một thể kháng bệnh để ngăn ngừa virus xâm nhập vào cơ thể.
2. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Virus Varicella Zoster là loại virus xuất hiện gây nên các chứng bệnh thủy đậu zona, chốc lở… Loại virus này có khả năng lây lan nhanh và thường trú ngụ ở trên da của người bệnh. Chính vì vậy, nếu người khác tiếp xúc với vùng da bị bệnh thì sẽ có khả năng mắc bệnh là rất cao.
- Các con đường bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm:
- Với người chưa từng mắc bệnh thủy đậu thì virus sẽ lây lan qua đường hô hấp. Khi đó chúng có trong thành phần tuyến nước bọt của người bị bệnh và được truyền ra ngoài lúc ho, hắt hơi hoặc trong quá trình nói chuyện.
- Khi có sự chung đụng về các vật dụng hàng ngày và trong quá trình ăn uống.
- Khi người khỏe mạnh chạm vào chất dịch trong các nốt bong bóng trên da của bệnh nhân bị thủy đậu hoặc khi các nốt bong bóng này bị vỡ ra và dính vào trong quần áo, khăn mặt, vật dụng cá nhân.
3. Triệu chứng bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu cũng là một trong những bệnh có thời kỳ ủ bệnh khá lâu, thường sẽ rơi vào tầm nửa tháng cho đến 20 ngày. Dấu hiệu nhận biết sẽ là xuất hiện nhiều nốt mụn nước trên da, sốt cao và gặp tình trạng mệt mỏi trong nhiều ngày.
Tuy nhiên, những nốt mụn này sẽ có thời gian hồi phục chỉ trong vòng 3 đến 4 ngày. Chúng sẽ ngay lập tức đóng vẩy và lên da non.
Triệu chứng thường gặp ở các thời kì:
- Thời kì ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh thường các bệnh nhân sẽ không xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng
- Thời kì khởi phát
Bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng sốt nhẹ và mệt mỏi trong vòng 1 đến 2 ngày.
- Thời kì toàn phát
Trong thời kỳ toàn phát thì tình trạng mệt mỏi và sốt sẽ ngày càng nặng. Đôi khi còn kèm theo việc bị đau đầu và đau cơ.
Khi đó các nốt mụn nước dần được hình thành trên da và lan nhanh ra nhiều vùng khác nhau trên cơ thể. Có thể xuất hiện thêm các hạch ở bên dái tai hoặc ở cổ. Điều là này là do hệ miễn dịch có phản ứng với các loại virus.
- Thời kì hồi phục
Sau tầm một tuần đến 1 tuần rưỡi khi bệnh đã bùng phát thì các nốt mụn này sẽ vỡ ra và đóng vảy. Khi đó bạn hãy dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài để giúp cho quá trình bong tróc vẩy diễn ra nhanh hơn và tránh để lại sẹo.
Khi các nốt mụn đã chuyển sang tình trạng bùng phát thì bạn sẽ mất tầm từ 3 đến 4 ngày để da trở lại bình thường và cơ thể lúc đó đã hoàn toàn khỏe mạnh.
Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy giai đoạn hồi phục này diễn ra chậm hơn so với bình thường và xuất hiện những biểu hiện lạ thì cần phải đến khám bác sĩ ngay lập tức để họ tìm ra nguyên nhân và giúp ngăn chặn được các biến chứng sau này.
4. Biến chứng bệnh thủy đậu
Hầu hết tất cả những chứng bệnh thủy đậu đều là lành tính và có thể khỏi ngay sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là không có trường hợp bị biến chứng gây nguy hại tới sức khỏe. Trường hợp bị biến chứng do mắc bệnh thủy đậu có thể chia thành 2 nhóm là sớm và muộn.
Biến chứng sớm
- Biến chứng sớm là khi đó các nốt mụn không còn ở bên ngoài mà đã trở thành bị nhiễm trùng vào bên trong và lan rộng ra nhiều nơi khác. Có đôi khi các nốt mụn nước này sẽ lớn hơn và xuất hiện mủ máu ở bên trong.
- Viêm phổi thủy đậu: Viêm phổi thủy đậu thường xuất hiện ở người lớn với những dấu hiệu như ho nhiều, đau tức ngực. Nếu như không có biện pháp chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng phù phổi và tràn dịch màng phổi.
- Viêm màng não: Viêm màng não là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh thủy đậu và có thể dẫn tới tử vong. Điều này là do virus đã xâm nhập trực tiếp vào bộ não. Bạn sẽ nhận thấy thông qua việc bị hôn mê thường xuyên và xuất hiện tình trạng co giật, rối loạn tri giác….
- Viêm gan: Thông thường những người mắc bệnh thủy đậu gây ra biến chứng viêm gan là rất ít và cũng rất khó để nhận biết được những biểu hiện rõ rệt. Điều này gây ra những khó khăn lớn trong việc phát hiện cũng như là điều trị kịp thời. Tuy nhiên một số biến chứng có thể gặp là buồn nôn, khó chịu và suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Hội chứng Reye: Đây được coi là hội chứng do biến chứng của quá trình mắc bệnh thủy đậu liên quan tới cả gan và não. Hội chứng này chỉ xảy ra khi bạn chưa có chỉ định của bác sĩ mà đã tự ý sử dụng aspirin để điều trị hạ sốt và giảm tình trạng đau đớn cho trẻ nhỏ. Khi đó bạn sẽ thấy cơ thể luôn trong trạng thái bồn chồn, lo âu và thậm chí là có thể rơi vào hôn mê bất tỉnh kèm theo nhiều những dấu hiệu nghiêm trọng khác.
- Biến chứng thủy đậu khi đang mang thai: Nếu phụ nữ trong quá trình mang thai mà mắc bệnh thủy đậu trước ngày sinh hoặc sau khi sinh khoảng 2 ngày thì thai nhi khi sinh ra sẽ cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và thậm chí còn dẫn tới tử vong.
Biến chứng muộn
Việc xuất hiện các biến chứng muộn của thủy đậu thường là rất hiếm và xảy ra sau một thời gian khá là dài. Một số hội chứng có thể xảy đến như: hội chứng Guillain-Barré, bệnh zona thần kinh, viêm da, viêm võng mạc, viêm phổi.
5. Điều trị bệnh thủy đậu
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra một loại thuốc để điều trị được triệt để bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh lành tính nên bạn hoàn toàn có thể điều trị tại nhà mà không cần sử dụng tới bất kỳ một loại thuốc nào. Có một số những ca bị nặng hơn và có nguy cơ dẫn tới biến chứng thì tốt nhất bạn hãy điều trị tại bệnh viện.
Điều trị tại nhà
- Để cơ thể nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức. Đặc biệt hãy nghỉ ngơi ở những nơi thoáng đãng và sạch sẽ, không có gió.
- Cần phải cách ly đối với những người chưa từng bị thủy đậu để tránh lây sang họ và trở thành dịch bệnh.
- Luôn luôn giữ cho cơ thể được sạch sẽ, tránh sự sinh trưởng và phát triển của virus. Chú ý không được phép dùng xà bông khi tắm và hạn chế cọ vào những nốt mụn để tránh các nốt bị vỡ.
- Nên mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, không cọ xát để ảnh hưởng tới mụn nước.
Điều trị bằng thuốc
- Thông thường, với những người bị bệnh thủy đậu thì sẽ sử dụng dung dịch thuốc tím để phôi nên. Dung dịch này có tác dụng kháng viêm và chống nhiễm trùng.
- Khi những phần mụn nước này đã tới thời kỳ vỡ ra thì bạn chú ý tuyệt đối không nên để nó lây lan ra những vùng da còn lại trên cơ thể. Bạn vẫn có thể sử dụng dung dịch xanh methylen. đồng thời tránh những loại thuốc vôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
- Có đôi khi virus không có thể xâm nhập vào vùng mắt nên bạn hãy chú ý vấn đề nhỏ thuốc mắt thường xuyên để sát khuẩn. Một số loại thuốc nhỏ mắt mũi như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
- Trong những trường hợp bệnh thủy đậu đến thời kỳ bùng phát và gây nên hiện tượng sốt cao thì bạn có thể dùng thêm acetaminophen để hỗ trợ việc hạ sốt. Tuy nhiên điều này vẫn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh gây ra những biến chứng sau này.
- Aspirin là một trong những loại thuốc tuyệt đối không được sử dụng trong quá trình bị bệnh thủy đậu, đặc biệt là sử dụng cho trẻ nhỏ vì nó có nguy cơ gây biến chứng cao.
- Các nốt mụn đang trong quá trình đóng vẩy và lành hẳn thì bạn có thể sử dụng loại kem trị dị ứng calamine, bột yến mạch dạng keo.
Chế độ dinh dưỡng
- Hãy đưa ra cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp và tốt nhất nên sử dụng nhiều thực phẩm mát và trái cây. Đặc biệt hãy uống thật nhiều nước để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể
- Cung cấp thêm hàm lượng vitamin A vào cơ thể để làm lành vết thương nhanh chóng.
- Các thực phẩm bổ sung thành phần kẽm, Magiê, canxi… sẽ giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể giúp kháng lại virus.
6. Phòng ngừa bệnh thủy đậu
Với khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến như ngày nay thì việc phòng ngừa bệnh thủy đậu là hoàn toàn có thể. Bạn hãy tiêm phòng vắc xin khi còn nhỏ để giúp cơ thể tạo ra một loại kháng thể có khả năng chống virus.
Theo như thống kê thì loại vắc xin này sẽ giúp 80 đến 90% tránh được bệnh thủy đậu. Số phần trăm còn lại có thể mắc bệnh nhưng sẽ không quá nghiêm trọng và gây ra các biến chứng.
Nếu gia đình hoặc người xung quanh của bạn mắc bệnh thủy đậu mà bạn chưa đi tiêm phòng thì tốt nhất hãy tiêm phòng ngay trong vòng 3 ngày kể từ khi tiếp xúc.
Tuyệt đối hạn chế tiếp xúc với những người mắc bệnh thủy đậu và không được phép sử dụng chung các đồ dùng cá nhân hoặc chạm vào nốt mụn.
Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh thủy đậu và cách phòng tránh. Hy vọng bạn sẽ nắm thêm được những kiến thức bổ ích giúp cho bản thân và gia đình luôn luôn khỏe mạnh.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không nên áp dụng khi không có sự hướng dẫn và sử dụng từ bác sĩ.